SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong tiết dạy học văn bản “Lượm” chương trình Ngữ văn 6 Tập 1
- Mã tài liệu: BM6066 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1552 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Trần Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Everest |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Trần Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Everest |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong tiết dạy học văn bản “Lượm” chương trình Ngữ văn 6 Tập 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– GV cần không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu để trang bị về cơ sở lý luận, về phương pháp dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học.
– Không ngừng đầu tư thời gian, kinh phí để học tập tham khảo bạn bè đồng nghiệp việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào các tiết dạy học Ngữ văn và các môn học khác.
– Tăng cường nâng cao trình độ vi tính và năng lực ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy bộ môn.
– Tạo hứng thú học tập bộ môn bằng việc thường xuyên đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong đó có việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn rong việc giảng dạy bộ môn.
– Tích hợp với kiến thức của các môn khác khi phù hợp, khi những kiến thức đó có tác dụng làm rõ, làm sâu hơn kiến thức của bài học.
– Không lạm dụng tích hợp liên môn khi không cần thiết. Bởi vì, cách tích hợp liên môn này sẽ không những không mang lại kết quả mà nó còn làm loãng nội dung chính của bài vì phải chia sẻ thời lượng cho những kiến thức khác. Hậu quả là bài dạy lan man, học sinh không xác định được kiến thức trọng tâm, từ đó không nắm chắc kiến thức.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài
Môn Ngữ văn ở Trường THCS chiếm một vai trò vị trí hết sức quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam. Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn là một trong những yêu cầu, nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi đây là một quan niệm dạy học tiến bộ và hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Hơn nữa, phương pháp dạy học tích hợp liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau.
Từ thực tế đó, tôi một giáo viên đã đang và sẽ tiếp tục giảng dạy các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử,…trong chương trình THCS xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong tiết dạy học văn bản “Lượm” chương trình Ngữ văn 6 Tập 1” với mong muốn thông qua bài dạy học vận dụng tích hợp liên môn này có thể góp phần giúp các em học sinh không những khắc sâu kiến thức bài học của bộ môn Ngữ văn mà còn củng cố khắc sâu hơn kiến thức của một số bộ môn khác có liên quan tới tác phẩm đã học và đặc biệt hơn nữa thông qua hệ thống câu hỏi liên môn trong tiết học học sinh được rèn luyện kỹ năng sống để giải quyết những vấn đề thực tiễn đã đang và sẽ luôn đặt ra trong thực tế đời sống hiện tại và tương lai.
Thêm một lần nữa chúng tôi khẳng định rõ ràng vai trò, vị trí đích thực của môn Ngữ văn trong nhà trường như một liều thuốc bổ để nuôi dưỡng tâm hồn và hoàn thiện nhân cách mỗi học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Đối với giáo viên: Thông qua tiết dạy học, giáo viên được bồi dưỡng thêm về kinh nghiệm và khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong quá trình giảng dạy.
– Đối với học sinh: Thông qua tiêt học, ngoài kiến thức bộ môn Ngữ văn các em còn được tìm hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác như : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật,…Qua đó, các em được hiểu thêm về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại; những địa danh nổi tiếng, những vùng miền trên quê hương đất Việt,…những phạm trù đạo đức tốt đẹp, những thời điểm lịch sử có liên quan đến tác phẩm văn học được tích hợp trong các bài học. Từ đó, các em sẽ tự tin, yêu thích bộ môn, có khả năng tiếp nhận, hoàn thiện kiến thức và nâng cao chất lượng học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh khối 6 năm học ……….
– Học sinh khối 6 năm học ……….
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
– Phương pháp giải quyết tình huống.
– Phương pháp thuyết trình.
– Phương pháp điều tra quan sát thực tế, quan sát sư phạm.
– Thu thập thông tin
– Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp ra câu hỏi cảm thụ thực nghiệp sư phạm.
– Phương pháp thống kê toán học.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm tích hợp:
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong dạy học, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình cho học sinh các cấp học từ Tiểu học, THCS đến THPT. Giữa môn Ngữ văn và các môn học khác như : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Sinh học, Mỹ thuật,…có liên quan rất mật thiết chặt
chẽ. Kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức
của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn.
Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng
nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép – là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp – là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn” hoặc tích hợp “nội môn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”…làm cho HS có nhu
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]