SKKN Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM2090 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2149 |
Lượt tải: | 19 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trưng Vương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trưng Vương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
A. Các bước thực hiện giải bài toán có lời văn
B. Các ví dụ
1. Dạng bài toán có phép tính cộng
2. Dạng bài toán có phép tính trừ.
3. Dạng bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
4. Dạng bài toán có phép tính nhân.
5 Kiểm tra bài toán có phép tính chia
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của môn Toán trong trường tiểu học.
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát tiển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp của con người.
Môn Toán ở trường tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiêm cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người
Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lô gíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
Để góp phần tạo ra những con người thông minh, sáng tạo, giàu ý chí và nghị lực, vững tin vào bàn tay, khối óc của mình, người thầy giáo phải coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập cho học sinh qua các môn học nói chung, qua môn toán nói riêng và đặc biệt là qua học giải toán có lời văn.
- Xuất phát từ ý nghĩ của việc dạy giải toán có lời văn.
Giải toán là mạch kiến thức hết sức quan trọng, chính vì thế, nó được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn toán ở bậc tiểu học. Giải toán ở bậc tiểu học giúp học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào giải các bài toán gắn với tình huống thực tiễn.
Qua giải toán tạo điều kiện giúp các em phát triển trí thông minh tư duy độc lập, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng cho các em, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt sáng tạo.
Đối với học sinh lớp Hai, các em mới làm quen với giải toán có lời văn (các em đã được học ở lớp Một nhưng rất ít) nên người thầy phải hết sức chú trọng để trang bị cho các em một số kiến thức và kĩ năng cơ bản trong giải toán để các em có thể học tốt hơn môn toán.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu tài liệu, học hỏi, tham khảo bạn bè đồng nghiệp và qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc “Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2” và đã viết nên đề tài này.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
– Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy toán có lời văn.
– Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 2.
– Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành các kiến thức đã học; rèn luyện kỹ năng tính toán là bước tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn.
– Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khơi gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
– Rèn luyện cho học sinh những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như: tư duy, cẩn thận, nhanh nhẹn, cụ thể…..
– Khảo sát và hướng dẫn cụ thể một số bài toán giải, một số dạng toán có lời văn ở lớp 2, để từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, và đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
– Đối tượng: Học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học…….
– Thời gian nghiên cứu: Từ ……..đến tháng ……..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp quan sát: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn Toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 2, việc sử dụng đồ dùng trực quan nhiều hơn. Ví dụ: Khi dạy giải toán ở lớp 2, giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau đó hướng dẫn các em lập tóm tắt đề bài rồi mới đến bước chọn phép tính.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát khả năng giải toán có lời văn của học sinh khối lớp 2 Trường Tiểu học…….
- Phương pháp phân tích, đàm thoại: Đây là phương pháp cần thiết và thích hợp với học sinh ở tiểu học, rèn luyện cho học cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh. Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên cần lựa chọn hệ thống câu hỏi chính xác và rõ ràng, nhờ thế mà học sinh có thể nắm được ngay nội dung kiến thức từ đầu và giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi.
- Phương pháp thực hành và luyện tập: Sử dụng phương pháp này thực hành luyện tập kiến thức, kĩ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương pháp như: Gợi mở, vấn đáp và giảng giải minh hoạ.
PHẦN 2. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Dạy học toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn, đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Mạch kiến thức giải toán có lời văn được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác trong môn Toán lớp 2. giải toán có lời văn giúp học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào giải các bài toán gắn liền với tình huống thực tiễn. Học sinh tự giải được các bài toán có lời văn là một yêu cầu cơ bản của dạy toán học. Vì vậy, việc dạy học giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy học toán.
Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì vậy giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: Xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa các đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
Dạy học giải toán giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra các quy tắc ở dạng khái quát nhất định.
Giải toán có lời văn là loại toán cần đến sự tư duy bởi vì đề bài được nêu ra dưới hình thức có lời văn hoàn chỉnh. Vì vậy để giải được các loại toán này, học sinh cần tìm được sự liên quan giữa các đại lượng, các yếu tố đã biết và các yếu tố cần tìm của bài toán một cách lô gíc. Nói chung các dữ liệu được đưa ra trong đề toán rất đa dạng nó gắn liền với thực tế hoạt động của các sự vật, các yếu tố cuộc sống để học sinh dễ liên hệ.
Như vậy đây là một loại toán khó đối với học sinh tiểu học bởi ở lứa tuổi này các em chưa tiếp xúc nhiều với cuộc sống, bản chất của các em còn rất hồn nhiên và ngây thơ, sự chú ý của các em còn hướng ra bên ngoài chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy, vào trí nhớ lô gíc, trí nhớ máy móc cũng dễ dàng đối với các hiện tượng hình ảnh cụ thể hơn là các câu chữ trừu tượng, khô khan.
Để giúp học sinh giải toán có lời văn theo hướng tích cực giáo viên cần giúp học sinh tự mình tìm hiểu được các mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả mối quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải của bài toàn.
Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên phải thực hiện được các yêu cầu sau:
Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ…(chuẩn bị cho học sinh giải toán).
Tổ chức cho học sinh thực hiện giải toán.
Tổ chức rèn kĩ năng giải toán.
Rèn luyện năng lực khái quát hóa giải toán.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua thực tế dạy học từ Trường Tiểu học, bằng việc dự giờ, thăm lớp, trao đổi giờ dạy và rút ra kinh nghiệm giờ dạy của các đồng nghiệp cho thấy.
- Về phía giáo viên
Đa số giáo viên đã biết hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được cách giải bài toán có lời văn theo các bước giải nhưng thống nhất theo một trình tự chặt chẽ, đôi lúc làm tắt, bỏ qua một số bước ( Ví dụ: không cho hoc sinh tóm tắt bài toán, không cho học sinh xác định dạng bài, kiểu bài…)
Một bộ phận giáo viên chưa linh hoạt trong cách hướng dẫn học sinh giải bài toán, chưa biết cách hướng dẫn học sinh khai thác đề bài để định hướng cách làm bài
- 2. Về phía học sinh
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, đa số các em là thích học toán nhưng lại rất ngại những bài toán có lời văn vì đối với dạng bài này bắt buộc các em phải tư duy, trình bày nhiều hơn. Mặt khác, vì mới học lớp 2 nên vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, đầu năm học có em còn đọc chưa thạo, có em đọc được nhưng còn chưa hiểu vì vậy khi giải các bài toán có lời văn, lời giải chưa gọn, có khi còn thiếu chính xác, chưa liên hệ được những điều đã biết, điều cần tìm trong bài để có phép tính đúng.
Khảo sát chất lượng:
Đầu năm, sau khi nhận lớp, tôi bắt tay ngay về tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi nhận thấy lớp 2B các em có lực học khá đồng đều, nhưng đối với giải toán có lời văn các em vẫn còn hơi yếu:
Kết quả khảo sát đầu năm:
Sĩ số | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
21 | SL | TL | SL | TL | SL | TL |
10 | 47,6% | 8 | 38% | 3 | 14,4% |
Trong đó đối với bài toán giải:
Số học sinh sai về lời giải là 5 em = 23,8%
Số học sinh sai về phép tính là 8 em = 38%
Số học sinh sai về đơn vị là 3 em = 14,4%
Nguyên nhân:
Sau khi khảo sát, tìm hiểu thực tiễn tôi thấy có những nguyên nhân như sau:
- Do học sinh không đọc kĩ đề bài nên không nắm vững được những điều đã biết, những điều cần tìm trong bài toán dẫn đến chưa định hướng được cách làm bài.
- Học sinh chưa biết cách tóm tắt bài toán.
- Học sinh không nắm vững câu hỏi của bài nên không xác định được dạng bài.
- Có học sinh không biết dựa vào câu hỏi để tìm lời giải.
- Có học sinh chưa nắm vững cách trình bày bài giải.
- Học sinh không có thói quen kiểm tra lại bài sau khi làm bài xong.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2
- Các bước thực hiện giải bài toán có lời văn:
Khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, GV phải giúp học sinh tự mình tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm, mô tả quan hệ đó bằng tóm tắt bài toán, bằng câu lời giải, bằng phép tính cụ thể.
Xuất phát từ định hướng trên, khi dạy các bài toán có lời văn tôi tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán cụ thể như sau:
- Đọc và tìm hiểu bài toán:
Trong các bước giải toán theo tôi bước này là bước quan trọng nhất để giúp các em xác định được cách giải bài toán đó cụ thể như thế nào?
Bước này tập trung cao độ tư duy của học sinh để lập được mối tương quan giữa các đại lượng. Giáo viên là người giúp đỡ học sinh hiểu rõ một số từ quan trọng như “thêm, hơn, kém, bớt, gấp, chia,…”; “còn lại, có tất cả,…” Ở đây giáo viên giúp học sinh biết suy luận: Muốn tìm cái chưa biết thì phải dựa vào thông tin đã biết. Để làm được điều đó cần thực hiện qua các bước:
Bước 1: Đọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt).
Bước 2: Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm được mối quan hệ giữa những điều đã biết và những điều cần tìm trong bài toán. Xác định được kiểu bài, dạng bài.
Thông thường đề bài của bài toán có lời văn bao gồm có 2 phần đó là: Điều đã biết; điều cần tìm. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết:
- Điều đã biết thường bắt đầu bằng từ “ có”
- Điều cần tìm thường bắt đầu bằng từ “ Hỏi” hay từ “ Tính”
Ngoài ra trong đề toán còn nêu ra mối quan hệ giữa điều đã biết và điều cần tìm. Vì vậy muốn tìm hiểu được đề của bài toán yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài (3 lần trở lên). Tìm hiểu xem bài toán cho biết những gì, bài toán hỏi gì? Liên hệ với những điều đã học để xác định dạng bài.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]