ĐỀ CƯƠNG LVTS BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
- Mã tài liệu: LV0065 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 415 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “ĐỀ CƯƠNG LVTS BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục quản lý tài
chính cho học sinh tiểu học.
Đề xuất một số biện pháp tích hợp GD quản lý tài chính cho học sinh lớp 4.
Thực nghiệm sư phạm các biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài chính cho
học sinh lớp 4.
Mô tả sản phẩm
1
. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tài chính là một vấn đề cực kì quan trọng, liên quan đến trình độ hiểu
biết và dân trí tài chính của cả một quốc gia. Nó ảnh hưởng không chỉ đến từng cá
nhân mà cả hộ gia đình, doanh nghiệp, từ đó gây tác động đến nền kinh tế nói
chung. Đó là một hiệu ứng lâu dài.
Giáo dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết
vận dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia
đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế – xã hội quốc gia, đáp ứng
nhu cầu phát triển của thế giới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa giáo dục tài chính vào chương trình
giáo dục phổ thông 2018. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lần đầu
tiên giáo dục tài chính được đưa vào 6 môn học và hoạt động giáo dục. Nội dung
giáo dục này là “bắt buộc” nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học
sinh.
Việc đưa giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông mới ngay từ
lớp 2 thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi hướng tới sự
phát triển toàn diện của đất nước, phát triển các công dân toàn cầu đáp ứng nhu cầu
của đất nước và thế giới.
Giáo dục tài chính có nhiều nội dung khác nhau, gồm: tiền và giáo dục; lập kế
hoạch tài chính và quản lý tài chính; quản lý rủi ro; bối cảnh tài chính. Trong đó,
quản lý tài chính là một trong những yếu tố trụ cột quan trọng.
Giáo dục quản lý tài chính giúp con người phát triển bản thân. Có nguồn tài
chính ổn định giúp nâng cao cơ hội mở rộng mối quan hệ. Mỗi cá nhân sẽ không rơi
vào tình trạng bị động trước mọi tình huống. Mọi người thường có xu hướng tiêu
cho hôm nay, không cần biết đến ngày mai, đặc biệt là giới trẻ. Hậu quả dẫn đến là
một khoản nợ cho tháng sau. Bạn chỉ có thể tự do tài chính khi bạn biết cách quản
lý chi tiêu của mình. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp mọi người thoát khỏi tình
trạng nợ nần, trở nên hạnh phúc.
1
Giáo dục quản lý tài chính không trở thành một môn học riêng biệt mà được tích
hợp giáo dục cho học sinh tiểu học trong một số môn học và hoạt động giáo dục.
Tích hợp là lồng ghép những nội dung về giáo dục quản lý tài chính vào các
môn học và hoạt động giáo dục có sẵn, gồm: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân,
Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm.
Trên thực tế, đa số học sinh được tiếp xúc với tiền hằng ngày ngay từ lớp 1,
nhưng trong gia đình nhiều phụ huynh cho rằng việc giáo dục tài chính là không cần
thiết ở các lớp tiểu học. Trong khi, đa số các giáo viên đầu cho rằng giáo dục tài
chính cho học sinh tiểu học là cần thiết.
Mặc dù có định hướng đưa vào các môn học và hoạt động giáo dục, tuy nhiên
nội dung này còn mới mẻ với giáo viên nên việc giáo dục tài chính cho học sinh còn
gặp nhiều khó khăn như tài liệu, phương tiện dạy học hỗ trợ còn ít, các nội dung
chưa có tính hệ thống… Chính vì vậy, học sinh tiểu học ở các địa phương hiện nay
vẫn chưa nhận được những bài học giáo dục kiến thức, kĩ năng quản lý tài chính
một cách đầy đủ và hệ thống.
Từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tích hợp giáo
dục quản lý tài chính cho học sinh Tiểu học”.
2
2
. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc giáo dục quản lý tài chính,
đề tài sẽ đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài chính nhằm nâng
cao kết quả giáo dục quản lý tài chính cho học sinh tiểu học.
3
. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài chính cho học sinh lớp 4 trong
một số môn học và hoạt động giáo dục.
3
.2. Khách thể nghiên cứu
–
–
Quá trình tích hợp.
Giáo dục quản lý tài chính.
4
. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và vận dung được các biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài
chính trong một số môn học và hoạt động giáo dục thì sẽ nâng cao kết quả giáo dục
quản lý tài chính của học sinh lớp 4.
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục quản lý tài
chính cho học sinh tiểu học.
–
–
–
Đề xuất một số biện pháp tích hợp GD quản lý tài chính cho học sinh lớp 4.
Thực nghiệm sư phạm các biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài chính cho
học sinh lớp 4.
6
. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
.1. Về nội dung
6
Nghiên cứu một số biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài chính trong 3 môn
Toán, Đạo đức, Công nghệ và Hoạt động trải nghiệm.
6
.2. Về phạm vi điều tra
Tiến hành điều tra khoảng 100 giáo viên trên địa bàn Hà Nội về thực trạng tích
hợp giáo dục quản lý tài chính cho học sinh lớp 4.
6
.3. Về phạm vi thực nghiệm sư phạm
3
Đề tài tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng học sinh lớp 4 Trường Tiểu học
Dewey.
7
. Phương pháp nghiên cứu
7
.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
–
Phân tích và tổng hợp lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản, các tài liệu có liên
quan đến giáo dục quản lý tài chính để tổng hợp một số biện pháp.
Phương pháp hệ thống hóa: Sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ
–
các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống để từ đó mà xây dựng một số
biện pháp tích hợp giáo dục quản lý tài chính cho học sinh.
7
.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của giáo viên lớp 4 trong quá trình
–
giáo dục quản lý tài chính để xác định thực trạng việc giáo dục quản lý tài chính cho
học sinh. Phiếu quan sát được thiết kế sử dụng cho công việc trên.
–
Phương pháp điều tra: Phương pháp này được sử dụng nhằm khảo sát, đánh
giá thực trạng giáo dục quản lý tài chính và biện pháp giáo dục quản lý tài chính
trong trường tiểu học. Một bảng câu hỏi dành cho giáo viên được thiết kế để phục
vụ cho mục đích trên.
–