ĐỀ CƯƠNG LVTS KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
- Mã tài liệu: LV0050 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 564 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong
quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
.2. Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của giáo
viên tiểu học trong quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp sư phạm nhằm giúp giáo viên tiểu
học khắc phục những khó khăn tâm lí trong quá trình dạy học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018.
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
1
. Lí do chọn đề tài
.1. Khó khăn tâm lí là những yếu tố tâm lí tiêu cực, gây ra rào cản trong những
1
hoạt động và quan hệ thường ngày của con người. Hầu như tất cả mọi người ở tất
cả các lứa tuổi, tất cả các nghề nghiệp đều có khả năng mắc phải những khó khăn
tâm lí, trong đó có giáo viên tiểu học. Nếu những khó khăn này không được khắc
phục sớm thì sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả các hoạt động
của giáo viên trong cuộc sống, trong đó có quá trình dạy học, đôi khi còn gây ra
hậu quả nặng nề đến chất lượng giáo dục và ảnh hưởng tâm lí đối với giáo viên. Do
vậy, việc nghiên cứu khó khăn tâm lí của giáo viên là vấn đề cần thiết, cấp bách.
“
Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo…” là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém, bất cập của nền
giáo dục, đào tạo nước ta lâu nay, đã được đề cập trong Chiến lược phát triển giáo
dục 2011 – 2020. Hội nghị TW2 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Luật Giáo dục cũng
khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo
dục”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, chương trình giáo dục phổ
thông mới 2018 chú trọng định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học
sinh nói chung cũng như học sinh tiểu học nói riêng. “Nghị quyết số
8
8/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã
ban hành góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu đổi
mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện
về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định
hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức,
trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”. Trong bối cảnh đổi
4
đó, vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều
chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Theo đó,
giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh
chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên cần biết coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử
dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin,
phương tiện kĩ thuật dạy học, tự học, … để không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, không phải bất kì giáo viên nào cũng sẵn sàng cho
những vai trò và trọng trách đó. Chương trình giáo dục phông 2018 đem lại không
ít thách thức, khó khăn cho một bộ phận không nhỏ giáo viên tiểu học. Khó khăn
của giáo viên tiểu học nói chung, khó khăn tâm lí trong quá trình dạy học là vấn đề
cần phải được quan tâm, để thấu hiểu, giảm tải áp lực cho giáo viên và nâng cao
chất lượng giáo dục.
1
.2. Thực tế hiện nay, việc khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên nói chung và
giáo viên tiểu học nói riêng chưa được quan tâm đúng mực. Hầu hết các biện pháp
khắc phục những khó khăn tâm lí cho giáo viên mới đang dừng lại ở việc định
hướng về chuyên môn. Trong những năm gần đây, hiện tượng giáo viên bị quá áp
lực, căng thẳng trong công việc dẫn đến nhiều vấn đề tâm lí đang ngày càng gia
tăng. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất kiểm soát cảm xúc, nóng giận,
bạo lực học đường,… thậm chí là bỏ nghề hay tự tử. Đứng trước hồi chuông đáng
báo động đó trong nền giáo dục, có những Trung tâm tư vấn tâm lí giáo dục đã
được ra đời ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, số lượng trung tâm, đội ngũ tư vấn
viên còn hạn chế, việc tư vấn ở các trung tâm không mang tính thường xuyên và
không phải bất kì giáo viên nào có khó khăn tâm lí cũng có điều kiện tham gia các
khoá học hay dịch vụ ở trung tâm.
Trong thời gian qua, việc tìm hiểu về khó khăn tâm lí của học sinh tiểu học thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đã đạt được những thành công về cả
mặt lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu về khó khăn tâm lí của giáo viên
5
tiểu học, đặc biệt khó khăn tâm lí trong quá trình dạy học của giáo viên tiểu học thì
chưa được chú trọng nhiều.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Khó
khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018”.
2
. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đề xuất và khảo nghiệm một số biện
pháp tác động sư phạm nhằm khắc phục thực trạng.
3
. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3
3
.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên tiểu học
.2. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4
. Giả thuyết khoa học
Đa số giáo viên tiểu học được nghiên cứu gặp một số khó khăn tâm lí trong quá
trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, được biểu hiện ở mặt
nhận thức, thái độ và hành vi.
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến giáo viên tiểu học gặp
khó khăn tâm lí trong quá trình dạy học.
Nếu áp dụng một số biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì có thể khắc phục
khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018.
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong
quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6
5
.2. Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của giáo
viên tiểu học trong quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp sư phạm nhằm giúp giáo viên tiểu
5
học khắc phục những khó khăn tâm lí trong quá trình dạy học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018.
6
. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
.1. Về nội dung:
Giáo viên tiểu học gặp rất nhiều khó khăn tâm lí. Đề tài tập trung:
Nghiên cứu những khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình
6
–
–
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các mặt biểu hiện về
nhận thức, thái độ và hành vi.
–
Đề xuất một số biện pháp sư phạm tác động đến nhận thức, thái độ và hành
vi giúp giáo viên tiểu học khắc phục khó khăn tâm lí trong quá trình dạy học theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6
.2. Về địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu tại trường Tiểu học dân lập Ban Mai (Hà Đông – Hà Nội) và
trường Tiểu học công lập Phúc Tân (Hoàn Kiếm – Hà Nội).
6
.3. Khách thể nghiên cứu
4
3 giáo viên tiểu học khối lớp 1,2,3 tại 2 trường trên.
7
. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
7
.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan để thu thập, xử lí thông tin, làm
sáng tỏ các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7
7
Đây là phương pháp chính được sử dụng để tìm hiểu thực trạng khó khăn
tâm lí của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học theo chương trình giáo dục
phổ thông 2018.
7
.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin để bổ sung, kiểm tra làm
rõ hơn các thông tin thu được từ việc khảo sát thực trạng khó khăn tâm lí của giáo
viên tiểu học trong quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.