SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Mã tài liệu: MT2031 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 2 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 420 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo viên phải nắm vững nội dung “các yếu tố hình học” trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 2.
2. Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học trong Toán 2
Dạng 1: Về “nhận biết hình”
Dạng 2: Về “Vẽ hình”
Dạng 3: Về xếp, ghép hình
Dạng 4: Về tính độ dài đường gấp khúc
Mô tả sản phẩm
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế tri thức của thời đại, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam”. Bởi vậy Giáo dục luôn được xác định là “Quốc sách hàng đầu” mà “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo”. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường Tiểu học hiện nay, bên cạnh đó còn xuất phát từ mục tiêu cơ bản của ngành Giáo dục – Đào tạo đã đề ra, phải đào tạo con người mới phát triển toàn diện có đầy đủ tri thức, thông minh, sáng tạo và đức độ để sau này có thể làm chủ tương lai.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp các em chiếm lĩnh được tri thức, phát triển trí thông minh, năng lực tư duy, sáng tạo logic góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Ở tiểu học, các yếu tố hình học chiếm một vị trí rất quan trọng, tuy không đặt thành chương riêng, song nó được phân bố ở hầu hết các tiết toán trong chương trình. Dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học phải giúp cho học sinh có những biểu tượng, khái niệm ban đầu chính xác về các yếu tố thường gặp, có khả năng nhận dạng, phân biệt về mặt hình dạng không gian trên cơ sở một số dấu hiệu có thể kiểm nghiệm bằng thực hành trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, … Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực học các yếu tố hình học cho học sinh, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự hướng dẫn của giáo viên đó là điều mà tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dạy học môn Toán lớp 2, nhằm đề xuất những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học trong môn Toán cho học sinh lớp 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình môn Toán lớp 2
– Các giải pháp để học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp, điều tra thống kê.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu.
– Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học là dựa trên cơ sở vốn sống thực tế làm cho học sinh làm quen một số hình học thường gặp thể hiện trên đồ vật quen thuộc, từ đó qua trừu tượng văn hoá, chúng ta giúp học sinh nhận biết dạng hình học, từ nhận biết tổng thể tiến đến nhận biết các tính chất của hình để có biểu tượng đầy đủ về hình.
Mặt khác hình học được xây dựng có tính đồng tâm, từ lớp 1 các em nhận biết các hình như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, thì lớp 2; 3 được nâng lên về số cạnh, về đặc điểm đoạn thẳng, đường thẳng, hình tứ giác, khối trụ, khối cầu. Lên lớp 4; 5 được xây dựng hoàn chỉnh về dấu hiệu bản chất như : chu vi, diện tích, cạnh, góc, cạnh,…
Do vậy việc nắm chắc tính chất của hình và những vấn đề tâm lý có liên quan sẽ làm tăng tính logic trong việc xây dựng yêu cầu dạy học ở từng lớp và chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc dạy – học các yếu tố hình học ở môn Toán lớp 2
Trong thực tế, việc dạy các thao tác thực hành hình học còn phụ thuộc vào quan niệm, cách nghĩ, cách làm và năng lực của mỗi GV nên hiệu quả chưa cao. Hiện tượng học sinh vẽ hình không đúng cách và còn lúng túng khi thực hành xếp hình là khá phổ biến. Có không ít giáo viên cho rằng học sinh Tiểu học chỉ cần nắm được công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình là được, còn việc vẽ hình, xếp hình ở các lớp dưới là việc làm đơn giản, không có gì khó khăn, do đó mà xao nhãng, không chú ý rèn luyện kỹ năng thao tác hình học cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp, qua việc kiểm tra kiến thức học sinh, tôi thấy:
- Về phía giáo viên:
* Ưu điểm :
– Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp.
– Phân bố thời gian hợp lý trong tiết dạy, đảm bảo cho học sinh đủ thời gian làm việc tự tìm kiến thức mới thông qua thực hành luyện tập.
– Bài soạn được thiết kế theo hướng đổi mới, đúng tinh thần tích cực hóa hoạt động của học sinh.
– Giáo viên có nhiều cố gắng khi kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập của học sinh nhằm nâng cao vai trò của học sinh trong hoạt động nhận thức.
– Trong giờ học tổ chức nhiều hoạt động học tập dưới các hình thức khác nhau như : Học cá nhân, học nhóm, thảo luận, trò chơi.
– Trong các tiết dạy, nhiều giáo viên đầu tư thời gian suy nghĩ để tạo những tình huống dạy học có vấn đề, nhằm thu hút sự chú ý, gây hứng thú trong học Toán của học sinh.
– Sử dụng dạy Toán theo các phiếu để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát triển năng lực cá nhân và tính độc lập, sáng tạo của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
– Giáo viên sử dụng nhiều hình thức đánh giá như : Viết, vấn đáp, học sinh tự đánh giá.
* Nhược điểm :
– Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian để hiểu được dụng ý của sách giáo khoa, chưa nắm bắt được phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới.
– Giáo viên còn máy móc phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn như sách giáo khoa, sách giáo viên mà chưa chủ động thiết kế bài dạy dẫn đến hạn chế về mặt tiếp thu kiến thức của học sinh.
– Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, đặc biệt khi sử dụng phương pháp trực quan thường lạm dụng, khi dạy những bài toán có khả năng suy luận chưa biết tạo ra những tình huống có vấn đề, đặc biệt là khi dạy các yếu tố hình học.
– Trong giờ dạy, giáo viên vẫn còn nói nhiều, giảng giải nhiều, xử lý các tình huống xảy ra còn nhiều hạn chế, chưa gây được hứng thú học toán của học sinh.
– Một nguyên nhân nữa cho rằng hạt nhân của môn toán Tiểu học là số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Việc dạy các yếu tố hình học chỉ cung cấp cho học sinh các biểu tượng ban đầu.
- Về phía học sinh:
* Ưu điểm :
– Học sinh bước đầu có thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn.
– Học sinh có niềm vui và niềm tin trong học tập, ham thích học toán.
– Học sinh thực hiện các hoạt động một cách chủ động tích cực theo hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
* Nhược điểm :
– Do vốn hiểu biết cuộc sống còn nhiều hạn chế, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, sự phát triển tư duy chưa cao nên khi học sinh thực hành về các yếu tố hình học các em còn thấy khó thao tác.
2.2.2. Kết quả qua khảo sát đầu năm
Vào đầu năm học …………., tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng các yếu tố hình học ở lớp 2A3 trường …, kết quả đạt được như sau:
Tổng số học sinh | Nội dung | |||||
Nhận biết hình | Vẽ hình | Xếp, ghép hình | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
40 em | 20 | 50 | 18 | 45 | 17 | 42,5 |
Qua kết quả khảo sát trên, tôi thấy việc học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các kĩ năng vẽ đoạn thẳng, đường thẳng, xếp hình, đếm hình. Vì vậy tôi thấy việc dạy các yếu tố hình học cần phải quan tâm, chú trọng tạo tiền đề để các em học tốt nội dung hình học ở các lớp trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên phải nắm vững nội dung “các yếu tố hình học” trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 2.
* Nội dung chương trình:
Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 2 phong phú, đa dạng, được giới thiệu đầy đủ về:
– Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng
– Đường gấp khúc. hình tứ giác
– Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình, vẽ đoạn thẳng
– Khối trụ, khối cầu
Cấu trúc, nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa Toán 2 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp sự phát triển theo từng giai đoạn của học sinh.
* Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng
– Học sinh biết nhận dạng và gọi đúng tên hình hình tứ giác, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, khối trụ, khối cầu. Đặc biệt lưu ý học sinh (nhận dạng hình “tổng thể”), chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật.
– Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình đơn giản.
– Học sinh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian.
* Dạy các yếu tố hình học ở lớp 2
Các yếu tố hình học trong SGK lớp 2 đã bám sát trình độ chuẩn (thể hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2 như nhận dạng hình tổng thể, các bài thực hành, luyện tập đơn giản, bài tập xếp, ghép hình dễ thực hiện). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh.
Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, được những hình học dựa trên các đặc điểm quan hệ các yếu tố của hình (chẳng hạn chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau) chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng trên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly).
Một cách khác nữa, khi dạy thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “Tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi “Tại sao làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “Tại sao”, “Vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời.
Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “Tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày.
2.3.2. Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học trong Toán 2
Gồm các dạng sau:
Dạng 1: Về “nhận biết hình”:
- Về “đoạn thẳng, đường thẳng”.
Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở Tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2, học sinh sẽ được tiếp cận khái niệm “đường thẳng” “đoạn thẳng” “đường cong” như sau:
– Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB.
– Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB
– Lưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh làm quen với “biểu tượng” về đường thẳng thông qua hoạt động thực hành: Vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm.
- Nhận biết đường cong:
Giáo viên giới thiệu tới học sinh về đặc điểm của đường cong, đưa các ví dụ trực quan để học sinh dễ liên tưởng, tưởng tượng.
Ví dụ: Bài 1 trang 100 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1.
Từ những hiểu biết của học sinh, giáo viên sẽ hỏi học sinh về liệt kê các đường thẳng và đường cong có trong hình vẽ.
Đáp án: Đường thẳng gồm hình D E và B C
Đường cong gồm hình x và y
- Nhận biết 3 điểm thẳng hàng:
Ví dụ: (Bài 3 trang 101 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra):
– Giáo viên giới thiệu về ba điểm thẳng hàng (ba điểm phải cùng nằm trên một đường thẳng).
– Học sinh phải dùng thước kẻ kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng rồi chữa.
Ví dụ như:
Ba điểm A, H, M thẳng hàng; ba điểm B, M, C thẳng hàng.
Xem thêm:
- SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống
- SKKN Rèn luyện kỹ năng giải toán dạng bài nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2 (KNTT) (W+PPT)
- SKKN Sân khấu hóa bài học để nâng cao hứng thú học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2 (KNTT) (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]