ĐỀ CƯƠNG LVTS PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
- Mã tài liệu: LV0057 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 463 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
tiểu học trong Hoạt động trải nghiệm theo chương trình phổ thông 2018
.2. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học trong Hoạt
động trải nghiệm theo chương trình phổ thông 2018.
.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học
trong Hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Mô tả sản phẩm
1
. Lí do chọn đề tài
1
. 1 Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập để phát triển kinh tế, xã hội. Vấn
đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
thì phải phát triển con người cũng như đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo. Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục – đào tạo
nhằm trang bị tri thức, kĩ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa
dạy chữ và rèn người.
Trong Nghị quyết 29-NQ/TW (2013) Hội nghị trung ương 8 khóa XI của
BCHTW có nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học…” [23, tr. 5]. Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng là:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triến
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
[23, tr. 2]. Điều đó cho thấy, việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặc biệt nhấn mạnh phát triển các năng lực,
trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác cũng như hình thức học tập trải nghiệm.
1
.2 Cấp Tiểu học là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ xây dựng và phát triển đạo đức, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất của
trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Cùng với đó, luật Giáo dục cũng chỉ rõ “Mục
tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và có kĩ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Mục tiêu đó cũng nhấn mạnh ý
nghĩa vai trò to lớn của việc hình thành năng lực trong giai đoạn Giáo dục Tiểu
học.
1
.3 Thực hiện theo định hướng của Đảng và Nhà nước, Dự thảo Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 (CTGDPT 2018) với định hướng phát triển
toàn diện cho học sinh đã coi:“Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được
thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12”. Hoạt động học tập trải nghiệm là hình
thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục
ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều
nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo
điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần
hình thành và phát triển năng lực người học. Bên cạnh đó, học sinh cần được phát
triển yếu tố sẵn có với quá trình học tập và rèn luyện để thực hiện có hiệu quả, giải
quyết các nhiệm vụ ở các tình huống khác nhau. Đặc biệt, học sinh cần có khả
năng trao đổi, chia sẻ và làm việc nhóm với bạn bè, thầy cô. Từ đó, học sinh hình
thành và phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực hợp tác. Đây là năng lực mà
mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác dựa trên việc huy động các kiến thức, kĩ
năng của bản thân nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung. Ngoài ra, năng lực hợp
tác giúp học sinh còn có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ nhau, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của bản thân.
Trên thực tế, học sinh tiểu học hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc hợp
tác với bạn bè. Nhiều học sinh có xu hướng “thu mình”, làm việc độc lập. Hay có
những học sinh thì chưa có tinh thần trách nhiệm đối với những nhiệm vụ chung.
Hơn nữa, việc phân chia, thực hiện hay lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ
cũng khiến các em học sinh tiểu học vẫn còn lúng túng.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi
chọn đề tài: “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học trong học tập Hoạt
động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”.
2
. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực
hợp tác cho học sinh tiểu học trong học tập Hoạt động trải nghiệm theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện ở các trường tiểu học hiện nay.
3
. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3
.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học trong Hoạt động
trải nghiệm theo chương trình phổ thông 2018.
3
.2. Khách thể nghiên cứu
–
–
Tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học.
4
. Giả thuyết khoa học
Thực trạng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học trong học tập
–
Hoạt động trải nghiệm đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả
còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu CTGDPT 2018 do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
–
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp phù hợp với khả năng học sinh và
thực tiễn các trường tiểu học theo CTGDPT 2018 thì các em sẽ phát triển năng lực
hợp tác trong học tập và cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
ở các trường tiểu học hiện nay.
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu:
.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
tiểu học trong Hoạt động trải nghiệm theo chương trình phổ thông 2018
.2. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học trong Hoạt
động trải nghiệm theo chương trình phổ thông 2018.
.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu học
trong Hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
5
5
5
6
–
. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh tiểu
học trong Hoạt động trải nghiệm theo chương trình phổ thông 2018.
Nội dung khảo sát: Mức độ phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong tổ chức
Hoạt động trải nghiệm theo loại hình sinh hoạt lớp tại trường Tiểu học.
Đối tượng tiến hành: Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Dịch Vọng A quận Cầu
Giấy, trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm quận Cầu Giấy.
–
–
–
Thời gian nghiên cứu: năm học 2022-2023.
. Phương pháp nghiên cứu
7
7
.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
–
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu, đặc biệt về tổ chức hoạt động trải nghiệm, phát triển năng lực giao
tiếp hợp tác, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7
.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: Google form trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở
–
về vấn đề các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát
triển năng lực giao tiếp hợp tác.
Đối tượng khảo sát sẽ là giáo viên, học sinh các trường Tiểu học công lập.
–
Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về
một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn là giáo viên, học sinh
trường Tiểu học quận Cầu Giấy.
–
Sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm… nhằm
khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và thu thập thêm
những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7