ĐỀ CƯƠNG LVTS BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM
- Mã tài liệu: LV0053 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 504 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học môn Đạo đức nói
chung, quá trình tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức cho
học sinh tiểu học nói riêng và hoạt động dựa vào trải nghiệm.
.2. Khảo sát thực trạng của việc tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng,
hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm.
.3. Đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi
đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm.
.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của các biện
pháp tổ chức hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức cho học sinh tiểu
học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm; chứng minh tính đúng đắn, phù
hợp hoặc bác bỏ tính chưa đúng đắn, chưa phù hợp với giả thuyết khoa học đã đề
ra.
Mô tả sản phẩm
Lí do chọn đề tài
.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục Tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm
xây dựng nền tảng ban đầu thiết yếu để hình thành và phát triển nhân cách người
công dân, người lao động tương lai, chuẩn bị cho các em về mặt đạo đức, trí tuệ,
thẩm mĩ, thể chất, lao động và các kĩ năng cơ bản để các em tiếp tục học lên
trung học cơ sở. “Quá trình giáo dục Tiểu học là quá trình hình thành cho học
sinh tiểu học những cơ sở ban đầu của nhân cách phát triển toàn diện theo mục
đích giáo dục Tiểu học đã xác định dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của
giáo viên tiểu học.”[3] Quá trình giáo dục ở nhà trường không chỉ chú ý đến giáo
dục trí tuệ, giáo dục thể chất, thẩm mỹ,… mà cần phải chú ý đến giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Giáo dục đạo đức giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách cho học sinh mà không một môn học nào có thể thay thế
được. Như Bác Hồ đã từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vì vậy việc giáo dục
đạo đức cho học sinh từ thuở nhỏ là việc cần thiết, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học
khi các em đã bắt đầu có những hiểu biết về con người, xã hội. Qua đó, học sinh
được hình thành tri thức, kĩ năng, hành vi, thái độ, tình cảm, niềm tin đạo đức
(hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực
hành vi đạo đức; cách cư xử, thói quen, nề nếp cơ bản, cần thiết trong học tập và
sinh hoạt phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng
đồng, quy định của pháp luật, quy luật của tự nhiên và xã hội).
Ở lứa tuổi tiểu học, nhằm giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn,
một trong những yêu cầu là kiến thức đã học phải được củng cố, sử dụng, áp
dụng, vận dụng và ứng dụng để chuyển thành kĩ năng, hành vi [3]. Kỹ năng,
hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của viêc dạy học môn Đạo đức
nhưng cũng là khó khăn nhất. Có thể nói, để đạt được đến kết quả này, giáo viên
và học sinh phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua quá trình rèn luyện thường
xuyên, liên tục bởi đạo đức của học sinh được đánh giá chủ yếu qua hành động,
việc làm mà không chỉ qua lời nói. Việc tổ chức hình thành kĩ năng, hành vi đạo
4
đức cho học sinh tiểu học là khâu bắt buộc trong các bài học Đạo đức. Một trong
những giải pháp giáo dục hiện đại giúp hình thành kĩ năng, hành vi một cách
nhanh chóng, thuận lợi và tri thức trở nên bền vững, linh hoạt, “sống động” là tổ
chức các hoạt động dựa vào trải nghiệm (HĐDVTN) trong dạy học.
HĐDVTN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và
hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế để thực hiện những
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà
trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Trong đó người dạy khuyến khích
người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng
cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm
năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội [6]. Ở bậc
Tiểu học, HĐDVTN hình thành những thói quen tự phục vụ, kĩ năng học tập, kĩ
năng giao tiếp; kĩ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội. Thông qua các
HĐDVTN, học sinh có thể chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học và
các vấn đề trong cuộc sống.
Ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTG
về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Trong đó nêu
rõ: “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua
các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm” [7]. Đây là một chủ trương của
Đảng và Nhà nước Việt Nam tạo ra những thay đổi lớn trong công tác giáo dục
đạo đức trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu
học thông qua nhiều con đường, trong đó giáo dục thông qua HĐDVTN là một
trong những hình thức giáo dục phù hợp với học sinh ở cấp học này và là con
đường ngắn nhất để hoàn thiện nhân cách của trẻ.
1
.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế hiện nay cho thấy, môn Đạo đức ở tiểu học vẫn chưa được quan tâm
một cách đúng mức; kết quả dạy học môn học này chưa đạt được như mục tiêu đề
ra. Phương pháp dạy học môn đạo đức được giáo viên vận dụng còn thiên về dùng
lời, ít khi tổ chức hoạt động thực tiễn cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học
môn Đạo đức chưa linh hoạt, chủ yếu là bó hẹp trong không gian lớp học, ít khi
được tham gia hoạt động ngoại khoá, tham quan và dạy học tại hiện trường. Bên
5
cạnh đó, nhiều giáo viên có nhận thức sai lệch, chỉ chú trọng môn Toán, Tiếng
Việt, coi Đạo đức là môn không quan trọng, “môn phụ” và xem nhẹ việc dạy môn
học này. Thậm chí, một số giáo viên thường xuyên sử dụng tiết Đạo đức để dạy
Toán, Tiếng Việt.
Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm còn khá mới mẻ đối với giáo dục
Việt Nam và chưa được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là trong các tiết Đạo
đức. Việc tăng cường tính trải nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh, hình
thành nhân cách tốt đẹp được xem như là một hướng đi đúng đắn trong giáo dục
hiện đại.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp tổ chức
các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học
thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2
. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan, đề tài đề xuất biện
pháp tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức cho học sinh
tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm, từ đó góp phần nâng cao kết
quả dạy học môn Đạo đức.
3
3
. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức các hoạt động hình thành kĩ
năng, hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải
nghiệm.
3
.2. Khách thể nghiên cứu:
–
Quá trình tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi trong dạy học
môn Đạo đức.
–
Hoạt động dựa vào trải nghiệm.
. Giả thuyết khoa học
4
Nếu vận dụng các biện pháp tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng,
hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm
phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học đạo đức; khả năng của học sinh Tiểu
học; tính chất của hoạt động trải nghiệm; điều kiện thực tế của lớp học và thực
tiễn cuộc sống thì sẽ nâng cao được kết quả dạy học môn học này.
6
5
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học môn Đạo đức nói
chung, quá trình tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức cho
học sinh tiểu học nói riêng và hoạt động dựa vào trải nghiệm.
5
.2. Khảo sát thực trạng của việc tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng,
hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm.
.3. Đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi
đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm.
.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của các biện
5
5
pháp tổ chức hoạt động hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức cho học sinh tiểu
học thông qua hoạt động dựa vào trải nghiệm; chứng minh tính đúng đắn, phù
hợp hoặc bác bỏ tính chưa đúng đắn, chưa phù hợp với giả thuyết khoa học đã đề
ra.