ĐỀ CƯƠNG LVTS CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC
- Mã tài liệu: LV0059 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 464 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “ĐỀ CƯƠNG LVTS CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Xác định các vấn đề lí luận về chỉ số vượt khó trong học tập của HS
cuối cấp tiểu học.
.2.Tổ chức nghiên cứu và đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện và cácyếu tố ảnh hưởng đến chỉ số vượt khó trong học tập của HS cuối cấp tiểu học.
.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chỉ số vượt khó tronghọc tập của HS cuối cấp tiểu học thông qua việc nghiên cứu các trường hợp điểnhình (case study).
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
1
. Lí do chọn đề tài
.1. Trong bối cảnh xã hội của thế kỉ XXI, với sự phát triển nhanh
1
chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đời sống xã hội không ngừng được
nâng cao, các dịch vụ xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của con người ngày
càng được cải thiện. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của các ngành khoa
học, công nghệ và các ngành công nghiệp khác nhau cũng như sự gia tăng dân
số đã kéo theo mặt trái của nó như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai,… Đại
dịch Covid-19 trong những năm gần đây chính là một minh chứng cho sự phức
tạp, phát triển với nhiều biến động của thế giới hiện đại. Nó đòi hỏi mỗi con
người có khả năng thích ứng với sự biến động, thậm chí hỗn loạn, do đó con
người phải có những kỹ năng cần thiết để tồn tại và phát triển.
1
.2.
Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn được gọi là “chỉ số vượt
khó” là chỉ số đo lường khả năng của con người khi đối phó với nghịch cảnh
trong cuộc sống. AQ cho biết mức độ chịu đựng và khả năng vượt khó của bạn,
dự báo ai sẽ vượt qua nghịch cảnh và ai sẽ đầu hàng, ai sẽ vượt trên cả mong đợi
về hiệu quả hoạt động và tiềm năng của mình, còn ai không thể, ai sẽ từ bỏ và ai
sẽ chiến thắng. Nhà tâm lý học Paul G.Stoltz (Mỹ) đã viết: “Thành công trong
cuộc sống không dựa trên chỉ số IQ của bạn, mà dựa trên khả năng biến chướng
ngại vật thành cơ hội đến từ AQ của bạn”.
Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi của sự phát triển hồn nhiên nhờ phương
thức lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – văn hoá xã hội. Đây là giai đoạn chuyển giao
hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Ở các em bắt đầu hình thành những
cơ sở nền tảng của hoạt động học tập một cách có ý thức. Đặc biệt, đối với HS
giai đoạn cuối cấp tiểu học, các em có sự thay đổi về mặt tư duy trong học tập:
chuyển từ tư duy trực quan, cụ thể sang trừu tượng, khái quát. Các em tham gia
vào các hoạt động học tập có tính chủ đích hơn và sử dụng kĩ năng làm việc trí
óc để thực hiện các nhiệm vụ học tập của mình. Vì thế, các em đã bắt đầu đối
mặt với nhiều hơn sự thành công hoặc thất bại, sự thuận lợi hay khó khăn ngay
trong chính hoạt động học của mình: khối lượng kiến thức nhiều và khó hơn, số
3
lượng bài tập và số môn học gia tăng, …. Điều đó đòi hỏi ở các em sự kiên trì,
bền bỉ, dám đối mặt và tìm cách để tự vượt qua những khó khăn, thử thách. Có
thể nói, hoạt động học phần nào quy định sự xuất hiện của các phẩm chất tâm lý
mới cơ bản của lứa tuổi tiểu học và chính chúng làm biến đổi toàn bộ đời sống
tâm lý của trẻ, hình thành cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh hoạt hay bản lĩnh,
đám đương đầu hơn trong cuộc sống.
Cùng với việc lĩnh hội hệ thống tri thức về các môn học, trẻ được học cách
học tập, học các kĩ năng sống trong môi trường nhà trường, từ đó hình thành khả
năng thích ứng với môi trường, với hoạt động học và những tình huống phức tạp
trong cuộc sống. Ở giai đoạn cuối cấp tiểu học, các em đang có sự thay đổi về
mặt tâm sinh lý, dẫn tới những diễn biến phức tạp trong đời sống tâm lý, trong
cách phản ứng với môi trường, với mọi người và các tình huống xảy ra xung
quanh. Chính vì thế, tại thời điểm này, khả năng đối mặt với những khó khăn,
tìm ra cách giải quyết và vượt qua những chướng ngại vật của các em sẽ dần
được bộc lộ. Để đảm bảo đạt được sự an toàn và có những thành công nhất định
trong cuộc sống học đường cũng như trong cuộc sống thường ngày, việc hình
thành các năng lực cho các em là hết sức cần thiết, đặc biệt là sự kiên trì, nỗ lực
ứng phó và vượt qua những vấn đề trong học tập hay khả năng vượt khó để đạt
được mục tiêu trong học tập, trong môi trường nhà trường.
1
.3.
Trong cuộc sống, thành công là điều bất kì ai cũng mong đợi. Việc
một số người tài năng hơn người khác, thành công hơn người khác là điều không
xa lạ. Một số người được trời phú cho trí thông minh xuất chúng, có năng khiếu
đặc biệt, sức khỏe thể chất hơn người, một gia đình quan tâm, chu đáo, một cộng
đồng vững mạnh và nhiều nguồn lực bất tận. Mặc dù có lợi thế như vậy nhưng
nhiều cá nhân lại chưa phát huy được hết tài năng của mình, chưa thể thành công
như mong đợi. Có thể thấy, thành công không chỉ dựa trên IQ (chỉ số thông
minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc). Cuộc sống còn luôn tiềm ẩn những khó khăn,
thách thức khó lường trước. Để vượt qua nó, con người còn cần ý chí kiên trì,
bền bỉ, sự can đảm để dám chinh phục và vượt qua những khó khăn.
Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chỉ số
4
vượt khó trong học tập của học sinh cuối cấp tiểu học”
2
. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng mức độ biểu hiện của chỉ số vượt
khó trong học tập của HS cuối cấp tiểu học, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm góp phần nâng cao chỉ số này ở các em HS.
3
. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3
.1.Đối tượng nghiên cứu
–
Biểu hiện và mức độ biểu hiện chỉ số vượt khó trong học tập của HS cuối
cấp tiểu học.
–
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số vượt khó trong học tập của HS cuối cấp tiểu
học.
3
.2.Khách thể nghiên cứu
–
HS cuối cấp tiểu học (HS lớp 4, lớp 5) tại một số trường tiểu học trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
4
. Giả thuyết khoa học
Nếu chia mức độ chỉ số vượt khó trong hoạt động học tập của HS cuối cấp
tiểu học thành 3 mức: yếu, trung bình và cao thì chỉ số vượt khó trong học tập
của phần đa HS tiểu học được khảo sát đạt ở mức độ trung bình và yếu. Có sự
khác nhau về mức độ biểu hiện của chỉ số này nếu xét theo giới tính, địa bàn và
khối lớp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số vượt khó trong học tập của HS cuối cấp tiểu
học bao gồm: yếu tố chủ quan (yếu tố thuộc về bản thân HS) và các yếu tố khách
quan (như giáo viên, môi trường học tập, chương trình học tập, hoàn cảnh gia đình
…)
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
.1.
Xác định các vấn đề lí luận về chỉ số vượt khó trong học tập của HS
cuối cấp tiểu học.
5
.2.
Tổ chức nghiên cứu và đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện và các
5
yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số vượt khó trong học tập của HS cuối cấp tiểu học.
.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chỉ số vượt khó trong
5
học tập của HS cuối cấp tiểu học thông qua việc nghiên cứu các trường hợp điển
hình (case study).