ĐỀ CƯƠNG LVTS KĨ NĂNG HỢP TÁC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
- Mã tài liệu: LV0062 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 434 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về kĩ năng hợp tác của học sinh tiểu học: làm rõ các khái niệm công cụ, các thành phần cấu trúc của kĩ năng hợp tác
trong học tập của học sinh tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng này.
.2. Khảo sát thực trạng về kĩ năng hợp tác của học sinh tiểu học và các
yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng đó.
.3. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của
học sinh tiểu học.
Mô tả sản phẩm
1
. Lí do chọn đề tài
.1.Để tồn tại và phát triển, từ bao đời nay, mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng
1
dù muốn hay không vẫn không ngừng hợp tác với nhau để chinh phục thiên
nhiên hay giải quyết các vấn đề xã hội. Xã hội loài người phát triển đến trình độ
cao, với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức thì con người
càng cần phải hợp tác. Ngày nay, hợp tác không chỉ là nhu cầu tăng thêm sức
lực hoặc trí lực để hoàn thành những mục tiêu chung, mà quan trọng hơn nhu
cầu hợp tác đã trở nên bức thiết với mọi cá nhân và cộng đồng. Cự tuyệt hợp tác
hoặc thiếu khả năng hợp tác đồng nghĩa với trì trệ và kém phát triển. Muốn hợp
tác thành công đương nhiên mỗi cá nhân và cộng đồng phải biết cách hợp tác và
nâng cao năng lực hợp tác. Để thực hiện được mục đích đó thì giáo dục có vai
trò quan trọng trong sự phát triển con người, đặc biệt cần giáo dục kĩ năng hợp
tác ngay từ cấp tiểu học.
Nhận thức được tầm quan trọng của khả năng hợp tác đối với sự phát triển
của nhân loại, của con người, chương trình giáo dục phổ thông mới đã xây dựng
nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi. Trong đó
những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục và năng lực giao tiếp – hợp tác là một trong số 3 năng lực
chung rất được quan tâm. Đổi mới chương trình phổ thông bao gồm cả đổi mới
về nội dung chương trình và phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đến việc
phát triển kĩ năng hợp tác cho học sinh. Với kĩ năng này, người học được làm
việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ
hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công. Kĩ năng hợp tác giúp các em rèn
luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em
học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực. Việc phát triển kĩ
năng hợp tác sẽ giúp mỗi học sinh khắc phục được một số nhược điểm của bản
thân. Kĩ năng này rất tốt cho khả năng phát biểu trước đám đông – điều mà đa số
4
học sinh ngày nay rất yếu. Không những thế, nó còn rèn luyện cho học sinh biết
sống trong tập thể, biết nói và biết nghe người khác nói. Đó là tiền đề để xây
dựng một xã hội tốt đẹp. Qua việc hợp tác, tình đoàn kết sẽ được tăng lên nhờ sự
thông hiểu nhau. Và cũng qua đó, các thành viên trong nhóm sẽ biết tuân thủ các
qui định, trước hết là của nhóm. Đấy là tiền đề để sau này học sinh là những
công dân tuân thủ pháp luật tốt. Vì vậy việc rèn cho các em các kỹ năng hợp tác
là hết sức cần thiết.
1
.2. Ngày nay, học tập hợp tác cũng bắt đầu được nghiên cứu và áp dụng
trong các nhà trường. Tuy nhiên, ở trường tiểu học, vấn đề này chưa thật sự
được chú trọng. Nhiều học sinh, nhất là học sinh tiểu học vẫn chỉ quen với việc
học theo hình thức cá nhân, rất ít khi tham gia học nhóm, nếu có thì chỉ mang
tính hình thức. Bên cạnh nguyên nhân như giáo viên còn thiếu kinh nghiệm
trong việc tổ chức các hoạt động học tập hợp tác nên ít tổ chức thường xuyên
các hoạt động tạo cơ hội cho học sinh hợp tác cùng nhau trong học tập thì cũng
có những nguyên nhân rất quan trọng khác. Đó là học sinh tiểu học chưa được
trang bị một cách đầy đủ, bài bản những tri thức về kĩ năng hợp tác nên việc vận
dụng tri thức, kinh nghiệm của bản thân vào trong các hành động hợp tác còn
chưa đầy đủ và hệ thống, nói cách khác kĩ năng hợp tác trong học tập của học
sinh tiểu học còn rất hạn chế. Để đề ra những biện pháp khắc phục, cần có
những nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở lý luận về kĩ năng hợp tác trong học tập của
học sinh tiểu học, có các khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp
tác động để phát triển kĩ năng này cho các em.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Kĩ năng hợp tác trong học tập của
học sinh tiểu học” đã được lựa chọn.
2
. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về kĩ năng hợp tác trong học
tập của học sinh tiểu học, đề tài đề xuất một số biện pháp tác động nhằm phát
triển kĩ năng này cho các em.
5
3
. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
.1. Đối tượng nghiên cứu:
3
–
–
Kĩ năng hợp tác trong học tập của học sinh tiểu học
Phát triển kĩ năng hợp tác trong học tập của học sinh tiểu học.
3
.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh tiểu học
4
. Giả thuyết khoa học
Kĩ năng hợp tác trong học tập của đa số học sinh tiểu học được nghiên
cứu chưa tốt. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng này của các
em, trong đó, phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng nhiều nhất.
Nếu nâng cao nhận thức cho GV và học sinh về kĩ năng hợp tác trong học
tập; tổ chức rèn luyện thường xuyên kĩ năng hợp tác trong học tập thì sẽ phát
triển được kĩ năng này cho các em.
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về kĩ năng hợp tác của học sinh tiểu
5
học: làm rõ các khái niệm công cụ, các thành phần cấu trúc của kĩ năng hợp tác
trong học tập của học sinh tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng này.
5
.2. Khảo sát thực trạng về kĩ năng hợp tác của học sinh tiểu học và các
yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng đó.
.3. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của
học sinh tiểu học.
. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
.1.Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu kĩ năng hợp tác của học sinh
5
6
6
toàn cấp tiểu học theo tiếp cận bao gồm các kĩ năng thành phần: Kĩ năng nhận
thức vấn đề hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch hợp tác, kĩ năng tổ chức trong hợp tác
và kĩ năng giao tiếp trong hợp tác.
6
.2.Về địa bàn nghiên cứu:
Hai trường tiểu học Phú Diễn và Trường tiểu học Hồ Tùng Mậu – Quận
Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
6
6
.3. Về khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh tiểu học
7
. Phương pháp nghiên cứu:
7
.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên
cứu, sách, báo, tạp chí… có liên quan đến vấn đề phát triển kĩ năng hợp tác trong
học tập cho học sinh tiểu học làm khái niệm công cụ để nghiên cứu đề tài.