LVTS Quản lí phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội
- Mã tài liệu: LV0047 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 555 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 159 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 159 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
5.1. Hệ thống hoá sở lí luận về quản lí phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập .
5.2. Phân tích thực trạng quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mô tả sản phẩm
1. Lí do chọn đề tài
Bắt nạt luôn là một vấn nạn tồn tại suốt một thời gian dài trong trường học. Bắt nạt là một vấn đề về hành vi của vị thành niên, làm ảnh hưởng đến quá trình, thành tích học tập cũng như sức khoẻ và tinh thần của cả nạn nhân lẫn người bắt nạt. Bắt nạt là một hành vi gây hấn có chủ đích, nó bao gồm cả những hành vi sử dụng vũ lực cưỡng ép người khác về mặt thể chất cũng những hành vi quấy rối bằng lời nói. Hành vi bắt nạt bao gồm bốn loại cơ bản: bắt nạt về tâm lý, bắt nạt bằng lời nói, bắt nạt về thể chất và bắt nạt trực tuyến.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, học sinh cũng từ đó mà có nhiều cơ hội được tiếp xúc với mạng internet và các phương tiện công nghệ như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động…cũng chính vì thế những năm gần đây việc bắt nạt thay vì chỉ diễn ra tại trường học, học sinh bắt đầu sử dụng những công nghệ như máy tính, điện thoại di động để bắt nạt lẫn nhau. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, bắt nạt qua mạng đang ngày càng gia tăng và được xem là một vấn đề đáng báo động, có ảnh hưởng tiêu cực đến rất nhiều thanh thiếu niên. Theo Nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI), năm nay chỉ số văn hóa mạng toàn cầu xuống thấp đến mức chạm đáy trong vòng 4 năm, và Việt Nam nằm trong số 5 nước có trình độ văn minh trên mạng thấp nhất thế giới. Việc mượn công nghệ như một thứ “vũ khí” để công kích, lấn át tinh thần một ai đó hẳn là không còn xa lạ. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội hay các diễn đàn trên mạng thì chắc hẳn đã không ít lần bắt gặp những cá nhân dễ dàng buông lời miệt thì một ai đó hoặc hội nhóm lập ra để “tẩy chay”,”dìm hàng” ai đó một cách cay nghiệt. Những nút like, share, comment cười cợt cho đến ngôn từ thô tục, công kích là hình thức thể hiện của những vấn nạn nghiêm trọng hơn: phân biệt đối xử, hạ thấp uy tín, kỳ thị, tấn công cá nhân…Chỉ một cái nhấn chuột tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể đẩy một người đến bước đường cùng, thậm chí đến quyết định từ bỏ cuộc sống.
Bắt nạt trực tuyến là một hình thức còn khá mới nhưng hậu quả để lại nghiêm trọng hơn nhiều so với những hình thức bắt nạt, bạo lực học đường khác. Theo một kết quả khảo sát của UNICEF và Đại diện Đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Bạo lực đối với trẻ em công bố vào tháng 9 năm 2019 “ một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó một phần năm cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực. Cũng theo khảo sát này 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.”. Có thể thấy cứ ba trẻ thì sẽ có nhiều hơn một trẻ bị bắt nạt trực tuyến. Vì vậy, bắt nạt trực tuyến là hình thức bắt nạt vô cùng nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, học tập, gây ra những tổn thương về mặt tinh thần, tâm lý và nghiêm trọng hơn dẫn đến những hậu quả không mong muốn như trầm cảm và tự tử.
Vậy, đặt ra một câu hỏi rằng trước những bất cập đó thì gia đình, nhà trường, xã hội đã có những biện pháp giáo dục phòng tránh như thế nào? Đa số hiện nay mọi người thường không kiểm soát được hành vi, cảm xúc của bản thân, có những biểu hiện bộc phát và sử dụng những biện pháp trừng phạt như đánh đập, mắng chửi,.. làm tổn thương nặng nề đến thể chất và tinh thần của trẻ, đặc biệt là với lứa tuổi Trung học phổ thông với sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì nên trẻ muốn “được” là người lớn; nhu cầu được tôn trọng, lắng nghe và thể hiện bản thân ngày càng cao nên vấn đề này lại càng đáng lưu tâm. Từ đó, trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực,có vấn đề tâm lý, dần dần sẽ hình thành nên một đứa trẻ lầm lì, bắt nạt, dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, đem lại hậu quả vô cùng nặng nề.
Để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc xảy ra, việc giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho trẻ là vô cùng cần thiết. Giáo dục phòng tránh bắt nạt qua mạng sẽ trang bị cho trẻ những tri thức giúp hình thành thái độ ứng xử đúng đắn trên mạng xã hội, để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh; hình thành cho trẻ thói quen, hành vi với mục đích tích cực và tuân thủ các quy định của pháp luật phù hợp với lứa tuổi và kĩ năng sử dụng Internet an toàn. Đây là những điều mà giáo dục hiện tại còn thiếu sót.
Hiện nay, việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội còn gặp nhiều khó khăn và bất cập như chưa huy động được sự tham gia của các nguồn lực vào hoạt động của nhà trường, cha mẹ học sinh (CMHS) còn lúng túng trong cách trang bị cho con những kiến thức để phòng tránh việc bị bắt nạt qua mạng, hay cha mẹ còn chưa đủ sự hiểu biết về vấn đề này,… Chính vì vậy, nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh. Nhà trường là cầu nối giúp cha mẹ thêm hiểu hơn thế nào là bắt nạt, thế nào là bắt nạt trực tuyến qua mạng, giúp phụ huynh học sinh hiểu được sự khác biệt giữa bắt nạt truyền thống với bắt nạt trực tuyến, qua đố giúp gắn kết cha mẹ với con cái, giữa nhà trường với các tổ chức cộng đồng, giúp phát huy tối đa sức mạnh của các nguồn lực trong việc giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho trẻ.
Tình trạng bắt nạt học đường, đặc biệt là tình trạng bắt nạt trực tuyến đang là một vấn đề được nhà trường, gia đình và xã hội hết sức quan tâm đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, học sinh có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin từ rất sớm. Hầu hết các nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến được tiến hành ở Bắc Mỹ, châu u và châu Úc. Ở Việt Nam, cụ thể tại TP. Hà Nội, nghiên cứu về bắt nạt học đường những năm gần đây cũng được thực hiện ngày càng phổ biến, tuy nhiên nghiên cứu về bặt nạt trực tuyến vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, do đặc thù là các trường tự chủ về tài chính cũng như chương trình học nên tại các nhà trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, các em HS có cơ hội được tiếp cận với công nghệ thông tin từ rất sớm, hầu hết các môn học tại nhà trường của các em đều sẽ được tích hợp với công nghệ. Chính vì vậy, các em hoàn toàn dễ dàng trở thành nạn nhân của BNTT hay vô tình trở thành người đi bắt nạt nếu không có sự giáo dục từ sớm của người lớn.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lí phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông theo mô hình sáu phương thức, đề xuất các biện pháp nâng cao phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông nhằm góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyền cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyền cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội.
4. Giả thiết nghiên cứu
Việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội còn gặp nhiều khó khăn và bất cập như chưa huy động được sự tham gia của các nguồn lực vào hoạt động của nhà trường, cha mẹ học sinh (CMHS) còn lúng túng trong cách trang bị cho con những kiến thức để phòng tránh việc bị bắt nạt qua mạng, hay cha mẹ còn chưa đủ sự hiểu biết về vấn đề này,… Nếu được nghiên cứu lý luận và thực trạng để đề xuất biện pháp các vấn đề trên sẽ góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá sở lí luận về quản lí phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập .
5.2. Phân tích thực trạng quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung
Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng, xác định tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến và các hình thức bắt nạt trực tuyến; đề xuất biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong phòng tránh bắt nạt trực truyến tại một số trường THPT ngoài công lập tại thành phố Hà Nội theo mô hình “Sáu phương thức” của Joyce L. Epstein.
6.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu thực hiện trên :
+ 197 học sinh,
+ 32 cán bộ quản lý
+ 63 giáo viên
+ 85 phụ huynh học sinh
Thuộc các trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu và Trường Phổ thông Hoà Bình La Trobe Hà Nội
6.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 04 năm 2022
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lí luận, pháp lí trong các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài như sách báo, tạp chí, các văn bản chính sách pháp luật của Chính phủ, Công ước quốc tế nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Thông qua phiếu hỏi để khảo sát học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí về thực trạng bắt nạt trực tuyến; hoạt động phối hợp giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả phỏng vấn các đối tượng bao gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Cố vấn tâm lý trong nhà trường về các vấn đề liên quan đến thực trạng bắt nạt trực tuyến của học sinh tại nhà trường hiện nay cũng như các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong phòng tránh bắt nạt trực tuyến.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng một số công thức Toán học và phần mềm SPSS để xử lí các kết quả điều tra
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lí luận về phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học phổ thông ngoài công lập
Chương 2: Thực trạng quản lí phối hợp các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lí tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục phòng tránh bắt nạt trực tuyến cho học sinh Trung học Phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội