SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3 ( Sách Cánh Diều)
- Mã tài liệu: MT3010 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 341 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3 ( Sách Cánh Diều)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng tốt hoạt động giảng dạy
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy xé dán mỹ thuật theo các chủ đề trong năm
Biện pháp 3: Tái sử dụng các bài vẽ tranh để hỗ trợ hoạt động xé dán mỹ thuật cho học sinh
Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng các hình ảnh, video minh họa vào tiết học xé dán mỹ thuật để tăng sự liên tưởng, sáng tạo cho học sinh
Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm chéo cho các học sinh trong lớp
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiệm vụ của nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại, phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể – Mĩ và lao động. Đáp ứng với sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế mỗi một môn học đều có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Dạy học Mĩ thuật không nhằm đào tạo cho học sinh sau này trở thành họa sĩ mà nhằm hình thành cho học sinh một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục thẩm mỹ, giúp cho học sinh phát triển một cách toàn diện hài hòa. Với môn học Mĩ thuật học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.
Nghệ thuật tạo ra cái đẹp, sự sáng tạo đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo và sự cảm nhận thẩm mĩ của mỗi con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì sự phát triển công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Chính điều đó dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật công nghệ ngày càng nhiều, những tác phẩm nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người ngày càng ít đi. Mà những tác phẩm nghệ thuật nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người xác thực hơn, mang tính nghệ thuật hơn. Xé dán cũng góp phần vào sự thành công của tác phẩm nghệ thuật đó.
Ngay từ đầu cấp học tiểu học, học sinh đã được tập làm quen với phần xé dán. Đây là một kỹ năng quan trọng bước đầu rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của con người để góp phần tạo ra con người lao động mới: Cần cù, cẩn thận, ham hiểu biết, sáng tạo, đam mê nghệ thuật.
Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật lớp 3, tôi thấy phần xé dán tương đối khó, nhiều học sinh lúng túng khi xé, dán hình. Điều này dễ làm mất hứng thú và sự chán nản của các em, làm ảnh hưởng tới tính cần cù, cẩn thận, ham hiểu biết, sáng tạo, đam mê nghệ thuật của học sinh. Mặc khác đồ dùng học tập (giấy màu, hồ dán,…) của học sinh còn thiếu thốn nên cũng làm ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Vậy để giúp học sinh học yêu thích và học tốt xé dán môn Mĩ thuật trong các chủ đề, với vai trò giáo viên bộ môn Mĩ thuật tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để tìm ra các biện pháp hợp lý nhằm giúp học sinh học tốt xé dán tranh của bộ môn mĩ thuật.
Từ những lí do trên, thông qua việc học tập và giảng dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu về phương pháp dạy xé dán trong môn Mĩ thuật, nhằm tìm ra được các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp, vận dụng tốt nhất trong quá trình giảng dạy của mình. Chính vì thế tôi suy nghĩ và chọn đề tài: ” Một số biện pháp giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3 (theo Bộ sách Cánh diều)“, nhằm góp phần nhỏ bé cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Mục đích nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích:
– Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
– Học sinh có ý thức tự học, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức.
– Phát triển năng lực tư duy trong học tập, trong sinh hoạt mĩ thuật, tiếp cận với thực tế xung quanh.
– Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc để xé dán thành tranh, góp phần động viên học sinh phát triển tính chủ động.
3. Phạm vi nghiên cứu
– Áp dụng một số biện biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn Xé dán mỹ thuật
– Học sinh khối lớp 3 trường TH…
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học … năm học …. Nhằm giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ tạo hình (đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc,…) thông qua trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh. Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường hiện nay cũng giới thiệu để học sinh làm quen với những chất liệu, công cụ và cách thức tạo hình khác nhau phù hợp với nội dung chủ đề, ý nghĩa và cách phát triển ngôn ngữ của học sinh. Học sinh có thể tạo hình sản phẩm Mĩ thuật với các hình thức và chất liệu như: Vẽ, nặn, xé/ cắt dán,… để tạo nên những các tác sản phẩm Mỹ thuật đa dạng và phong phú. Trong đó xé dán là một phần của môn học nghệ thuật tạo ra cái đẹp, nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
Để thực hiện được nhiệm vụ xé dán trong môn Mĩ thuật, đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sáng tạo, đồng thời có tính khéo léo, tỉ mỉ trong khi thực hiện để tạo ra sản phẩm. Vì thế thông qua phần xé dán giúp học sinh rèn luyện tính tỉ mỉ, khéo léo, nhận thức cái đẹp, rèn luyện tri giác, thị giác và khả năng để tạo cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời xây dựng cho học sinh tình cảm yêu quý sản phẩm do mình làm ra, biết sử dụng sản phẩm đó để trang trí lớp học, nhà trường, gia đình và xã hội.
Vậy để dạy học thế nào cho học sinh học tốt xé dán: Học sinh được trải nghiệm, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đẹp, phong phú về nội dung, hình ảnh, màu sắc và có tính sáng tạo trong sản phẩm, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và luôn tìm ra những biện pháp, phương pháp dạy học thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng xé dán môn mĩ thuật ở Tiểu học là rất quan trọng và cần thiết đối với bộ môn Mĩ thuật.
2. Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học … tôi thấy:
– Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật rất được nhà trường quan tâm và đầu tư. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt cho việc dạy và học: Trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy Mĩ thuật, vì thế góp phần thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
– Về phía học sinh: Nhìn chung các em đều rất thích học môn Mĩ thuật, các em đón nhận môn học một cách nhiệt tình và hào hứng, đấy chính là 3 cảm hứng bất tận của học sinh, để tạo ra sản phẩm theo cách cảm, cách nghĩ của riêng mình.
– Một số lớp số học sinh ít nên cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học Mĩ thuật cho học sinh. Hơn nữa học sinh rất thích tìm tòi và khám phá cách tạo hình mới.
* Khó khăn:
– Về phía học sinh:
+ Trường Tiểu học … là trường vùng ven Thành phố …. Đời sống của người dân không ít khó khăn. Một số phụ huynh đi làm ăn ở xa, để lại con cho ông bà, người thân nên việc chăm sóc, quan tâm đến con cái có phần hạn chế, học sinh còn thiếu, quên đồ dùng học tập: Giấy màu, hồ dán, đất nặn, chì, tẩy, màu,… làm ảnh hưởng đến bài học.
+ Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng vai trò của môn Mĩ thuật, vẫn coi môn học này là môn học phụ, nên chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện, khích lệ các em say mê môn học.
+ Mặt khác một số học sinh làm bài còn thụ động và mang tính bắt chước, thiếu sự sáng tạo, vụng về vì thế đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giáo viên rất nhiều.
+ 100% học sinh sống ở vùng nông thôn nên việc tiếp xúc với thực tế ít, đời sống khó khăn phần nào cũng làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
– Về phía giáo viên:
+ Dạy học theo chủ đề là chương trình mới, phương pháp dạy học mới, hơn nữa phần xé dán trong chương trình ít nên kinh nghiệm dạy học của giáo viên chưa nhiều.
+ Tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạy học cho giáo viên còn hạn chế nên giáo viên gặp những khó khăn nhất định trong quá trình giảng dạy.
Vì vậy khi quyết định đưa ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3. Mục đích của tôi là hình thành và rèn luyện kĩ năng xé dán cho học sinh, khai thác tính sáng tạo và đồ dùng sẵn có của mỗi học sinh, từ đó giúp học sinh yêu thích và học tốt xé dán môn Mĩ thuật.
3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng tốt hoạt động giảng dạy
Việc chuẩn bị đồ dùng dạy – học trong giờ Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự hình thành công của bài học, như chúng ta đã biết dạy học Mĩ thuật là dạy bằng trực quan, vì thế:
* Đối với giáo viên: Mỗi giờ học giáo viên phải chuẩn bị chu đáo: Kế hoạch bài học, các đồ dùng dạy học để học sinh quan sát trực tiếp như: Tranh ảnh, bài mẫu, hình minh họa cách thực hiện và vật liệu để xé dán (giấy màu, báo, tạp chí, lá khô, hồ dán,….).
* Đối với học sinh: Cần lắng nghe thấy cô dặn dò chuẩn bị những gì cần thiết cho bài học sau: Sách học Mĩ thuật 3, giấy màu, tranh, lịch, tạp chí, họa báo, lá khô, giấy trắng A3, A4, màu vẽ, hồ dán,… Nghe thầy cô thông báo nội dung tiết học tới để các em quan sát trước trong thực tế. Đây là bước quan trọng quyết định sự thành công của tiết học.
Qua việc thực tế giảng dạy tôi thấy: Dạy học theo chương trình mới học sinh được tiếp xúc với xé dán nhiều hơn. Ngay từ đầu năm học sinh hầu hết là có đủ đồ dùng học tập như: Giấy màu, hồ dán, nhưng chỉ sau một thời gian, học sinh đã không còn đồ dùng để học xé dán. Vì điều kiện kinh tế của phụ huynh ở vùng nông thôn có phần khó khăn nên việc mua thêm đồ dùng cho học sinh cũng có phần hạn chế, điều đó đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Mĩ thuật của học sinh. Từ những khó khăn trên và đặc thù của môn học, đối với phần xé dán tôi luôn yêu cầu học sinh sưu tầm thêm những nguyên vật liệu dễ kiếm như: tranh, lịch, họa báo, tạp chí cũ, lá cây,…đây là những đồ dùng dễ tìm mà mang lại hiệu quả cao cho bài xé dán. Từ những vật liệu tìm được kết hợp với giấy màu học sinh đã có, thì học sinh sẽ có đầy đủ hơn về đồ dùng học tập, sản phẩm làm ra của học sinh sẽ phong phú và đa dạng hơn về chất liệu và cách thể hiện.
* Ví dụ 1: bài 5 “Hình dáng cơ thể em” (trang 20 Mỹ thuật 3 sách Cánh Diều)
Tôi sẽ cho học sinh sử dụng tranh, lịch, họa báo, tạp chí có màu sắc đẹp, phối hợp với giấy màu để sử dụng xé dán. Sử dụng đồ dùng như vậy bài xé dán sẽ rất phong phú về màu sắc và làm nổi bật trọng tâm của bức tranh. Đặc biệt là học sinh đỡ tốn tiền mua giấy màu mà vẫn có đầy đủ đồ dùng khi học xé dán.
Một số sản phẩm xé dán của học sinh chủ đề “Hình dáng cơ thể em”
* Ví dụ 2: bài 7 “Thiệp chúc mừng” (trang 28 Mỹ thuật 3 sách Cánh Diều)
Tôi cho học sinh sưu tầm hình ảnh những bông hoa, lá,… màu sắc đẹp để học sinh sử dụng những bông hoa, chiếc lá,…để xé dán và trang trí vào làm bài trang trí bưu thiếp tặng mẹ và cô. Với biện pháp này học sinh rất hứng thú, chuẩn bị một cách tích cực, biết tìm tòi những nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng học tập. Tạo cho học sinh biết quan sát mọi vật xung quanh mình, tìm tòi cái đẹp, cũng như tạo ra cái đẹp. Mặt khác biện pháp này mang lại hiệu quả rất cao, các sản phẩm xé dán của các em rất phong phú, mỗi bài có màu sắc, hình ảnh, cách trang trí riêng và thể hiện được một cách độc lập sáng tạo của chính mình.
Một số sản phẩm xé dán của học sinh chủ đề “Thiệp chúc mừng”
*Ví dụ 3: bài 4 “Đồ vật trong gia đình” (trang 17 Mỹ thuật 3 sách Cánh Diều)
Với các chất liệu giấy màu, lá cây,… mỗi học sinh đã tìm ra cho mình một cách thể hiện riêng, chính vì thế các sản phẩm xé dán đồ vật được tạo ra rất đa dạng và phong phú, không có sự trùng lặp và bắt chước bạn.
Một số sản phẩm xé dán của học sinh chủ đề “Đồ vật trong gia đình”
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy xé dán mỹ thuật theo các chủ đề trong năm
Dạy học Mĩ thuật theo chủ đề là chương trình mới, phương pháp mới, với phương pháp dạy học này học sinh có thể tạo ra sản phẩm Mĩ thuật với nhiều hình thức thể hiện và chất liệu khác nhau. Trong đó chất liệu xé dán chiếm một phần của môn học này. Vậy để cho học sinh được làm quen và tiếp xúc nhiều với chất liệu xé dán, thì ngoài phần học chính trên lớp, tôi còn tổ chức cho em thi xé dán tranh theo chủ đề các ngày lễ lớn trong năm như ngày 20/10, ngày 22/12, ngày 8/3 và xé dán tranh ” Môi trường và an toàn thực phẩm”, ” Chiếc ô tô mơ ước”…..
Ví dụ:
Vào dịp 20/11, tôi xây dựng kế hoạch dạy xé dán về chủ đề thiệp mừng cho các em học sinh.
Sản phẩm thiệp xé dán của học sinh dịp 20/11
Với cách tổ chức này học sinh tham gia một cách tích cực, hào hứng. Các sản phẩm xé dán của các em rất đa dạng, phong phú với hình xé dán ngộ nghĩnh, sinh động, màu sắc tươi sáng thể hiện được sự sáng tạo, ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)
- SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)
- SKKN Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 3 hiệu quả cho học sinh 3 (Bộ sách Cánh diều)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]