LVTS Dạy học viết đoạn văn giới thiệu, miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 2 trong môn tiếng việt
- Mã tài liệu: LV0046 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 537 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 134 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 134 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
– Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề để tạo lập văn bản để xây
dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
– Điều tra, khảo sát thực trạng hướng dẫn viết đoạn văn miêu tả, đoạn văn
giới thiệu đồ vật của học sinh lớp 2.
– Cách thức, biện pháp giúp học sinh phân biệt đặc điểm và bản chất của
hai thể loại văn miêu tả và giới thiệu.
– Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả và đoạn văn giới thiệu đồ vật cho học
sinh lớp 2.
– Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường Tiểu học Quốc tế Singapore –
Hoàng Mai.
Mô tả sản phẩm
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông đang triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
Theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc
hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 là đổi
mới toàn bộ các thành tố của chương trình giáo dục như: mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá
kết quả học tập của HS. Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà
nước, chương trình giáo dục bậc phổ thông phải tinh giản, hiện đại, thiết thực; coi
trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm tạo ra những con người
phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phát huy tiềm năng của mỗi người.
Tiểu học là cấp học đầu tiên của bậc phổ thông, là cấp học nền tảng cho hệ
thống giáo dục quốc dân, là tiền đề cho quá trình đào tạo và phát triển năng lực
của những công dân tương lai. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mục
tiêu giáo dục tiểu học được thể hiện rõ: “Giúp học sinh hình thành và phát triển
những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân,
gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh
hoạt”.
Ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển các năng
lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho HS, giúp HS có phương tiện giao tiếp, làm
cơ sở để học tập hiệu quả tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
Trong các tài liệu lí luận dạy học bộ môn, kĩ năng tạo lập văn bản được xác
định là một hệ thống gốm nhiều kĩ năng bộ phận khác nhau, kĩ năng này nối tiếp kĩ
năng kia theo trình tự tuyến tính. Tạo lập văn bản là năng lực giao tiếp quan trọng
trong chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, nội dung này được chính thức
15
học từ lớp 2. Lâu nay, đối với môn Tập làm văn, các giáo viên thường hướng
dẫn học sinh làm bài theo một mô típ quen thuộc làm giảm khả năng sáng tạo, trí
tưởng tượng của mỗi học sinh. Hiện nay, mặc dù tinh thần cốt lõi của chương trình
giáo dục phổ thông mới là phát huy tính tích cực của người học nhưng trong hoạt
động dạy học Tiếng Việt cũng như hoạt động hướng dẫn tạo lập văn bản vẫn chưa
được quan tâm đầy đủ.
Đối với học sinh lớp 2, viết đoạn văn là kĩ năng mới, khả năng tìm hiểu đề bài
còn yếu, câu văn còn ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác, ý văn rời rạc, thiếu sự liên
kết, không thể hiện cảm xúc của mình. Đặc biệt, trong Chương trình tổng thể năm
2018 đã chỉ rõ, học sinh lớp 2 cần viết được một đoạn văn 4 – 5 câu theo yêu cầu đề
bài. Trong đó có hai dạng bài mới, đó là: Viết được 4 – 5 câu tả đồ vật gần gũi dựa
vào gợi ý và viết 4 – 5 câu giới thiệu đồ vật gần gũi dựa vào gợi ý. Văn miêu tả
và văn giới thiệu (thuyết minh) là hai thể loại văn bản mới xuất hiện trong
chương trình lớp 2 và rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu giáo viên không phân biệt và không
nắm được những đặc điểm nổi bật, khác nhau của hai thể loại văn này sẽ dẫn đến
học sinh không hiểu đề, làm sai đề và hiểu sai thể loại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học viết
đoạn văn giới thiệu và miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng
Việt”. Chúng tôi hi vọng đề tài có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy
học môn Tiếng Việt nói chung và dạy học tạo lập văn bản cho học sinh tiểu học,
đặc biệt là học sinh lớp 2 nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
– Đưa ra một số nhận định và đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên và học
sinh phân biệt được hai thể loại văn miêu tả và văn giới thiệu trong Chương
trình giáo dục phổ thông mới.
– Đưa ra biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả, đoạn văn
giới thiệu đồ vật.
16
– Góp phần vào đổi mới phương pháp dạy viết đoạn văn giới thiệu và văn
miêu tả đồ vật cho học sinh nói riêng và dạy môn Tiếng Việt nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề để tạo lập văn bản để xây
dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
– Điều tra, khảo sát thực trạng hướng dẫn viết đoạn văn miêu tả, đoạn văn
giới thiệu đồ vật của học sinh lớp 2.
– Cách thức, biện pháp giúp học sinh phân biệt đặc điểm và bản chất của
hai thể loại văn miêu tả và giới thiệu.
– Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả và đoạn văn giới thiệu đồ vật cho họcsinh lớp 2.
– Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường Tiểu học Quốc tế Singapore –
Hoàng Mai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học tạo lập văn bản trong môn
Tiếng Việt lớp 2.
– Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thể loại bài, đó là
viết đoạn văn miêu tả và giới thiệu đồ vật trong môn Tiếng Việt lớp 2.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan
đến môn Tiếng Việt lớp 2. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 2 và các tài liệu dạy học theo hướng đổi mới.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Điều tra, khảo sát, …) gốm:
17
+ Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học qua một số
giờ học nhằm tìm hiểu hiệu quả của các tiết dạy. Kết hợp với quan sát, chúng
tôi có ghi chép diễn biến trong giờ học để làm căn cứ đưa ra kết luận.
+ Tiến hành trao đổi trực tiếp với giáo viên để tìm hiểu những nội dung,
phương pháp phù hợp trong quá trình dạy và học.
– Phương pháp thực nghiệm: Được tiến hành nhằm khẳng định tính khả
thi và hiệu quả của quy trình dạy học do chúng tôi đề xuất.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu biên soạn được chỉ dẫn về mặt phương pháp, hướng dẫn học sinh viết đoạn
văn miêu tả và giới thiệu đồ vật sẽ giúp các em học sinh phân biệt được hai thể
loại văn học phổ biến hiện nay và phát triển tư duy ngôn ngữ. Qua đó, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Biện pháp dạy học viết đoạn văn miêu tả và giới thiệu đồ vật
cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.