SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn GDCD lớp 6
- Mã tài liệu: BM6042 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1163 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS An Phú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS An Phú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn GDCD lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Vận dụng Phương pháp động não
2.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm
2.3.3. Phương pháp đóng vai
2.3.4. Phương pháp giải quyết vấn đề
2.3.5. Phương pháp diễn giải
2.3.6. Phương pháp tổ chức trò chơi
2.3.7. Thực nghiệm dạy học theo tổ chức hoạt động học cho học sinh, vận dụng đề tài nghiên cứu
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
* Lí do khách quan:
Chúng ta biết rằng Đảng và Nhà nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” , cùng với sự kiện trên, hệ thống giáo dục nói chung , từng bậc học nói riêng, không ngừng ra sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp ứng “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” (Luật – GD)… Xác định được nhiệm vụ đó, bộ môn giáo dục công dân ở Trường Trung học cơ sở có một vị trí, vai trò quan trọng trong trong việc góp phần trực tiếp giáo dục nhân cách con người và ý thức chấp hành pháp luật. Điều này là hết sức cần thiết. Vì vậy trong giảng dạy làm thế nào để tạo được hứng thú học tập bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh , nâng cao chất lượng bộ môn GDCD bậc THCS nói chung và GDCD lớp 6 nói riêng. Hình thành cho học sinh nhân cách, lối sống tốt, ứng xử đúng phạm trù pháp luật. Đó là vấn đề đặt ra cho chúng ta những người làm công tác giáo dục đặc biệt là với giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường.
* Lí do chủ quan:
Bản thân tôi là một giáo viên dạy GDCD bậc học THCS đã gần 20 năm công tác, được dự và triển khai các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là các lớp thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân có vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và cũng có mong muốn đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước, góp phần đào tạo thế hệ trẻ có nhân cách hoàn chỉnh phù hợp với thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng môn giáo dục công dân lớp 6 ở Trường THCS Ái Thượng” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
– Môn GDCD là môn học nhằm giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức phù hợp với quy định xã hội, qua đó hình thành nhân cách con người. trong giảng dạy giáo viên phải từng bước phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh tham gia tích cực học tập để tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và thái độ cho bản thân trở thành người có ích cho xã hội.
– Giúp học sinh nhận thức được: “ Học phải đi đôi với hành” ; “ Lí luận phải đi đôi với thực tiễn” giúp học sinh hứng thú trong học tập môn GDCD nói chung, bậc THCS nói riêng, GDCD lớp 6 riêng hơn nữa.
– Người giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh, qua việc vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn, bao gồm các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với phương pháp cổ truyền được kết hợp hài hòa và hiệu quả tùy theo tiết học, bài học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu về các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng môn giáo dục công dân lớp 6 ở Trường THCS Ái Thượng như: Phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức trò chơi … sao cho phù hợp với khả năng nhận thức, trình độ học sinh khối lớp 6, nhất là học sinh dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực . Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn GDCD 6. Sử dụng máy chiếu đa năng.
– Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập của học sinh.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
– Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
– Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
- NỘI DUNG :
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay: “ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học…”nói chung. Riêng trong giảng dạy môn GDCD, không chỉ đơn giản truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luật. Đặc biệt hình thành thói quen đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật ở mooic học sinh. Giáo viên cần tránh lối dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi chép nhiều, khó nhớ, không khắc sâu được kiên thức, không vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. theo yêu cầu của bộ môn.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Học sinh trườngTHCS Ái Thượng nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn không có đủ điều kiện học tập. Chủ yếu là con em dân tộc thiểu số nên sự nhanh nhạy tiếp thu kiến thức của các em có phần hạn chế. Vẫn còn nhiều học sinh đọc chậm, viết chậm. Nếu giáo viên không hướng dẫn phương pháp tự học và dặn dò kĩ sau mỗi tiết dạy thì chắc chắn tiết học sau sẽ rất thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không tham gia tích cực trong các hoạt động học tập, không nêu được ý kiến nhận xét về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong thực tế, không đóng góp ý kiến xây dựng bài, do đó tiết học không hứng thú sinh động.Với việc học tập như vậy kéo theo tình trạng học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống như: Đã học bài “Lễ độ”, bài “Đoàn kết, tương trợ” “Trung thực ”…mà còn tình trạng nhiều học sinh vô lễ với Thầy cô, nói tục, chửi thề, gây gỗ đánh nhau, lấy cắp đồ dùng học tập, không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung…
Khi thực hiện phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học. GV đã có sự chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp. câu hỏi thảo luận nhóm, sưu tầm ca dao, tục ngữ có liên quan đến các phạm trù đạo đức, pháp luật, xây dựng tiểu phẩm, phân công sắm vai, chia nhóm thảo luận và nội dung thảo luận…Tuy nhiên học sinh không có sự chuẩn bị tốt những vấn đề nêu trên dẫn đến tiết học bị động, không tích cực, sáng tạo, nhàm chán, thiên về lí thuyết, khô khan xa rời thực tiễn. Mất nhiều thời gian diễn giảng…
Giáo viên chưa có biện pháp xử lí kịp thời khi giảng dạy, chính vì vậy còn nhiều học sinh không chú tâm theo dõi, lơ là, không tích cực hoạt động học tập. Ví dụ: Khi giáo viên giảng bài, học sinh ngồi nói chuyện, làm việc riêng, hay khi giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thì chỉ có học sinh khá, giỏi góp ý kiến còn học sinh trung bình, yếu không tham gia thảo luận, không có ý kiến nhận xét…Giáo viên phải quan sát, nhắc nhở, động viên rất nhiều. Nhìn chung HS chưa có hứng thú học tập, kết quả điểm kiểm tra và điểm trung bình còn thấp, nhiều HS còn bị điểm yếu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]