LVTS Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- Mã tài liệu: LV0017 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 546 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 105 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 105 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
– Nghiên cứu lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng và các giải pháp để gia tăng nguồn thu này tại các ngân hàng thương mại.
– Phân tích, đánh giá kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank và thực trạng các biện pháp đang áp dụng để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
– Đề xuất biện pháp nhằm cải thiện kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
Mô tả sản phẩm
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, ngành ngân hàng đang ngày càng thể hiện được vai trò và tẩm ảnh hưởng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động ngân hàng giúp cho dòng tiền của nền kinh tế được lưu thông dễ dàng, góp phần kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển. Nắm bắt được điều này, tại Việt Nam ngành ngân hàng luôn là một trong những ngành được quan tâm và chú trọng phát triển hàng đầu. Trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành ngân hàng đã có nhiều bước đi đột phá và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nhưng sự phát triển của thế giới là không ngừng, với sự hỗ trợ của công nghệ và quá trình giao thương giữa các nước, hoạt động ngân hàng từ chỗ chỉ là nơi kinh doanh tiền tệ thuở sơ khai ban đầu đã mở rộng hoạt động của mình cung cấp cho các khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội hơn. Tại Việt Nam, các ngân hàng không còn tập trung quá nhiều vào các dịch vụ tín dụng mà đang dần chú trọng hơn vào việc cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng. Dịch vụ tín dụng có thể đem đến nguồn thu lớn cho các ngân hàng nhưng lại thiếu chắc chắc và đầy rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận giảm do không thu hồi được nợ và phải trích lập dự phòng rủi ro khiến cho tình hình kinh doanh của các ngân hàng tập trung nhiều vào việc cung cấp dịch vụ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các dịch vụ phi tín dụng khi mà nguồn thu từ các dịch vụ này ổn định, chắc chắn và ít rủi ro.
Hiện nay, dịch vụ phi tín dụng tại Agribank còn nhiều hạn chế và chưa thực sự phát triển do đầu tư vào dịch vụ này đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn và trình độ công nghệ. Theo “Báo cáo chuyên đề SPDV năm 2020” của Agribank năm 2020 thì các dịch vụ phi tín dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến cho nguồn thu từ dịch vụ này chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Agribank là một trong 2 NHTM có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam (Diệp Bình, 2021) và có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng nhất cả nước, nhưng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank còn thấp so với nhiều NHTM khác cùng quy mô và chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu trong tổng thu nhập hoạt động của Agribank.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” là cấp thiết và tác giả quyết định chọn đề tài này làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
Tình hình nghiên cứu
Chủ đề gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng như các vấn đề liên quan đến dịch vụ phi tín dụng đã được một số nhà nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Cho đến hiện nay, theo thống kê của tác giả có một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài cụ thể như sau:
a. Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới có những nghiên cứu về nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng như các vấn đề liên quan đến dịch vụ phi tín dụng tại NHTM tiêu biểu như sau:
– Trong nghiên cứu về Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và sự ổn định tổng thu nhập (Non-interest income and total income stability) của Rosie, Christos, Geoffrey năm 2003 xem xét sự thay đổi của thu nhập từ dịch vụ tín dụng và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, và mối tương quan của chúng đối với hệ thống ngân hàng của các nước Châu u vào những năm 1994-1998. Kết quả cho thấy rằng sự tăng lên của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng đã giúp ổn định lợi nhuận các ngân hàng tại Châu u trong những năm đó. Bài nghiên cứu cũng đưa ra nhận định thu nhập ngoài lãi là các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ thu phí của ngân hàng và nó ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài từ nền kinh tế tuy nhiên, sự phát triển của thu nhập ngoài lãi không hoàn toàn bù đắp được việc giảm lãi suất biên và sự biến động nhiều hơn từ thu nhập từ lãi.
– Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, lợi nhuận và rủi ro trong ngành ngân hàng (Non-interest income, profitability, and risk in banking industry) của Lee Chien-Chiang; Yang Shih-Jui; Chang Chi-Hung năm 2014 là một bài nghiên cứu xuyên quốc gia được nhóm tác giả thực hiện trên dữ liệu thu thập được của 967 ngân hàng thương mại cổ phần của 52 quốc gia trên thế giới để chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, lợi nhuận và rủi ro của ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy, trên cơ sở mẫu rộng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng làm giảm rủi ro nhưng không làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng tuy nhiên khi xem xét đến sự chuyên môn hóa của ngân hàng và mức thu nhập của các quốc gia, kết quả trở nên rất phức tạp. Đối với loại hình ngân hàng tiết kiệm, các dịch vụ phi tín dụng làm giảm khả năng sinh lời và tăng rủi ro, tuy vậy các dịch vụ này lại làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho loại hình ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư. Cuối cùng, tác giả kết luận lại rằng loại hình ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngân hàng đó có thể đa dạng được các nguồn thu của mình hay không.
– Bài nghiên cứu Đa dạng hóa thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có đem lại lợi ích cho các Ngân hàng ở Trung Quốc hay không? (Are there diversification benefits of increasing non interest income in the Chinese banking industry?) của Li Li và Yu Zhang năm 2013 đã trả lời cho câu hỏi liệu rằng việc đa dạng hóa nguồn thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có đem lại lợi ích cho các Ngân hàng ở Trung Quốc hay không dựa trên dữ liệu từ ngành ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1986–2008. Kết quả chỉ ra rằng, ở cấp độ quốc gia, có những lợi ích từ việc đa dạng hóa các SPDV phi tín dụng. Tuy nhiên, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có tính biến động và chu kỳ cao hơn thu nhập từ dịch vụ tín dụng, và lợi ích cận biên của việc đa dạng hóa giảm khi thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tăng. Ở cấp độ ngân hàng, hệ số tương quan của tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ tín dụng và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chủ yếu là âm, điều này cho thấy có lợi ích đa dạng hóa khi tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Kết luận lại, nhóm tác giả cho rằng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng giúp đa dạng hóa doanh thu ngân hàng, nhưng sự phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có thể đánh đổi bằng rủi ro hoặc lợi nhuận đối với ngành ngân hàng Trung Quốc.
– Bài báo Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có khiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn? Ngân hàng định hướng bán lẻ so với đầu tư (Does non-interest income make banks more risky? Retail- versus investment-oriented banks) của Matthias Kohler năm 2014 chỉ ra rằng tác động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng đối với rủi ro ngân hàng là khác nhau giữa ngân hàng định hướng đầu tư và ngân hàng bán lẻ. Cụ thể hơn, trong khi các ngân hàng định hướng bán lẻ tập trung vào dịch vụ cho vay và nhận tiền gửi trở nên ổn định hơn nếu họ tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng thì các ngân hàng định hướng đầu tư lại trở nên rủi ro hơn. Điều này có thể hạn chế lợi ích tiềm năng cho các ngân hàng định hướng đầu tư trong việc đa dạng hóa thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Kết luận, tác giả đưa ra quan điểm khi đưa ra kết luận về tác động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng đối với rủi ro ngân hàng điều quan trọng là phải phân biệt được tác động gây ra cho ngân hàng bán lẻ hay ngân hàng định hướng đầu tư.
b. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu về nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng như các vấn đề liên quan đến dịch vụ phi tín dụng tại NHTM như sau:
– Bài báo Phát triển SPDV phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam của tác giả Vũ Văn Thực năm 2015 đã đưa ra khái niệm SPDV phi tín dụng và phát triển sản phẩm phi tín dụng tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng từng dịch vụ phi tín dụng của Agribank giai đoạn 2012-2014, nêu lên nguyên nhân diễn ra thực trạng này và cuối cùng bài nghiên cứu cũng đã đưa ra những biện pháp nhằm giúp Agribank phát triển mảng hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Những biện pháp mà bài nghiên cứu đưa ra khá chi tiết tuy nhiên phát triển SPDV phi tín dụng chỉ là một cách để nâng cao nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng. Như vậy, bài nghiên cứu chỉ đưa ra được một khía cạnh của biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
– Luận văn Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn của tác giả Trịnh Thị Minh Triết năm 2016, dựa trên tổng quan lý thuyết thu thâp được, tác giả đã nêu lên thực trạng kết quả thu phí từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2012-2015 cùng với đó là đưa ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Từ đó tác giả đưa ra những khuyến nghị về giải pháp gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn và kiến nghị cho Chính phủ và NHNN Việt Nam để góp phần thực hiện giải pháp mà tác giả đưa ra.
– Bài viết Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Loan năm 2018 đã nêu lên thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM tại Việt Nam theo 4 khía cạnh là về thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, về mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối hiện đại, tỷ lệ đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng của các NHTM và mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ, cùng với đó là đưa ra những đánh giá về hạn chế và nguyên nhân trong phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Từ những đánh giá về thực trạng và nguyên nhân, tác giả cũng đưa ra 4 biện pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
– Trong luận văn Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu của tác giả Đỗ Thị Kim Nữ năm 2017, tác giả nêu lên thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu theo từng loại hình dịch vụ và dùng hai nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính để đánh giá thực trạng phát triển của từng loại hình dịch vụ này. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những biện pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ này tại Agribank – Chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Từ sự tham khảo các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy đã có nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cụ thể đã và đang xuất hiện trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Agribank tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề xuất một cách cụ thể các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng. Dựa trên sự tham khảo các bài nghiên cứu, bài luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng và các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank và đưa ra kiến nghị hoàn thiện các biện pháp này.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn kết quả thu dịch vụ phi tín dụng và thực tiễn các biện pháp đang áp dụng để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ này tại Agribank, luận văn đề xuất các giải pháp giúp gia tăng hơn nữa nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng và các giải pháp để gia tăng nguồn thu này tại các ngân hàng thương mại.
– Phân tích, đánh giá kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank và thực trạng các biện pháp đang áp dụng để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
– Đề xuất biện pháp nhằm cải thiện kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng.
– Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank.
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng từ năm 2018 đến năm 2020. Biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đưa ra cho giai đoạn 2021-2025.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, bài luận văn có dử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu tình huống để nghiên cứu cũng như làm rõ thực trạng nguồn thu và các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đang được áp dụng tại Agribank qua đó đưa ra những đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao nguồn thu từ dịch vụ này tại Agribank.
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu từ nguồn thông tin thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải, so sánh dựa trên cơ sở các số liệu thống kê. Các số liệu thống kê sẽ được lấy từ bản báo cáo kế hoạch kinh doanh, báo cáo chuyên đề của Agribank, từ Tổng cục thống kê, dữ liệu từ các báo, tạp chí có uy tín tổng hợp.
Bố cục của luận văn.
Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, tóm tắt kết quả nghiên cứu, mở đầu, kết luận và danh mục bảng và hình, danh mục các từ viết tắt, luận văn được bố cục làm 3 chương:
– Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ phi tín dụng và nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại.
– Chương 2: Thực trạng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank.
– Chương 3: Các giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank.