SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0309 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 454 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 110 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 110 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất tại trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và tham mưu với các cấp có thẩm quyền về công tác xây dựng cơ sở vật chất bằng các nguồn tài trợ.
Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
Giải pháp 4: Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh.
Giải pháp 5: Thành lập Ban liên lạc kết nối với các thế hệ cựu học sinh nhà trường.
Giải pháp 6: Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
Giải pháp 7: Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị trên địa bàn.
Giải pháp 8: Dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện và quản lý.
Giải pháp 9: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục.
Giải pháp 10: Biểu dương và tri ân những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất XHHGD.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động quản lý của một nhà trường, bên cạnh quản lý các lĩnh vực chuyên môn và các hoạt động giáo dục, quản lý an ninh nền nếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thì công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất ở cơ sở giáo dục, sau đây được gọi là công tác Xã hội hóa giáo dục XHHGD của nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Mối quan hệ biện chứng, sự tương tác qua lại rất đáng kể giữa công XHHGD với chất lượng giáo dục trong nhà trường. Công tác XHHGD dục đóng vai trò như một đòn bẩy, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường. Bởi vì một nhà trường, nếu làm tốt công tác vận động, kêu gọi tài trợ XHHGD tốt thì trang thiết bị cơ sở vât chất phục vụ cho công tác dạy và học được đảm bảo, trên cơ sở đó, chất lượng giáo dục nhà trường sẽ được nâng cao và ngược lại. Hơn nữa khi chất lượng giáo dục được nâng cao, học sinh và giáo viên đạt được nhiều thành tích nổi trội trong dạy và học thì việc kêu gọi đầu tư tiền, vật chất từ phụ huynh, từ các mạnh thường quân, huy động các dự án từ các chủ đầu tư bên ngoài sẽ rất thuận lợi. Kể từ sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 ra đời, xã hội hóa giáo dục trong những năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi tới lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng đáng kể cho ngân sách. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục.
Đặc biệt từ năm học 2022- 2023 trở đi, khi chương trình giáo dục 2018 được thực hiện ở bậc học trung học phổ thông với những yêu cầu bắt buộc phải có sự tương thích giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì công tác xã hội hóa giáo dục lại đặc biệt quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý phải có tư duy đổi mới, làm tốt công tác này thì mới đảm bảo cho chất lượng giáo dục ở một cơ sở giáo dục được nâng cao.Để cơ sở vật chất được nâng cao, trường lớp khang trang hơn đáp ứng được mục tiêu dạy học, bên cạnh sự đầu tư của nhà nước rất cần sự đóng góp đầu tư của nhân dân và phụ huynh học sinh, dựa vào sức mạnh của cộng đồng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài địa phương .
Định hướng chung của công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất là làm cho giáo dục trở thành của xã hội, hay nói cách khác là huy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, tổ chức Đảng các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị – xã hội – kinh tế, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực cho giáo dục; kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; Tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.
Không phải lúc nào vận động kêu gọi ủng hộ cũng luôn suôn sẻ, thuận lợi; thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, phụ huynh, học sinh của rường THPT Đô Lương 3, thuộc 11 xã thuần nông, đời sống thu nhập thấp điều kiện hoàn cảnh khác nhau, trên địa bàn còn ít các doanh nghiệp, chưa có các khu công nghiệp lớn. Chính vì thế, người hiệu trưởng cần phải nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm ở các trường trong tỉnh ngoài tỉnh thành và địa phương khác để tìm phương án tối ưu phụ hợp với điều kiện và hoàn cảnh ở tại trường mình. Xuất phát từ lý do trên với mong muốn tìm ra giải pháp hữu hiệu, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác vận động kêu gọi tài trợ xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất xây dựng, mua sắm trang thiết bị, phục vụ dạy học được tốt hơn nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất tại trường THPT Đô Lương 3”. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ của chúng tôi qua một số kinh nghiệm quý báu và những thành quả thiết thực trong công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất sẽ là cơ sở để khích lệ, nhân rộng mô hình tới các trường bạn.
- Mục đích nghiên cứu: Chia sẻ những kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp hữu hiệu, tích cực để công tác vận động tài trợ tăng cường xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày một tốt hơn, tạo ý thức cho mỗi phụ huynh, cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ một cách tự nguyện về vật chất cũng như tinh thần.
Nhằm đưa trường THPT Đô Lương 3 ngày càng phát triển, khang trang đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh có chất lượng giáo dục toàn diện.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
-
- Khách thể nghiên cứu .
Nghiên cứu hiệu quả công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh, các địa phương khác trong thời gian qua.
Nghiên cứu hệ thống các văn bản hướng dẫn của các cấp ban ngành, nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất của trường THPT Đô Lương 3 trong năm học này và các năm tiếp theo.
- Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu quy trình, các giải pháp tổ chức thực hiện của trường THPT Đô Lương 3.
- Giả thuyết khoa học. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác công tác vận động tài trợ XHHGD, qua đó để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác vận động tài trợ xã hội hóa.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm học 2019 -2020 đến tháng 4 năm học 2022-2023 .
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
-
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của Ngành về công tác vận động tài trợ xã hội hóa giáo dục.
Nghiên cứu kĩ các văn bản về công tác XHHGD, xây dựng trường chuẩn
Quốc gia được Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và UBND huyện ban hành. Tập trung chủ yếu vào các văn bản sau:
Thông tư 16/2018/TT-BGD ĐT ngày 03/8/2018 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Công văn số 9337/UBND.VX ngày 07/09/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Công văn số 2354/SGDĐT -KHTC ngày 10/12/2018 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Nghiên cứu hiệu quả thực tế của công tác vận động tài trợ xã hội hóa tại các cơ sở giáo dục.
5.2. Phạm vi nghiên cứu;
Nghiên cứu phân tích, quy trình vận hành công tác vận động tài trợ XHHGD tại trườngTHPT Đô Lương 3 và các đơn vị khác trong địa bàn huyện ( THPT Đô Lương 1,2,4) các trường ngoài huyện ( THPT Tân Kỳ , THPT Nghi Lộc , THPT Yên Thành).
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham mưu Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin,
Phương pháp nghiên cứu xây dựng kế hoạch Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]