ĐỀ CƯƠNG LVTS TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GẮN VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở CẤP TIỂU HỌC
- Mã tài liệu: LV0051 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 493 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức HĐTN theo chủ đề gắn với nội dung
giáo dục địa phương ở tiểu học.
.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về tổ chức HĐTN theo chủ đề gắn với nội
dung giáo dục địa phương ở tiểu học.
.3. Đề xuất biện pháp tổ chức HĐTN theo chủ đề gắn với nội dung giáo dục
địa phương ở tiểu học.
Mô tả sản phẩm
Lí do chọn đề tài
1
.1. Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện
chủ trương của Đảng ta về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” là
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đứng trước đà phát triển mạnh mẽ về
văn hoá, kinh tế, xã hội, đứng trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có nhiều thành tựu mới
của khoa học giáo dục cần được bổ sung kịp thời vào chương trình giáo dục,
nền giáo dục đã có sự chuyển hướng từ chương trình coi trọng nội dung giáo
dục sang chương trình coi trọng phát triển năng lực người học. Chính vì vậy,
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua vào tháng 12 năm
2
018 được coi là đáp đứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết để phát triển toàn diện
năng lực người học, góp phần đưa Việt Nam tiến tới phát triển kinh tế, văn hoá,
dễ dàng tiến tới hội nhập quốc tế. Sự đổi mới quan trọng phải kể đến trong việc
thay đổi chương trình giáo dục phổ thông là sự có mặt của môn học Hoạt động
trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung
học cơ sở và cấp trung học phổ thông). Đây là hoạt động giáo dục được thực
hiện dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm tạo cơ hội cho HS huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để
trải nghiệm thực tiễn. Từ đó, hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, năng
lực đặc thù của HĐTN.
Ở tiểu học, HĐTN giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung
quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của
thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi
dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn
và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con
4
người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Bên cạnh đó, chương trình giáo
dục địa phương được đưa vào nội dung giảng dạy ở tiểu học với mục đích mang
đến cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã
hội, môi trường,… của chính địa phương các em sinh sống và học tập. Từ đó,
mong muốn các em được bồi dưỡng tình yêu quê hương, biết bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hoá của địa phương. Bởi vậy, nội dung giáo dục địa
phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường rèn
luyện cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn
tại địa phương, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng
lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
1
.2. Trong cuộc sống ngày nay, khi tất cả mọi mặt đang trên đà phát triển
và thay đổi mạnh mẽ, nền giáo dục được ưu tiên hàng đầu trong việc nuôi
dưỡng và dạy dỗ thế hệ măng non. Tất cả đều muốn dành cho các em học sinh
những kiến thức, bài học có ích và quý giá nhất. Tồn tại một phần không nhỏ
gia đình rất coi trọng việc học chữ, học kiến thức sách vở mà quên đi việc trang
bị cho các kiến thức về văn hoá, xã hội. Về phía nhà trường, do chạy theo mục
tiêu, chất lượng giáo dục đã đề ra nên chỉ chú ý đến giảng dạy kiến thức khoa
học, chỉ cung cấp kiến thức địa phương có liên quan đến bài học chứ chưa thật
sự quan tâm nhiều đến việc cung cấp cho các em vốn hiểu biết sâu rộng, hiểu
biết thật sự về địa phương nơi các em sinh sống và học tập. Vì thế, học sinh
ngày nay ít có hiểu biết về văn hoá, lịch sử địa phương. Trên đà hội nhập quốc
tế, việc giao lưu với các nước trên thế giới diễn ra vô cùng phổ biến. Các em
học sinh cũng được tiếp xúc với những văn minh nhân loại qua các trang mạng
Internet, qua sách, báo. Với xu hướng hiện đại, bản thân học sinh cảm thấy rất
hứng thú, lôi cuốn và bắt nhịp rất nhanh với những điều mới lạ được du nhập từ
nước ngoài. Những nét đẹp văn hoá truyền thống của đất nước, của địa phương
vốn quen thuộc nhưng không được chú trọng đưa đến với các em HS, chưa
được đề cao trong việc giáo dục tư tưởng HS. Dần dần, HS có xu hướng tạm
quên đi những nét đẹp trong văn hoá truyền thống đất nước, địa phương.
5
Do đó, việc giáo dục nâng cao hiểu biết của học sinh về văn hoá, lịch sử
địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
theo chủ đề gắn với nội dung giáo dục địa phương sẽ góp phần cung cấp cho
các em HS những thông tin về nền văn hoá, lịch sử của địa phương, hình thành
ở HS sự coi trọng văn hoá, lịch sử địa phương, bồi dưỡng tình yêu quê hương,
đất nước trong mỗi HS. Tuy nhiên, HĐTN là một hoạt động giáo dục vô cùng
mới mẻ, có nhiều điểm riêng khác biệt. Điều này khiến cho các giáo viên gặp
khó khăn trong việc lên kế hoạch và triển khai hoạt động trải nghiệm gắn với
nội dung giáo dục địa phương. Vậy, làm thế nào để giúp GV dễ dàng hơn trong
việc lồng ghép các kiến thức nội dung giáo dục địa phương vào trong hoạt động
trải nghiệm? Làm sao để giúp HS nâng cao hiểu biết, coi trọng văn hoá, lịch sử
địa phương? Và đặc biệt, làm thế nào để trên đà hội nhập quốc tế, HS – những
chủ nhân tương lai của đất nước biết khéo léo chọn lọc, tiếp thu tinh hoa nhân
loại nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng, bảo tồn và lưu giữ nét đẹp truyền thống
văn hoá? Bởi vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề gắn với nội
dung giáo dục địa phương là một vấn đề cấp thiết của giáo dục ngày nay.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Tổ
chức Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề gắn với nội dung giáo dục địa
phương ở cấp tiểu học.
2
. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất biện pháp tổ
chức Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề gắn với nội dung giáo dục địa phương
ở tiểu học nhằm nâng cao hiểu biết của người học về văn hoá, lịch sử địa
phương.
3
3
3
. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục trong nhà trường tiểu học.
.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm theo
chủ đề gắn với Nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học.
. Giả thuyết khoa học
4
Nếu đề xuất và áp dụng biện pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm gắn liền
với nội dung giáo dục địa phương phù hợp với đặc điểm hoạt động giáo dục, nội
6
dung chủ đề, khả năng nhận thức của HS tiểu học, điều kiện học tập và thực tế
của địa phương sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của người học về văn hoá, lịch
sử địa phương.
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức HĐTN theo chủ đề gắn với nội dung
giáo dục địa phương ở tiểu học.
.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về tổ chức HĐTN theo chủ đề gắn với nội
dung giáo dục địa phương ở tiểu học.
.3. Đề xuất biện pháp tổ chức HĐTN theo chủ đề gắn với nội dung giáo dục
địa phương ở tiểu học.
5
5
5
5
6
.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
.1. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu khoa học của đề tài: Hoạt động trải nghiệm là
6
hoạt động giáo dục ở tiểu học.
6
.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học Archimedes Đông Anh, Hà Nội
.3. Khách thể điều tra: 58 cán bộ quản lí và giáo viên
6
3
02 học sinh lớp 3
6
6
.4. Thời gian điều tra: Năm học 2022 – 2023
.5. Thực nghiệm: Hoạt động trải nghiệm – lớp Ba (Sgk – bộ sách Chân trời và
sáng tạo; Nxb Giáo dục Việt Nam)
(Chủ đề 4: Tự hào truyền thống quê em)