SKKN Một số Kinh nghiệm tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4106 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 821 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số Kinh nghiệm tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc ngay từ đầu năm học
2.3.2. Xác định nội dung của hoạt động vui chơi ở các góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
2.3.3. Tạo môi trường an toàn, các góc chơi phù hợp cho trẻ: (Sắp xếp, bố trí các góc chơi hợp lý, phù hợp với trẻ)
2.3.4. Nâng cao trách nhiệm bản thân, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
2.3.5. Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động
2.3.6 Kết hợp với cha mẹ học sinh để làm đồ chơi tự tạo
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hành theo phương châm “ Học bằng chơi chơi mà học”. Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm, lớp. Trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm nhận biết, phát triển và cũng cố các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề.[1]
Song song với sự phát triển của đất nước , ngành Giáo dục và Đào tạo, mà đặc biệt là Bậc học giáo dục Mầm non đang được quan tâm nhiều của toàn xã hội. Giáo dục Mầm non đã đặt ra mục tiêu phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ và lao động. Trong cả năm mặt phát triển đó, mặt nào cũng quan trọng. Nhưng việc hướng cho trẻ có một đức tính một nhân cách tốt của con người thời đại mới là quan trọng hơn cả. Nó không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục toàn diện cho trẻ.
Hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển khả năng giao lưu, hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, …Trẻ được tham gia hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi. Thông qua hoạt động chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn đấu, vui vẻ. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức, vui chơi còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin. Trẻ em được hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng hoà nhập vào nhóm chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của trường, lớp, luật chơi, bộc lộ những khả năng riêng của trẻ.
Trong thực tế hiện nay ở các trường mầm non, đa số giáo viên đã biết tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng một cách phù hợp và đã tạo môi trường thuận lợi cho trẻ chơi, học. Đa số trẻ đã hứng thú tích cực tham gia vào các góc chơi và đã phát triển về tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên ở một số trường, cơ sở vật chất chưa đủ, một số giáo viên ( tuy không nhiều) nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động góc nên việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ chưa tích cực, chưa tự giác. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do vậy, để quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả, là một giáo viên mầm non việc cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt, trong đó việc tổ chức hoạt động góc giữ một vai trò quan trọng
Xuất phát từ những yếu tố thực tiễn đó cùng với lòng đam mê yêu nghề mến trẻ với một mục tiêu duy nhất “Tất cả vì trẻ em thân yêu” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” của bé . Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 – 6 tuổi, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ vào thực tế cho linh hoạt, sáng tạo, phù hợp. Từ đó tôi luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tìm tòi, khám phá nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động góc.
Xuất phát từ những lý do trên với mong muốn nâng cao chất lượng của hoạt động góc, bản thân tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số Kinh nghiệm tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non Lương Ngoại, Bá Thước, Thanh Hóa.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Hoạt động góc là hoạt động được nhiều trẻ hứng thú tham gia nhất. Thông qua hoạt động góc có thể giúp trẻ tái tạo lại những gì trẻ nhận biết được trong cuộc sống, không những vậy trẻ biết được cuộc sống quanh mình có nhiều điều mới lạ, trẻ thích khám phá tìm hiểu xem ở đó có gì và như thế nào, nhất là trẻ được hoạt động tái tạo lại cuộc sống hiện thực của đời sống. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật. Trẻ có thể giả vờ làm cô giáo, thầy giáo làm bác sỹ, làm chú công nhân xây dựng nhưng lại diễn lại cảnh thật xung quanh trẻ những công việc của mọi người đã làm. sự liên kết giữa các nhóm chơi được nảy sinh và “xã hội trẻ em” được hình thành trong hoạt động góc. Thông qua hoạt động này trẻ có thể phát triển toàn bộ kỹ năng của từng lĩnh vực phát triển như: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ tình cảm và thẩm mỹ, bởi có nhiều góc chơi về nhiều lĩnh vực khác nhau như góc tạo hình, âm nhạc, xây dựng, thiên nhiên, sách, phân vai bác sỹ, cô nuôi, bán hàng…
Qua hoạt động góc trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ, tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi chúng ta càng phải quan tâm hơn và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị một hành trang cho trẻ bước vào lớp một vững vàng hơn.
- 3. Đối tượng nghiên cứu:.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Lương Ngoại – huyện Bá Thước – tỉnh Thanh Hóa. Để quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả, là một giáo viên mầm non việc cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt, trong đó việc tổ chức hoạt động góc giữ một vai trò quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 – 6 tuổi, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ vào thực tế cho linh hoạt, sáng tạo, phù hợp
- 4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng Internet có liên quan đến đề tài.
– Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát các hoạt động của trẻ trong lớp để nhận biết về khả năng tiếp thu, nhận thức và giao tiếp của trẻ.
– Phương pháp thu thập thông tin: Trao đổi với đồng nghiệp, với cha mẹ của trẻ để nắm bắt về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh gia đình, điều kiện khách quan để từ đó cô giáo có những biện pháp phù hợp hiệu quả.
– Phương pháp thực hành: Tổ chức các hoạt động vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau, trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm nhiều
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Chương trình giáo dục mầm non hiện nay là theo hướng mở, lấy trẻ làm trung tâm, trẻ luôn được hoạt động một cách tích cực, môi trường cho trẻ hoạt động vui chơi sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nhiều nhất, nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào trẻ qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao, làm thế nào… và từ những tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Hoạt động góc là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]