SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật
- Mã tài liệu: MT0193 Copy
Môn: | Đoàn Đội |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 547 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Giải pháp: Lựa chọn và phân công nhiệm vụ của
Ban nữ công
2 Giải pháp: Xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán
bộ, nhà giáo, người lao động
3 Giải pháp: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,
sức khoẻ cho cán bộ, nhà giáo, người lao động và
học sinh nữ
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc,… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, nữ doanh nhân tiêu biểu đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế – xã hội.
Phụ nữ là một nửa không thể thiếu của thế giới, là hiện thân của những bông hoa hồng, rất đẹp, rất quyến rũ nhưng cũng gai góc và đầy bản lĩnh. Nếu như trước kia, công việc chính của phụ nữ chỉ là nội trợ, là hậu phương phía sau sự thành công của những người đàn ông thì hiện nay, phụ nữ đang dần có được quyền bình đẳng với phái mạnh, có sự mạnh mẽ, độc lập và cũng thành công không kém những người đàn ông. Với phụ nữ hiện đại, không ngại thay đổi, không ngại phát triển và tự khẳng định sức mạnh của bản thân.
Nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành Giáo dục chiếm tỷ lệ gần 80% trong tổng số CBNGNLĐ toàn ngành giáo dục, chị em có mặt ở mọi lĩnh vực công tác: quản lý, giảng dạy và hành chính. Điều đó cho thấy vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chung, đây là lực lượng góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu giáo dục, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của toàn ngành. Nữ CBNGNLĐ phát huy phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành những tấm gương tiêu biểu, góp phần không nhỏ vào việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đội ngữ nữ ngành giáo dục có nhiều cơ hội được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, được chăm lo về sức khỏe cũng như được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công việc nhằm phát huy sở trường của bản thân. Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nữ CBNGNLĐ, không ngừng học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thực tế công việc và sự phát triển của xã hội, rất nhiều nữ CBNGNLĐ đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhiều chị em đã có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng, mang lại lợi ích cao, nhiều chị em được nhận những phần thưởng cao quý của nhà nước, của các cấp, các ngành.
Bên cạnh giỏi việc trường, nữ CBNGNLĐ trong ngành giáo dục còn rất đảm đang trong công việc gia đình. Với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát huy lợi thế của phụ nữ ngành giáo dục, có năng lực sư phạm, tâm lý và biết vận dụng hiểu biết để tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Các chị đã và làm tốt vai trò là “người thầy đầu tiên” của các con; tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, chăm lo cuộc sống gia đình, nuôi dưỡng bố mẹ, dạy các con chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo, mặc dầu vẫn còn nhiều chị có hoàn cảnh rất khó khăn, song các chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của “người xây tổ ấm”. Nhiều gia đình nữ nhà giáo giữ được nét đẹp truyền thống nhiều thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, yêu thương, tôn trọng nhau.
Không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, với tinh thần tương thân, tương ái, với những nghĩa cử cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ mọi người, phụ nữ ngành Giáo dục đã tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động của cộng đồng, quan tâm chăm lo cho CBNGNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ giáo dục ở miền núi, vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn
Trường THPT Lê Viết Thuật trải qua 45 năm thành lập đến nay đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Trong sự cống hiến, nỗ lực của tập thể hội đồng sư phạm nhiều thế hệ để có một ngôi trường vươn mình lớn mạnh như ngày hôm nay, phải kể đến đóng góp lớn của đội ngũ nữ CBNGNLĐ, các em nữ sinh và vai trò của Ban nữ công nhà trường. Tại trường THPT Lê Viết Thuật, tỉ lệ đoàn viên nữ rất cao trong tổng số CĐV của nhà trường: 91 CĐV nữ /tổng số 109 cán bộ, nhà giáo, người lao động – CĐV nữ chiếm tỉ lệ 83 %. Toàn trường có 1970 em học sinh, trong đó nữ là 1025 em chiếm tỉ lệ 52 %. BNC đã xác định, đây là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.
Với các giải pháp đã áp dụng trong việc tổ chức các hoạt động nữ công trong những năm gần đây, ban nữ công của chúng tôi đã góp phần phát triển nhà trường, thay đổi, nâng cao nhận thức, thúc đẩy hoạt động, nâng cao vị thế của đội ngũ nữ CBNGNLĐ và các em nữ sinh trường THPT Lê Viết Thuật và khắc phục những tồn tại, hạn chế của hoạt động nữ công trong nhà trường. Với mong muốn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau với đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trong trường học và góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động của Ban nữ công, chúng tôi mạnh dạn trình bày: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật”. Hi vọng rằng, các giải pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích thiết thực đối với đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công ở trường học. Qua đó, ban nữ công các trường căn cứ vào tình hình, đặc điểm và yêu cầu thực tiễn của trường mình có thể vận dụng một cách linh hoạt và đem lại hiệu quả trong công tác hoạt động nữ công.
2. Mục đích nghiên cứu
Đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động của công tác nữ công trong nhà trường, đưa ra những giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động và các em nữ sinh; góp phần xây dựng và phát triển trường THPT Lê Viết Thuật đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức công đoàn về vai trò của
công tác nữ công trong giai đoạn hiện nay.
- Tập trung vào việc đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động của ban nữ công nhằm góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nữ trường THPT Lê Viết Thuật. Trình bày nguyên nhân, giải pháp, kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho từng giải pháp cụ thể.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết
Thuật. Đề tài nghiên cứu dựa trên sự tiếp thu kinh nghiệm của BNC trước đây và được tiến hành thực nghiệm từ năm 2019-2020; 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tổ chức Công đoàn, đến vai trò của nữ công, hoạt động của Ban nữ công. Nghiên cứu các giải pháp hoạt động của nữ công.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát, tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn đối với đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh của trường THPT Lê Viết Thuật, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban nữ công.
- Phương pháp thống kê
Phân tích, tính toán, thống kê đối chiếu kết quả khảo sát, phỏng vấn tìm hiểu để có những số liệu chính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp.
6. Tính mới của đề tài
Giải pháp được đề ra và tiến hành theo từng nhóm cụ thể: – Lựa chọn và phân công nhiệm vụ của Ban nữ công.
- Xây dựng khối đoàn kết trong nữ CBNGNLĐ và học sinh.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ cho CBNGNLĐ và HS nữ.
Kết quả đạt được và phần rút kinh nghiệm, chúng tôi đặt ngay ở sau từng nhóm giải pháp. Có thể khẳng định rằng, những giải pháp trên đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động nữ công, góp phần vào việc nâng cao thành tích, vị thế và chất lượng trong dạy học của nhà trường.
Để minh chứng cụ thể nhằm thấy rõ thực trạng hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật, tính cấp thiết và tính khả thi của vấn đề nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật” trong tình hình hiện nay, chúng tôi có thêm mục khảo sát và thang đánh giá, hình thức trao đổi bằng bảng hỏi với thang đánh giá trên 04 mức độ câu hỏi và câu trả lời: Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và Rất cấp thiết. Không khả thi; Ít khả thi; Khả thi và Rất khả thi. Chúng tôi thu nhận cách đánh giá khảo sát bằng cách tính điểm khách quan trên phần mềm theo Google Form. Mẫu và minh chứng khảo sát có ở phần (Phụ lục). Kết quả tính điểm trung bình X theo phần mềm Average. Ngoài ra còn có các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm 3 phần:
- Phần I: Đặt vấn đề
- Phần II: Nội dung nghiên cứu
- Phần III: Kết luận
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]