ĐỀ CƯƠNG LVTS HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
- Mã tài liệu: LV0061 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 545 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học.
.2. Khảo sát thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh tiểu học tại huyện
Thanh Trì- Hà Nội.
.3. Đề xuất biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học tại
huyện Thanh Trì- Hà Nội.
Mô tả sản phẩm
1
. Lí do chọn đề tài
.1 Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về giáo dục và đào tạo có viết:
“
Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm
công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông
tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế”. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXb CTQGST, H. 2021, tr 233. Dựa vào quan điểm
đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc ngành giáo dục của văn kiện Đại hội XIII của
Đảng, ta nhận thấy đạo đức, phẩm chất của con người được đặt lên vị trí ưu tiên hàng
đầu của ngành giáo dục.
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình,
cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ
của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải
tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu
cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những
“nguyên tắc” ấy thì được gọi là người vô đạo đức.
Đạo đức là mặt cốt lõi của nhân cách con người, chi phối quan hệ con người
với con người, con người với xã hội và thiên nhiên để hình thành và phát triển nhân
cách. Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội và đời sống của mỗi con người.
Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức.
Đạo đức trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội. Giáo
dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quan
trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nội dung qua trọng. Điều 2, Luật giáo
dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo
dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng.
Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con
người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải cuộc sống xã hội bình thường,
ổn định”. Tại Hội nghị BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ II khóa VIII, khi
đánh giá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng lo
ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về
lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp vì tương lai
4
của bản thân và đất nước”. Đảng ta đã đề ra: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo
dục toàn diện đức dục, trí dục, mỹ dục ở tất cả các cấp học. Hết sức coi trọng chính
trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”.
Con người khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn
phát triển về trí tuệ, sự hiểu biết của mỗi con người là do việc học, do kinh nghiệm
cuộc sống đem lại. Còn giáo dục đạo đức cho mỗi con người thì cần được giáo dục
ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm: giúp học sinh hình
thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì điều này trẻ đến trường là một bước ngoặt trong
cuộc sống và sự phát triển tâm lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ
ngỡ, rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử. Chỉ sợ việc mình làm sẽ là
sai, sẽ không được thầy yêu, bạn mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách
nghĩ, cách làm thì môn đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó. Ở lứa tuổi tiểu
học, phần lớn các em ở độ tuổi 6- 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành
các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai
đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi” của mình. Vì
vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học có một ý nghĩa chiến lược
quan trọng. Trong những năm qua, việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đã
được nhà trường chú trọng thường xuyên xong chưa mang lại kết quả như mong
muốn. Bên cạnh phần đông học sinh có có phẩm chất đạo đức tốt, chăm ngoan,
lễ phép, khiêm tốn, thật thà, các em còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm
sống, dễ bị lôi kéo trước cám dỗ của cuộc sống. Số học sinh vi phạm về nhận thức,
thái độ, hành vi đạo đức, các chuẩn mực có chiều hướng gia tăng.
1
.2. Như đã biết, trẻ em tiểu học dễ dàng học dược điều tốt và cũng dễ dàng
nhiễm điều xấu. Nếu ngay từ cấp học này không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo
đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách sau này. Sau một năm học, Covid-19
đã thay đổi hoàn toàn cách thức dạy và học. Học sinh cả Thành phố Hà Nội nói
chung và huyện Thanh Trì nói riêng đều học tập qua hình thức online 7 tháng. Tại
các gia đình, trẻ em từ chỗ bị cấm hoặc hạn chế dùng thiết bị điện tử nay buộc phải
ngồi trước màn hình máy tính hoặc điện thoại nhiều giờ mỗi ngày. Mọi nội dung
giảng dạy, từ việc học lí thuyết đến việc thực hành của học sinh đều tiến hành online,
qua nhiều hình thức như livestream, quay video mô phỏng… Lớp càng bé, trách
nhiệm của gia đình càng lớn và nhiều hơn. Học sinh được tiếp xúc với điện thoại,
máy tính, ipad,… quá nhiều và quá sớm, mức độ truy cập mạng xã hội của học sinh
5
tăng cao vì vậy, các em được tiếp xúc với các ngôn ngữ, các hình ảnh, văn hóa mạng
một cách thường xuyên. Học sinh bị ảnh hưởng bởi văn hóa mạng. Điều đó dẫn đến
tình trạng đạo đức học sinh tiểu học đang dần xuống cấp. Các em có những hành vi
đạo đức chưa chuẩn mực.
1
.3 Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Hành vi đạo đức của học sinh
tiểu học” được lựa chọn.
2
. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn hành vi đạo đức, đánh giá thực trạng
biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học và đề ra một số biện pháp
nhằm nâng cao kết quả giáo dục các hành vi đạo đức cho các em.
3
3
. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh tiểu học.
3
.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hành vi đạo đức của học sinh tiểu học.
. Giả thuyết khoa học
4
Hiện nay việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học đã
được quan tâm tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như: phương pháp, hình
thức tổ chức, sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh.
Nếu khảo sát, đánh giá đầy đủ, khoa học về thực trạng thực hiện hành vi đạo
đức chuẩn mực của học sinh tiểu học; người nghiên cứu sẽ có cơ sở đề xuất các biện
pháp giáo dục hành vi đạo đức này một cách khả thi thì hành vi đạo đức của các em
sẽ được chuẩn mực hơn, đúng đắn hơn.