SKKN Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6
- Mã tài liệu: BM6060 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 908 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Vân Đồn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Vân Đồn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Sự cần thiết phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học
3.2. Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6
*Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp quan sát
*Kết hợp các phương pháp vấn đáp, gợi mở, phân tích
*Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích
*Phương pháp làm việc theo nhóm kết hợp với phương pháp luyện tập thực hành tạo ra sản phẩm
*Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy kết hợp với phương pháp trực quan
*Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm
*Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống và phương pháp nêu vấn đề
*Phương pháp kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.3. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
*Sử dụng một số biện pháp gây hứng thú học tập
3.4. Một số giải pháp cho từng bài dạy
3.5. Sử dụng các phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học, mang lại giờ học có hiệu quả hơn
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm kích thích học sinh phát huy tính tích cực và chủ động lĩnh hội tri thức, đạt được mục tiêu dạy học.
Dạy học mĩ thuật ở trung học cơ sở là góp phần nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thị giác cho học sinh, tạo cho các em có trình độ thẩm mĩ nhất định; Góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách, làm cho các em có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, hướng tới giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Qua đó, giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Vì thế, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tìm kiếm và sáng tạo ra cái đẹp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Phân môn vẽ trang trí có vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác. Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng của mĩ thuật như quan sát, tổng hợp, khái quát, tư duy trừu tượng… vào học phân môn vẽ trang trí. Mục đích của vẽ trang trí là giúp học sinh có cách nhìn về bố cục, đường nét, hình mảng, đậm nhạt và màu sắc. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tạo ra các họa tiết, các hình trang trí đẹp. Đồng thời các em có sự cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật. Như vậy, đòi hỏi giáo viên khi dạy các bài trang trí cần kết hợp và nâng cao các phương pháp dạy học cũ, vận dụng kết hợp thêm một số phương pháp dạy học tích cực vào trong tiết dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả của người dạy là kiến thức phải đến, phải vào người học, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, khiến tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6”.
- Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp tốt nhất để tích hợp các phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí ở lớp 6, THCS
- Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh lớp 6, trường THCS Nga Thủy
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về dạy học tích cực trong môn mỹ thuật THCS; Đúc rút thực tiễn trong hoạt động dạy học môn Mĩ thuật tại trường THCS Nga Thủy
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
*Mục tiêu của phân môn vẽ trang trí:
– Về kiến thức: Giúp các em nắm rõ được mục tiêu của bài trang trí qua phần lý thuyết, phần quan sát nhận xét đó là bài trang trí nào? Về bố cục, cách sắp xếp và màu sắc. Nếu hiểu rõ nội dung kiến thức thì ở phần tiếp theo học sinh sẽ không mấy khó khăn khi thực hành.
– Về kĩ năng: Giúp các em hoạt động trí não một cách nhanh nhẹn, có sự tưởng tượng phong phú, và thực hiện được một bài trang trí hoàn chỉnh.
– Về thái độ: Giúp các em cảm thấy yêu thích môn mĩ thuật nói chung và vẽ trang trí nói riêng.
*Phân môn vẽ trang trí khối 6: 9 tiết/năm
– Các bài trang trí cơ bản: trang trí hình vuông, trang trí đường diềm…
– Các bài trang trí ứng dụng: Chép họa tiết trang trí dân tộc, Kẻ chữ in hoa nét đều, Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm, Trang trí chiếc khăn để lọ hoa, …
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Thuận lợi:
– Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài:
+ Theo chương trình sách giáo khoa đổi mới, môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở được biên soạn lại, được xây dựng cụ thể cho từng khối, lớp. Việc thực nghiệm chương trình được tiến hành từng bài trong toàn bộ chương trình môn học.
+ Hiện nay, phân phối chương trình được soạn lại theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
+ Giáo viên được đào tạo chính quy để đáp ứng nhu cầu của nhà trường.
– Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
Nhà trường đã chú ý quan tâm, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học, tạo điều kiện để giáo viên và học sinh giảng dạy – học tập có hiệu quả. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
– Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
Phương tiện dạy và học được trang bị cho từng bài, từng lớp trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
2.2. Khó khăn:
– Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài:
+ Đa số các em bị chi phối bởi môn học chính – phụ. Sự đầu tư cho môn học chính là chủ yếu, môn học phụ thường bị học sinh coi nhẹ.
+ Học sinh chưa chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
+ Trình độ tiếp thu của học sinh chưa đều. (Một vài em đọc – viết chưa tốt, tiếp thu bài chậm).
+ Học sinh lớp 6 học mĩ thuật kiến thức chưa có hệ thống.
– Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
Thiếu phương tiện dạy và học: Chưa có phòng cho bộ môn Mĩ thuật; nhà trường chưa trang bị đủ đồ dùng dạy học cho bộ môn; Học sinh thiếu sự chuẩn bị đồ dùng học tập (Đa số các em chỉ đem giấy A4, bút chì).
– Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
Một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chưa chú ý quan tâm đến việc học tập của các em.
*Các số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện đề tài: (ở 3 lớp: 6A, 6B, 6C với 102 học sinh):
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]