SKKN Nâng cao vai trò của gvcn trong việc hình thành kĩ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh thpt

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 10
Bộ sách:
Lượt xem: 436
Lượt tải: 7
Số trang: 41
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Thanh Chương 1
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 41
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Thanh Chương 1
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao vai trò của gvcn trong việc hình thành kĩ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là cảm xúc, và tác động của cảm xúc trong giao tiếp và hành vi của mỗi con người.

3.3.2. Hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và hiểu được những ưu, nhược điểm trong diễn biến cảm xúc của bản thân

3.3.3. Giáo viên chủ nhiệm phải là người làm tốt kỹ năng kiềm chế cảm xúc trước học sinh.

3.3.4. Phân loại các cảm xúc thường gặp ở học trò để đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả.

3.3.4.1.Đối với loại cảm xúc của tình cảm nam nữ như: sự xao xuyến, rung động, sự đê mê

3.3.4.2.Đối với loại cảm xúc rụt rè, thiếu tự tin, mất bình tĩnh… khi đứng trước tập thể, đám đông.

3.3.4.3. Đối với loại cảm xúc nóng nảy, bức xúc, chán nản khi gặp phải những tình huống, sự việc không hài lòng, gây ức chế

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: MỞ ĐẦU 

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 

Như chúng ta đã biết con người chúng ta là sự hòa hợp từ hai yếu tố cơ bản là thể xác và tinh thần. Trong đó thể xác là yếu tố vật chất hiện hữu chúng ta có thể nhìn thấy, còn tinh thần là yếu tố phi vật chất mà chúng ta không thể nhìn thấy hoặc không thể sờ mó được. Tinh thần của mỗi con người lại được tạo nên từ hai yếu tố cơ bản là trí tuệ và cảm xúc, mà trí tuệ, cảm xúc của mỗi con người lại được biểu hiện trong những việc làm, lời nói và hành động của chính người đó, nên chúng ta có thể nói: Việc làm, lời nói, hành động của mỗi con người là thước đo trí tuệ và xúc cảm của người đó. Một con người bình thường bao giờ cũng có những xúc cảm nhất định nào đó trước các tình huống diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Các xúc cảm của con người có thể là vui, rất vui, buồn, rất buồn, hạnh phúc, lo lắng, thất vọng, chán nản… điều đó tùy thuộc vào nội dung, mỗi quan hệ, và mức độ của vấn đề xảy ra đối với bản thân người chứng kiến. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó lí trí của chúng ta có thể điều khiển được cảm xúc, tạo nên sự thăng bằng cho cơ thể, từ đó điều chỉnh những việc làm, hành động và lời nói của bản thân một cách hợp lí, tích cực nhất. 

Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập, làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, đối với loại  cảm xúc tích cực là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt đông học tập, làm việc có hiệu quả. Mặt khác đối với những cảm xúc tiêu cực nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả. 

Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng kiểm soát, quản lí được cảm xúc của mình, không phải ai cũng có cách ứng xử phù hợp khi gặp vấn đề khó khăn. Đặc biệt là đối với học sinh THPT, bởi đây là độ tuổi mà tâm sinh lý đang có sự thay đổi rõ rệt do sự giao thoa giữa sự phát triển, sự chuyển giao giữa một đứa trẻ sang một con người dần trưởng thành. Ở độ tuổi này, các em thường có những cảm xúc nông nổi bất chợt, sự mong muốn vươn lên làm người lớn đối nghịch với khả năng của bản thân luôn kìm hãm hành động của các em và gây ra những cảm xúc khó chịu tiềm ẩn trong các em. Bên cạnh đó, những tác động mang tính cấm cản từ phía gia đình, sự lôi kéo của những nhóm bạn không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc không tích cực cho các em. Song song đó, việc tiếp xúc với những hình ảnh, clip mang tính bạo lực tràn lan trên mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cảm xúc và hành vi lệch lạc, tiêu cực ở lứa tuổi học sinh THPT. Bởi vì chính các em cũng không thể nào kiềm chế ngay lúc đó hoặc quản lí nó một cách tốt nhất. Cũng chính vì nhiều em học sinh không thể kiểm soát, không quản lí được cảm xúc của bản thân lúc tức giận nên không ít những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra như các em sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đến mức phải nhập viện thậm chí thiệt mạng. Hay bản thân có những suy nghĩ tiêu cực ngày càng nhiều mà bản thân không biết cách giải tỏa cũng là tác nhân dẫn đến cảm xúc mỗi lúc mỗi leo thang và rồi hành vi hủy hoại bản thân đã diễn ra như rạch tay, rạch chân, uống thuốc ngủ quá liều và kể cả nhảy lầu để tự tử,… Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản lí cảm xúc cho học sinh THPT là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, hiểu được những cảm xúc tích cực và tiêu cực thường xảy ra với bản thân, biết đối diện với nó, điều chỉnh nó, cân bằng nó, để từng bước hoàn thiện tính cách, hành vi, lời nói của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập, rèn luyện, xây dựng một cuộc sống tích cực và ý nghĩa hơn. 

Từ thực tế làm công tác kiệm nhiệm và giảng dạy trên 20 năm, đã trực tiếp giáo dục cho nhiều thế hệ học trò, tôi gặp rất nhiều các tình huống khác nhau, với những biểu hiện cảm xúc của học trò khác nhau: vui có, buồn có, thất vọng có, bức xúc có…tuy nhiên do nhiều học sinh chưa có những hiểu biết và các kỹ năng kiềm chế và cân bằng cảm xúc nên đã dẫn tới xảy ra những sự việc đáng tiếc và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lí và giáo dục học sinh của giáo viên. Qua các tình huống đó tôi nhận thấy việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng  quản lí và kiềm chế cảm xúc đối với học sinh ở cấp học THPT là rất cần thết, điều đó không chỉ từng bước hoàn thiện tính cách của học sinh mà còn góp phần quan trọng vào  việc nâng cao hiệu quả của công tác kiêm nhiệm, giảng dạy và giáo dục ở trường.  

Mặt khác việc thực hiện đề tài này sẽ giúp bản thân hoàn thiện hơn tính cách của mình, đặc biệt là kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc bản thân đối với các tình huống xảy ra trong môi trường giáo dục. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT”. 

2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  

2.1. Mục đích nghiên cứu:  

Nghiên cứu đề tài Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPTnhằm: 

  • Hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc  cho học sinh ở cấp học THPT, giúp các em  giữ thăng bằng trong cảm xúc, qua đó điều khiển hành vi, lời nói một cách đúng  mực, giữ mỗi quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người xung quanh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của bản thân. 
  • Hiểu về những cảm xúc của học sinh, qua đó có những phương pháp giáo dục phù hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm của giáo viên từ đó giúp nâng cao hiệu quả giáo dực và giảng dạy của trường. 
  • Đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh để áp dụng, nhân rộng trong trường cũng như các trường khác. Góp phần giải quyết những khó khăn, bế tắc của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh THPT. 

2.2. Phạm vi nghiên cứu. 

  • Về nội dung:  Những diễn biến xúc cảm của học sinh lứa tuổi THPT, những cách thể hiện của học sinh khi gặp những cảm xúc có cường độ mạnh. Các  giải pháp nâng cao kỹ năng kiềm chế cảm xúc đối với học sinh THPT. 
  • Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trường THPT Thanh Chương 1 và một số trường phổ thông lân cận, đặc biệt ở học sinh khối lớp 10. 
  • Về thời gian: Các số liệu sử dụng và nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2016 đến 2022; các giải pháp có tầm nhìn đến 2030. 

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 

  • Phương pháp khảo sát thực tế. 
  • Phương pháp thu thập, xử lí thông tin, tài liệu 
  • Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh 
  • Phương pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục học sinh. 

4. ĐIỂM MỚI DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI. 

  • Tìm hiểu, nghiên cứu, những biểu hiện cảm xúc  và những chi phối của cảm xúc đó đến hành vi của học sinh THPT Thanh Chương 1. Đưa ra các giải pháp nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm cũng như công tác giáo dục, quản lí học sinh THPT. 
  • Đề tài góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, thiếu ý tưởng về những phương pháp giáo dục học sinh trong công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm. 

5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI. 

  • Phần mở đầu 
  • Phần nội dung 
  • Phần kết luận 
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng e-learning tại trường mầm non ninh hiệp - gia lâm - hà nội
Giáo dục mẫu giáo
4.5/5

24-36 tháng
Giáo dục nhà trẻ
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)