ĐỀ CƯƠNG LVTS BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TIỂU HỌC
- Mã tài liệu: LV0069 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 452 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học
.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học.
.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học.
Mô tả sản phẩm
1
. Lí do chọn đề tài
.1. Giáo dục là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi
1
quốc gia, trong mọi thời đại khác nhau. Giáo dục giúp lưu giữ, truyền đạt tri thức,
kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần rèn luyện đạo đức và hoàn thiện
nhân cách của mỗi cá nhân. Chính vì thế, vai trò của giáo dục đối với con người là
vô cùng to lớn, không thể thay thế trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trong hệ thống
giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là bậc học đóng vai trò nền tảng quan trọng
đối với trẻ em. Vì vây, việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng
lực nhằm giúp học sinh tiểu học phát triển nhân cách một cách toàn diện là một
quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến
nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế việc tư vấn, hỗ trợ nói chung và tư vấn,
hỗ trợ học sinh tiểu học nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ
của nhiều lực lượng xã hội khác nhau và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của
nhà trường và gia đình. Nhà trường là nơi chăm sóc và giáo dục học sinh một cách
khoa học vì trường học được trang bị cơ sở vật chất phù hợp với việc giáo dục học
sinh theo lứa tuổi, đội ngũ giáo viên đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và
nhất là chương trình giáo dục trong nhà trường là chương trình khoa học đã được
nghiên cứu theo đặc điểm và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi. Gia đình là nơi trẻ được
sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục trong tình yêu thương của các thành
viên trong gia đình. Để việc giáo dục học sinh tiểu học đạt kết quả tốt nhất thì cần
có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình phát huy tối đa hiệu quả. Do đó, nhà
trường cần chủ động tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Bên cạnh đó, gia đình cần chủ động liên hệ, phối hợp với nhà trường trong việc tư
vấn, hỗ trợ học sinh nhằm mục đích mang lại lợi ích tốt nhất cho học sinh, giúp
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh
Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng được thể hiện trong các
văn bản của Đảng và Nhà nước như: Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 11 năm 2011 về ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ
4
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban đại
diện cha mẹ học sinh làm cầu nối giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, hỗ trợ nhà
trường trong việc vận động phụ huynh tham gia thực hiện tốt các hoạt động chăm
sóc, giáo dục học sinh; Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm
2
020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ trường Trường
Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó có quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của giáo viên, nhân viên (Điều 26, 27); Luật Giáo dục của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2
005 tại điều 93 đã quy định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với
gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
Trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng, hoạt động
học tập và rèn luyện trong nhà trường là dạng hoạt động chủ đạo, quyết định trực
tiếp sự phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh. Vì vậy, giáo viên ngoài việc tổ
chức, điều khiển hoạt động giáo dục, dạy học, định hướng hoạt động tự học và tự
rèn luyện của học sinh, cũng cần đồng hành, theo sát và kịp thời phát hiện những
khó khăn riêng của những học sinh khác nhau; từ đó, phối hợp với các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tìm ra biện pháp, cách thức hỗ trợ phù
hợp, giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động học tập và rèn luyện. Việc phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh bậc tiểu học nhằm
giúp tạo sự thống nhất về nội dung, phương pháp, khắc phục những thiếu sót trong
quá trình giáo dục, đa dạng các môi trường giáo dục góp phần hình thành nhân
cách, phát triển toàn diện cho học sinh.
1
.2. Trên thực tế, ở các trường tiểu học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh
chưa được chú trọng. Vì thế hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học cũng chưa được quan tâm đúng mức và triển khai
chưa thật sự hiệu quả. Còn rất nhiều bất cập ở hoạt động này trong trường tiểu học.
Nhiều trường chưa có kế hoạch cụ thể, riêng biệt cho công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong giáo dục nói chung và trong tư vấn, hỗ trợ học sinh nói riêng.
Các nhà trường triển khai hoạt động này chủ yếu dựa vào kế hoạch hoạt động của Ban
đại diện cha mẹ học sinh hoặc nếu có kế hoạch thì còn chung chung, mang tính hình
5
thức. Các giáo viên thông tin, phối hợp với gia đình phần nhiều khi có kì cuộc, sự vụ
hoặc học sinh gặp “vấn đề” gì đó chứ rất ít có sự chủ động trong tư vấn, hỗ trợ học sinh.
Vì vậy, nghiên cứu để đề xuất các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học là rất cần thiết.
1
.3. Đã có nhiều các công trình nghiên cứu về hoạt động tư vấn, hỗ trợ học
sinh cũng như có nhiều công trình nghiên cứu về công tác phối hợp giữa gia đình
và nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu về phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh, đặc biệt
là học sinh tiểu học còn mỏng.
Từ những vấn đề nêu và trên cơ sở tiếp cận các nghiên cứu có liên quan, đề
tài “Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học
sinh tiểu học” đã được lựa chọn.
2
. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc phối hợp giữa nhà trường
và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học, đề tài đề xuất một số biện pháp
tác động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
3
. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
.1.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong tư vấn, hỗ trợ học sinh
tiểu học.
3
3
.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong tư vấn, hỗ trợ học sinh
tiểu học.
4
. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh
tiểu học hiện nay chưa tốt. Nếu nâng cao nhận thức cho GV và PHHS về hoạt động
tư vấn, hỗ trợ học sinh; xây dựng và thống nhất kế hoạch phối hợp giữa nhà trường
với PHHS; thiết lập và vận hành các kênh thông tin phối hợp giữa nhà trường với
PHHS; duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
tư vấn, hỗ trợ học sinh sẽ nâng cao được kết quả hoạt động này ở trường tiểu học.
6
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học
.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học.
.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học.
. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao
5
5
5
6
–
kết quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh
trong hoạt động học tập; trong quan hệ giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và
trong việc phát triển bản thân.
–
Về địa bàn: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tại trường Tiểu học Yên
Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.