SKKN Biện pháp cải thiện và nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT2042 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 2 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 429 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Huy Chú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Huy Chú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp cải thiện và nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Dạng “Bài toán về nhiều hơn”
2. Dạng “Bài toán ít hơn”
3. Dạng “Tìm số hạng chưa biết”
4. Dạng “Tìm số bị trừ chưa biết”
5. Dạng “Tìm thừa số chưa biết”
6. Dạng “Tìm số bị chia”
7. Phân công học sinh khá giỏi kèm cặp , giúp đỡ những học sinh học yếu kém với hình thức “Đôi bạn cùng tiến”
8. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh:
9. Phối hợp với nhà trường và Đoàn, Đội tổ chức cuộc thi
Mô tả sản phẩm
- Tên biện pháp: Biện pháp cải thiện và nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp (Chân trời sáng tạo)
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Toán 2. Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 2… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Chương trình GDPT 2018 có nhiều đổi mới về nội dung, môn học, thời gian học và phương pháp giảng dạy theo hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất người học, đồng thời phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên. Thực hiện theo yêu cầu đổi mới của bộ giáo dục, bộ sách Chân trời sáng tạo đã triển khai xây dựng bộ sách giáo khoa mới cho môn Toán ở bậc tiểu học nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng. Bản thân là giáo viên dạy môn Toán lớp 3, tôi nhận thấy cần phải tìm ra phương pháp mới để việc giảng dạy theo chương trình đạt hiệu quả cao nhất.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, các đại lượng cơ bản, và một số yếu tố hình học. Học sinh biết cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Biết thực hành tính nhẩm, tính viết viết về bốn phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, số đo các đại lượng , các yếu tố hình học. Biết cách giải và trình bày bài giải với những bài toán có lời văn.
Giải toán có lời văn là hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm, chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Vì vậy đây là một hoạt động tương đối phức tạp và khó đối với học sinh Tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, tư duy của các em cũng nặng về tư duy cụ thể, tư duy ngôn ngữ trừu tượng còn nghèo nàn và non nớt mà các em đã phải tiếp xúc với nhiều loại toán khác nhau. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn.
Qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vở toán và vở Cùng em học toán của học sinh cũng như gọi học sinh làm bài tập thì tôi thầy đa số học sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn hoặc có thì bài giải chưa hoàn chỉnh, chưa chặt chẽ, chưa biết cách tự kiểm tra kết quả bài làm của mình xem mình giải đúng hay sai. Nhiều học sinh chưa hiểu được bản chất của bài toán nên chưa sáng tạo trong việc tìm cách giải. Đa số học sinh chưa biết cách tóm tắt bài toán hoặc khi giải các em ghi lời giải chưa chính xác, nhiều khi còn xác định sai đơn vị của đại lượng…
Thống kê kết quả khảo sát chất lượng giải bài toán có lời văn đầu năm của 40 học sinh lớp 2… về giải toán có lời văn tôi đã tổng hợp và đánh giá xếp loại như sau:
Bảng khảo sát chất lượng giải bài toán có lời văn của học sinh lớp 2…
Sĩ số | Bài đúng, đầy đủ | Bài đúng, chưa đầy đủ | Bài giải sai | |||
40 | SL | % | SL | % | SL | % |
10 | 25 | 20 | 50 | 10 | 25 |
Kết quả như trên cho thấy việc giải toán có lời văn của học sinh lớp 2… chưa cao. Số học sinh giải đúng còn chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có 25%. Có 50% số học sinh giải đúng phép tính nhưng chưa đầy đủ, và có 25% số học sinh giải bài sai.
Để khắc phục những tồn tại nói trên tôi đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp “Biện pháp cải thiện và nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2” qua bộ sách Chân trời sáng tạo.
2. Nội dung giải pháp
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, qua điều tra thực trạng ban đầu, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh. Trước hết muốn giải được bài toán có lời văn, giáo viên cần cho học sinh nắm được đường lối chung để giải bài toán có lời văn được thực hiện 5 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh phải đọc kỹ đề toán để phân biệt dữ kiện của bài – xác định được cái đã cho và cái phải tìm.
Bước 2: Phân tích bài toán: Sau khi học sinh đọc bài toán, giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được đề bài.
+ Bài toán cho ta biết gì ?
+ Bài toán hỏi điều gì ?
+ Muốn giải được bài toán ta phải sử dụng phép tính nào ?
Đề tránh nhàm chán các câu hỏi lặp lại nhiều lần, giáo viên cần thay đổi câu hỏi để phát huy tư duy của học sinh.
Ta có thể hỏi ngược lại:
+ Bài toán hỏi điều gì?
+ Ta biết điều gì ở bài toán?
+ Muốn giải được bài toán trước hết ta phải tìm gì ?
Bước 3: Tóm tắt bài toán: Khi học sinh đó hiểu được bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách chính xác (học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn). Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau.
Ví dụ: Bài 1 – trang 71/SGK Toán 2 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Cách 1: Có: 4 bạn
Thêm: 10 bạn
Có tất cả: … bạn?
Cách 2: 4 bạn
Có tất cả … bạn?
Bước 4: Giải bài toán
Các em dựa vào tóm tắt để giải bài toán
Số bạn chơi lò cò có tất cả là:
4 + 10 = 14 (bạn)
Đáp số: 14 bạn
Bước 5: Thử lại kết quả
Tức là học sinh kiểm tra xem kết quả tính đó đúng chưa ? Lời giải đó chuẩn chưa ? Và đáp số đầy đủ chưa ?
Ở ví dụ trên ta lấy tổng số bạn chơi lò cò trừ đi số bạn chạy tới cùng chơi mà ra số bạn chơi lúc đầu là đúng hoặc ngược lại.
Trong 5 bước trên thì các em làm vào vở bước 3 và bước 4. Còn các bước khác các em chỉ suy nghĩ làm miệng hoặc làm nháp. Khi học sinh đã nắm vững 5 bước của một bài toán có lời văn với từng loại bài khác nhau. Khi giải xong giáo viên cần chốt cho học sinh những điều cơ bản cần ghi nhớ.
2.1. Dạng “Bài toán về nhiều hơn”
Khi dạy “Bài toán về nhiều hơn”, giáo viên giúp học sinh biết cách xác định: số lớn, số bé, phần “nhiều hơn”. Vậy khi dạy dạng toán này học sinh chỉ cần vận dụng công thức
Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”
Bài toán 1: (trang 73/SGK Toán 2 – bộ sách Chân trời sáng tạo)
Tóm tắt Học sinh giải:
Hà: 4 bút
Tín nhiều hơn Hà: 1 bút Bài giải
Tín: … bút? Số bút chì của Tín là:
Ở đây số lớn là số bút của ai ? 4 + 1 = 5 (bút)
Số bé là số bút của bạn nào ? Đáp số: 5 bút
Vậy tìm số bút của Tín bằng cách nào ?
Để tránh cho học sinh đập khuôn máy móc cứ thầy bài toán có “nhiều hơn” là sử dụng phép cộng. Buổi chiều có tiết hướng dẫn học tôi luyện thêm cho các em bài toán khác.
Bên cạnh rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dạng này, tôi đưa thêm bài toán trắc nghiệm sau :
Bài toán 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
(Bài tập 2 trang 73 SGK Toán 2 – bộ sách Chân trời sáng tạo)
A.13cm B. 14cm C.15cm
Học sinh phải khoanh đáp án A vì Xe cứu hỏa dài số xăng-ti-mét là: 8 + 5 = 13 (cm)
2.2. Dạng “Bài toán ít hơn”
Dạng này, học sinh cũng xác định số lớn, số bé, phần ít hơn” và ghi nhớ: Số bé = Số lớn – phần “ít hơn”. Trong công thức toán này, để vận dụng tốt vào những bài học sau, mỗi học sinh cần có tư duy chặt chẽ để xác định được đâu thực sự là “Bài toán nhiều hơn” và đâu là “Bài toán ít hơn” để có cách giải đúng, tránh nhầm lẫn. Vậy giáo viên cần hướng dẫn để các em phân tích được bài toán, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhìn vào tóm tắt để xác định yêu cầu của bài toán cho đúng.
Bài toán: (trang 74/SGK Toán 2 – bộ sách Chân trời sáng tạo)
Tóm tắt
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh xác định được số lớn là số viên bi của Sơn, số bé là số viên bi của Thuỷ, số phần ít hơn là 2 viên bi. Từ đó học sinh giải bài rất dễ dàng.
Bài giải
Số viên bi của Thuỷ là:
7 – 2 = 5 (viên bi)
Đáp số: 5 viên bi
Cũng giống như dạng “Bài toán về nhiều hơn” sau khi làm xong tôi yêu cầu học sinh thử lại bằng cách lấy số viên bi của Thuỷ vừa tìm được cộng với 2 viên bi mà ra số viên bi nhà Sơn thì bài toán giải đúng. Ngoài dạng cơ bản này, để rèn thêm kĩ năng giải bài toán, chiều đến tôi cho học sinh làm thêm dạng khác để rèn luyện thêm.
2.3. Dạng “Tìm số hạng chưa biết”
Với dạng này học sinh đọc bài toán xong phải xác định được tổng và một số hạng đã biết để tìm số hạng kia.
Công thức: Số hạng = Tổng – Số hạng đã biết
Bài toán: (trang 72/SGK Toán 2 – bộ sách Chân trời sáng tạo)
Tóm tắt
Tất cả: 80 thùng
Bán đi: 60 thùng
Còn lại: … thùng?
Bài giải
Số thùng sữa còn lại:
80 – 60 = 20 (thùng)
Đáp số: 20 thùng
Ở đây ta thấy 60 thùng sữa đã bán + số thùng sữa còn lại = tất cả thùng sữa.
Do đó: 80 thùng sữa là tổng
60 thùng sữa đã bán là số hạng đã biết.
Số thùng sữa còn lại là số hạng chưa biết.
Khi hiểu được như vậy, học sinh dễ dàng tìm ra cách giải bài toán này dựa vào cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và tương tự như vậy đối với những bài toán khác, học sinh cũng phân tích và đưa về dạng bài đã học để giải toán đúng. Khi cả lớp đã thành thạo giải bài toán có lời văn dạng đơn giản, tôi đưa những bài nâng cao giúp học sinh tư duy tốt, rèn kỹ năng giải toán tốt hơn.
2.4. Dạng “Tìm số bị trừ chưa biết”
Bài toán: Bài 7 – trang 23 SGK Toán 2 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Tóm tắt
Có: 29 ô tô
Rời bến: 9 ô tô ?
Còn: …. ô tô?
Bài giải
Số xe còn lại là
29 – 9 = 20 (ô tô)
Đáp số: 20 ô tô
Với bài này ta thấy: 29 ô tô – số xe còn lại = 9 ô tô
Do đó: 29 ô tô là số bị trừ. Số ô tô còn lại là số trừ chưa biết. 9 ô tô còn lại là hiệu.
Điều cần ghi nhớ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Sau khi các em đã thành thạo quy trình giải một bài toán có lời văn, tôi tiếp tục củng cố, mở rộng cho học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]