SKKN Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4
- Mã tài liệu: MT0192 Copy
Môn: | Đoàn Đội |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 400 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Phối hợp trong các hoạt động thi đua, tuyên truyền và vận động.
2.2.2. Phối hợp để cùng xây dựng ngôi trường ấm áp và thân thiện.
2.2.3. Phối hợp cùng thực hiện xây dựng ngôi trường an toàn.
2.2.3. Phối hợp cùng thực hiện xây dựng ngôi trường an toàn.
2.2.3. Phối hợp cùng thực hiện xây dựng ngôi trường an toàn.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO. Từ đó cho đến nay mô hình không ngừng được phổ biến và nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.
“Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
Trường THPT Đô Lương 4 là một ngôi trường được xây dựng ở vùng hạ huyện, điều kiện về kinh tế, học tập và đi lại của các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn. Với đặc thù như vậy, để khích lệ các học sinh tới tới trường, các giáo viên yêu nghề và an tâm công tác thì việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc là một việc cấp thiết, để thầy cô và học sinh thực sự cảm nhận được hạnh phúc – “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”.
Chính vì thế để xây dựng ngôi trường hạnh phúc đòi hỏi tập thể nhà trường luôn phải đoàn kết, thống nhất, nhiệt huyết, tận tâm với công tác giáo dục; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có sức mạnh tổng hợp, thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Công đoàn và Đoàn thanh niên là hai tổ chức đoàn thể có vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, việc coi trọng công tác phối hợp để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, khắc phục những khó khăn, phối hợp công tác vì sự phát triển của nhà trường và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần tạo dựng nên ngôi trường hạnh phúc là yếu tố hết sức cần thiết. Từ những thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4”.
- Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trong công tác phối hợp hoạt động Công đoàn và Đoàn thanh niên ở trường THPT Đô Lương 4 trong những năm gần đây, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên nhằm góp phần tạo dựng mô hình trường học hạnh phúc.
1
- Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
-
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hoạt động phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên. – Nghiên cứu thực trạng phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên.
Nghiên cứu những chức năng của tổ chức Công đoàn và chức năng Đoàn thanh niên khi quản lý chỉ đạo.
- Những hoạt động cụ thể, những kết quả mà Công đoàn và Đoàn thanh niên đạt được. Tổng kết những kinh nghiệm về phối hợp giữa mà Công đoàn và Đoàn thanh niên. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị và các văn bản pháp quy, tài liệu khoa học có liên quan.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, hội thảo, nghiên cứu sản phẩm, phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ: Lập bảng thống kê toán học để so sánh, đối chiếu, công cụ google stoms.
- Tính mới của đề tài.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy vấn đề “Xây dựng trường học hạnh phúc” đ có một số tác giả quan tâm, nghiên cứu nhưng đều ở dạng khái quát, chung chung chưa có các biện pháp thật cụ thể, thiếu các minh chứng kèm theo, trong đó có vấn đề phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiển công tác phối hợp Công đoàn và Đoàn thanh niên tại các trường phổ thông, góp phần xây dựng ngôi trường hạnh phúc đúng với tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như chủ trương Công đoàn ngành đ đề ra.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thực hiện một số biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trƣờng học hạnh phúc tại trƣờng THPT Đô Lƣơng 4.
- Cơ sở lí luận.
- Quan điểm về xây dựng trƣờng học hạnh phúc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc” trích Trong bức thư đăng trên Báo Nhân Dân, số 600, ngày 24.10.1955.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều này, bản thân mỗi nhà trường, giáo viên và l nh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo môi trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.
- Khái niệm trƣờng học hạnh phúc.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của nhà xuất bản Thanh niên, do Ngọc Lương chủ biên, trang 187 “Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy mọi ý nguyện đều được thỏa m n”. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí. Hạnh phúc đối với học sinh THPT có thể hiểu một cách đơn giản là đạt được kết quả cao trong học tập, được thầy cô và bạn bè quý mến, tôn trọng, được học tập dưới một mái trường thân thiện với điều kiện cơ sở vật chất tốt và được thể hiện, khẳng định năng lực bản thân.
Vì vậy, có thể nói rằng “Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày GV và HS đến trường là một niềm hạnh phúc.
- Các tiêu chí để xây dựng trƣờng học hạnh phúc.
Theo Công đoàn giáo dục Việt Nam các tiêu chí của trường học hạnh phúc bao gồm:
Tiêu chí 1: Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân
- Đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý (phòng ngừa và ứng phó với bắt nặt, bạo lực học đường . . .) cho học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động khi học tập và tham ga các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Phòng học, phòng làm viêc của Ban Giám hiệu, Công đoàn, thư viện, nhà thể thao, sân chơi, bể bơi, các phòng thực hành thí nghiệm, …phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, tạo dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, thân thiên. Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp, thân thiện; mọi thành viên trong trường học, lớp học, được tôn trọng, có giá trị, được thấu hiểu và được đảm bảo an toàn.
- Cán bộ, nhà giáo, người lao động thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho tất cả học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động.
- Nhà trường tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhà giáo, người lao động đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ
- Nhà trường đ xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]