SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen văn học
- Mã tài liệu: BC4156 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1173 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen văn học” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ tác phẩm, phân tích giọng đọc, kể diễn cảm
Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên biết cách làm, lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết dạy
Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên cho trẻ làm quen văn học trong giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời và qua các giờ học khác
Biện pháp 5: Hướng dẫn giáo viên trang trí môi trường tiết học và làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc
Biện pháp 6 : Hướng dẫn giáo viên tổ chức cho trẻ Làm quen văn học trong giờ hoạt động có chủ đích một cách nhẹ nhàng, linh hoạt
Biện pháp 7: Làm quen văn học thông qua các ngày hội, ngày lễ, và phối hợp với phụ huynh học sinh cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu:
- Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Để làm được điều đó, vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nhân tài đất nước là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và đó cũng là nhiệm vụ của nghành giáo dục, dù ở thời đại nào giáo dục cũng được đặt lên hàng đầu chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội, vì mục đích của giáo dục chính là tạo nên những con người mới, hoàn thiện về nhân cách đạo đức, trí tuệ.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên mầm non chính là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. “Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”, biết được tầm quan trọng đó các nhà giáo dục Việt Nam luôn nghiên cứu tìm tòi những biện pháp giáo dục tốt nhất hướng trọng tâm vào trẻ để tâm sinh lý trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Ở trường Mầm Non, trẻ không chỉ được chăm sóc một cách khoa học, mà trẻ còn được làm quen với nhiều môn học khác nhau, môn học nào cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất định cho sự phát triển của trẻ, làm quen văn học là một môn học được trẻ mầm non rất yêu thích, hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây, hoa, lá,… lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em,… Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ thể hiện được bài thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo phù hợp với các nhân vật trong câu chuyện.
Thực tế qua những lần thao giảng, dự giờ, tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học, ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ đọc thơ chưa diễn cảm, kể chuyện chưa hay, tham gia đóng kịch chưa mạnh dạn, cách thể hiện vai diễn chưa lôi cuốn, kết quả trẻ đạt tương đối thấp so với yêu cầu đề ra. Giáo viên thì chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế. Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm Văn học còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục… Làm cho hoạt động đóng kịch, biểu diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Vì thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen văn học”.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài:
Bồi dưỡng giúp giáo viên đưa ra các mục tiêu biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục môn làm quen văn học tại lớp để trẻ hiểu được những thế giới thu nhỏ trong tác phẩm văn học một cách có hiệu quả nhất, khắc phục phần lớn những khó khăn chung trong công tác giảng dạy của giáo viên đồng thời phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non đạt hiệu quả cao.
Giáo viên biết cách vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi.
Nghiên cứu cải tiến những phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy.
Nhiệm vụ của đề tài:
Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú, sáng tạo cho trẻ trong môn Làm quen văn học .
Giúp trẻ khả năng đọc rõ lời, thể hiện sự khéo léo phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ chính xác. Góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ…Từ đó trẻ hứng thú khi kể chuyện, đọc thơ.
Giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung, hình thức nghệ thuật của văn học Việt Nam.
Hình thành cho trẻ kĩ năng tiếp nhận tác phẩm và thể hiện lại tác phẩm một cách sáng tạo.
Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình hình thành nhân cách phát triển tư duy, đồng thời phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học
- Giới hạn của đề tài.
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen văn học.
Đối tượng khảo sát : Giáo viên khối lá và trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Cúc.
Thời gian : Bắt đầu từ tháng ………….
- Phương pháp nghiên cứu.
- a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu:
Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong môn làm quen văn học tôi đã không ngừng tìm tòi thu thập tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, chuyện tranh, trên mạng … có những hình ảnh liên quan đến tiết học, sau đó phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến môn làm quen văn học nhằm giúp giáo viên có cách dạy hay, gây sự chú ý từ trẻ.
- b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát : Quan sát các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Qua các buổi chuyên đề hoặc tổng kết của nhà trường tôi đã tiến hành thảo luận cùng tất cả giáo viên trong trường để tìm ra được những vấn đề còn vướn mắc, những ưu điểm và tồn tại khi giáo viên tiến hành cho trẻ hoạt động làm quen văn học, để từ đó có biện pháp nhằm giúp giáo viên có cách dạy linh hoạt, hiệu quả và trẻ hoạt động tích cực hơn trước.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động:
Khi tiến hành cho trẻ hoạt động làm quen văn học, để chuẩn bị tốt cho tiết dạy đạt được hiệu quả cao. Tôi chỉ đạo giáo viên nghiên cứu các đồ dùng đồ chơi, mô hình ….phù hợp với độ tuổi và đề tài đưa ra.
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
Để nâng cao chất lượng môn làm quen văn học trong trường mầm non, đặc biệt là khối lá. Vào đầu năm học tôi chủ động khảo nghiệm chất lượng dạy học của một số lớp đối với môn làm quen văn học. Sau đó tiến hành dạy chuyên đề, hội giảng để tất cả giáo viên trong trường dự giờ và góp ý giờ dạy để rút ra được những ưu điểm, tồn tại và từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp hiệu quả hơn trước.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]