LVTS Giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam
- Mã tài liệu: LV0020 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 596 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 115 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 115 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Để làm rõ những vấn đề mà đề tài đặt ra, luận văn sẽ đi sâu vào ba nội dung chính:
– Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thẻ tín dụng và phát triển thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại để từ đó hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ trong hoạt động kinh tế hiện nay, những lợi ích mà thẻ mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.
– Đánh giá thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam để thấy được những mặt tích cực cũng như những hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thẻ tín dụng tại PVcomBank để đáp ứng mục tiêu chiến lược của PVcomBank, đồng thời từ đó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam hiện nay
Mô tả sản phẩm
Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tăng thu nhập của dân cư, chính điều này đã khiến Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thẻ. Việc triển khai thẻ thành công mang lại rất nhiều lợi ích – không chỉ đem về lợi nhuận cho ngân hàng, mang đến sự thuận tiện cho khách hàng mà đặc biệt đánh dấu sự phát triển của xã hội – đó chính là việc thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu hạn chế tiền mặt trong lưu thông. Với nhu cầu đòi hỏi tất yếu từ khách hàng, của thị trường, của xã hội thì việc đáp ứng ngân hàng bán lẻ này là phương tiện mang lại sự phát triển thành công và bền vững cho ngân hàng. Chính vì vậy, thẻ tín dụng đã và đang được các Ngân hàng nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ.
Đứng trước xu thế phát triển hiện đại của lĩnh vực kinh doanh thẻ đầy mới mẻ và hấp dẫn, với lợi thế là người đi sau có cơ hội học tập kinh nghiệm của những ngân hàng đi trước, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank đã tích cực triển khai sản phẩm thẻ tín dụng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và mang lại những giá trị cho Khách hàng. PVcomBank đã bước đầu gặt hái được những thành công, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, thì hầu hết các sản phẩm thẻ tín dụng đang được lưu hành trên thị trường đều có các đặc tính tương đương nhau. Do vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm phát triển thẻ tín dụng càng trở nên cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề cộng với những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà tôi được trải nghiệm, tích lũy trong thời gian công tác tại TTT – PVcomBank, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam” để thực hiện luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề mà đề tài đặt ra, luận văn sẽ đi sâu vào ba nội dung chính:
– Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thẻ tín dụng và phát triển thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại để từ đó hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ trong hoạt động kinh tế hiện nay, những lợi ích mà thẻ mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.
– Đánh giá thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam để thấy được những mặt tích cực cũng như những hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thẻ tín dụng tại PVcomBank để đáp ứng mục tiêu chiến lược của PVcomBank, đồng thời từ đó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển thẻ tín dụng tại NHTM
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại PVcomBank trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.
Về thời gian: luận văn xem xét thực trạng phát triển thẻ tín dụng của PVcomBank. Thực trạng giai đoạn 2017 -2021 và đề xuất giải pháp 5 năm tiếp theo.
Nội dung: luận văn chỉ đánh giá các tiêu chí cũng như giải pháp phát triển thẻ tín dụng trên góc độ Ngân Hàng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài trên, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu định lượng: dựa vào các số liệu thu thập được từ Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, các báo cáo của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tổng hợp số liệu từ các ngân hàng khác…để đưa ra các khuyến nghị và giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Từ các thông tin thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá…để đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
4. Cấu trúc của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG CỦA NG N HÀNG THƯƠNG MẠI.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NG N HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NG N HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG CỦA NG N HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thẻ
1.1.1. Khái niệm về thẻ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán lâu đời trên thế giới, đã và đang trở nên phổ biến tại Việt Nam với những tính năng ưu việt của nó. Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Thẻ ngân hàng bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Theo đó, Thẻ tín dụng (credit card) đang là loại thẻ được đánh giá cần thiết nhất trong việc cải thiện thanh toán không dùng tiền mặt, loại thẻ này cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ, chủ thẻ có thể chi tiêu trước – trả tiền sau. Hạn mức chi tiêu này được ngân hàng quy định cho từng chủ thẻ dựa trên khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp làm giá trị đảm bảo.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, những đòi hỏi về sự thuận tiện trong cách thức thanh toán ngày càng được nâng cao. Dựa trên nền tảng khoa học công nghệ phát triển, một hình thức thanh toán mới được xem như một phương tiện thanh toán thông minh nhất hiện nay đã ra đời, nhanh chóng được xã hội thừa nhận và phát triển, đó chính là hình thức thanh toán qua thẻ hay thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thẻ tín dụng.
Hình thức thanh toán thẻ là sự kết hợp các hình thức thanh toán chứng từ, thanh toán điện tử; kết hợp các nghiệp vụ của ngân hàng… dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ ngân hàng phát triển. Thẻ ra đời là yếu tố tất yếu hiện nay. Lịch sử hình thành và phát triển của tấm thẻ có thể điểm qua một số mốc quan trọng như sau:
Đến năm 1946, thẻ ngân hàng đầu tiên xuất hiện và mang tên “Charg-It”, do John Biggins ở Brooklyn (New York) nghĩ ra. Khi khách hàng mua sắm, hóa đơn sẽ được chuyển đến ngân hàng của Biggins. Ngân hàng trả tiền cho nhà kinh doanh và sau đó khách hàng trả tiền cho ngân hàng. Điểm trừ là loại thẻ này chỉ sử dụng trong phạm vi địa phương và dành riêng cho khách của ngân hàng.
Năm 1949, tiền thân của thẻ tín dụng ra đời. Đây là một ý tưởng của Frank McNamara để thanh toán không dùng tiền mặt.
Một năm sau đó (1950), Frank McNamara cùng với đối tác lập ra Công ty Diners Club, phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên được làm bằng chất liệu nhựa plastic.
Năm 1959, ngân hàng trung ương Mỹ (Bank of America) thành lập Công ty dịch vụ BankAmericard, nhằm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và phát hành thẻ với các ngân hàng thẻ trên thế giới. Công ty này nhanh chóng phát triển và trở thành nhà phát hành thẻ tín dụng độc lập VISA vào những năm 1970 và phát hành thẻ ghi nợ (debit) vào năm 1975.
Năm 1966, tiền thân của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard ra đời. Khi đó, Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng Mỹ (ICA) được thành lập bởi một nhóm ngân hàng phát hành thẻ. Họ cùng thiết kế hệ thống thẻ tín dụng quốc gia. Tổ chức này có nhiệm vụ phát triển một hệ thống mạng lưới thanh toán được chấp nhận rộng rãi. Ngày nay, VISA và MasterCard là hai tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn nhiều nhà tổ chức thẻ quốc tế khác là American Express, Diners Club… cũng tham gia thị trường nhưng ở quy mô nhỏ hơn.
Theo đó, còn ở tại Việt Nam. Năm 1993, thẻ lần đầu tiên xuất hiện, do ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai, đặt viên gạch đầu tiên xây dựng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, sử dụng thẻ thanh toán nói riêng tại Việt Nam. Cũng trong năm này, Vietcombank phát hành chiếc thẻ ghi nợ đầu tiên tại Việt Nam, tuy nhiên không được triển khai rộng rãi. Năm 1996, chiếc thẻ tín dụng đầu tiên tại Việt Nam được Vietcombank và ngân hàng Á Châu (ACB) phát hành.
Như vậy, thẻ ra đời là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng hay đời sống con người đồng thời phản ánh đầy đủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội.
1.1.3. Phân loại thẻ
1.1.3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất, thẻ bao gồm: thẻ Từ và thẻ Chip
Thẻ từ (Mangnetic Stripe) là loại thẻ có dải băng từ ở mặt sau thẻ. Mọi thông tin liên quan đến chủ thẻ và thẻ đều được mã hoá trong băng từ. Tuy nhiên, nó cũng mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật an toàn và có thể bị ăn cắp thông tin bằng các thiết bị nối với máy vi tính. Vì vậy, dể đáp ứng an toàn, bảo mật thanh toán thẻ, Thẻ Chip đã ra đời và được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế, có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật cao, được gắn một con chip kích thước nhỏ, nằm ở mặt trước thẻ ngay trên số thẻ. Khi thực hiện thanh toán, thẻ Chip sẽ tạo ra một mã giao dịch duy nhất và không bao giờ lặp lại
1.1.3.2. Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế
Thẻ nội địa là thẻ do các tổ chức tín dụng phát hành và sử dụng trong phạm vi của quốc qua phát hành thẻ. Bên canh đó, Thẻ quốc tế lại là do các tổ chức tín dụng phát hành và có thể sử dụng được tại nhiều quốc gia chấp nhận thẻ trên toàn cầu
1.1.4. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ngân hàng có sự tham gia của 4 thành phần cơ bản là: Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng thanh toán thẻ, Chủ thẻ, ĐVCMT hay tổ chức thẻ quốc tế, ĐVCNT. Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng, khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng. Trên thực tế, có rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng thanh toán. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ, còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.
1.1.5. Vai trò của thẻ tín dụng
Các tiện ích mà thẻ đem lại cho nền kinh tế cũng như các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của loại hình thanh toán này trên toàn thế giới.
Đối với nền kinh tế
Hoạt động giao dịch dùng tiền mặt và trao đổi hàng hoá đang dần chiếm hầu hết trong các giao dịch thanh toán đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Dù thực hiện giao dịch trên thị trường chợ đen hay nền kinh tế trong bóng tối nào thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch trở thành hoạt luồng của nền kinh tế chính thống. Bằng việc khuyến khích hệ thống thanh toán điện ở đây là thanh toán thẻ, các chính phủ có thể giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm cho giao dịch thương mại minh bạch hơn, tăng doanh thu từ thuế, thực hiện biện pháp kích cầu. Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn tăng doanh thu/lợi nhuận và đa dạng hóa sản phẩm cho các NHTM.
Đối với người sử dụng thẻ
Các tiện ích mà hoạt động thanh toán thẻ đem lại cho chủ thẻ như:
Sự linh hoạt: với nhiều loại đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp cho tới những khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (không khuyến khích), cho tới nhu cầu du lịch giải trí, thẻ cung cấp cho khách hàng độ thoả dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu mọi đối tượng khách hàng.
Sự tiện lợi là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người đi công tác nước ngoài hay đi du lịch nước ngoài thì thẻ có thể giúp họ thanh toán ở bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán. Thẻ được coi là phương tiện thanh toán ưu việt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng.
Sự an toàn và nhanh chóng: chủ thẻ có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp (tính năng bảo mật cao của thẻ Chip). Thâm chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp, ngân hàng cũng có thể tra soát và bồi hoàn giao dịch cho Chủ thẻ. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các tổ chức thẻ quốc tế.
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận Thẻ: là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng Thẻ theo Hợp đồng thanh toán thẻ ký kết với TCTTT, bao gồm cả các ĐVCNT trực tuyến (cung cấp, bán hàng hóa, dịch vụ qua các kênh điện tử). Việc chấp nhận thanh toán thẻ giúp ĐVCNT thực hiện giao dịch với khách hàng nhanh hơn. Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc quẹt thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Hệ thống EFTPOS giúp đẩy nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp ĐVCNT cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ. Hơn nữa, còn giúp cho các ĐVCNT giảm được chi phí bán hàng thông qua việc giảm chi phí đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính… Ngoài ra việc ĐVCNT cũng sẽ nhận được các ưu đãi của ngân hàng như ưu đãi tín dụng và các dịch vụ thanh toán.
Đối với ngân hàng phát hành thẻ
Thứ nhất, thanh toán thẻ tạo nguồn thu cho ngân hàng. Thu nhập đến từ các loại Phí ĐVCNT, phí sử dụng thẻ và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ không thanh toán tối thiểu. Ngoài ra còn có các khoản thu khác từ các hoạt động của ngân hàng.
Thứ hai, thẻ thanh toán ra đời làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng tương tác, số lượng khách hàng và mở rông quy mô của Ngân hàng đến các đối tượng, đối tác khách hàng khác nhau.
Thứ ba, thanh toán thẻ là cơ sở để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Khi đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.
Tóm lại, Thẻ đang Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Ngày nay, với phạm vi sử dụng rộng của mình, vai trò của thẻ tín dụng của các NHTM chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng. Và thực tế, tại một số các NHTM của Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tư vào việc phát triển sản phẩm thẻ tín dụng và là mục tiêu chủ lực trong chiến lược phát triển sản phẩm của ngân hàng.
Đối với vấn đề thanh toán
Theo nhận xét và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Tình trạng sử dụng quá lớn tiền mặt trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang làm cho chúng ta mỗi năm mất đi tới hơn 1 tỷ đô la. Thẻ ra đời mang lại một bước nhảy vọt trong thanh toán, tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, có hiệu quả chính xác tin cậy và tiết kiệm thời gian. Theo đó, Quy mô của thị trường thẻ tăng lên kéo theo số lượng gia tăng của các điểm tiếp nhận thẻ. Các ngân hàng luôn phải trang bị những phương tiện máy móc hiện đại nhất, đó cũng là tiền đề và là bước đột phá để các hình thức thanh toán tận dụng được những thành tựu cộng nghệ mới. Hiện nay, tất cả các ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ đều sử dụng hệ thống kết nối trực tiếp Online khi giao dịch với tổ chức thẻ quốc tế.
1.2. Tổng quan về phát triển thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.1. Quan niệm về phát triển thẻ tín dụng
Phát triển thẻ tín dụng là khái niệm có nội dung phản ánh sự tăng trưởng thẻ tín dụng so với hiện tại. Phát triển thẻ tín dụng ngoài việc bao hàm sự gia tăng về số lượng đó, còn phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi cả về mặt chất của sản phẩm thẻ tín dụng, đó là sự gia tăng về doanh số sử dụng thẻ trên cơ sở đảm bảo an toàn thẻ tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ tín dụng.
1.2.2. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
Quy trình phát hành thẻ tín dụng
Các bước
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
1
Cán bộ bán hàng
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ phát hành thẻ
2
Cán bộ bán hàng
Thẩm định khách hàng, lập tờ trình thẩm định và đề xuất cấp hạn mức thẻ tín dụng theo hình thức phát hành thẻ
3
Cấp có thẩm quyền/ thẩm định tại HO
Kiểm tra- kiểm soát và phê duyệt hạn mức thẻ tín dụng theo hình thức phát hành thẻ
4
Cán bộ bán hàng
Thông báo cho khách hàng những phát sinh liên quan đến việc phát hành thẻ tín dụng.
5
TTT
In thẻ/PIN, nhận thẻ/ PIN từ TTT và giao thẻ/PIN cho KH
6
Khách hàng
Kích hoạt và sử dụng thẻ tín dụng
7
Cán bộ liên quan
Xử lý các yêu cầu phát sinh của KH trong quá trình sử dụng thẻ: thay đổi HMTD, đổi PIN, thay đổi hình thức bảo đảm, phát hành thẻ phụ, phát hành lại, mở khóa thẻ
8
Cán bộ bán hàng/ cán bộ thu hồi nợ
Thu nợ ( Kiểm tra nhắc nhở KH thanh toán tối thiểu dư nợ trước ngày chuyển nợ quá hạn)
9
Cán bộ bán hàng
Quản lý hồ sơ khách hàng
Quy trình thanh toán thẻ tín dụng
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán thẻ
Bước 1: Chủ thẻ yêu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt bằng thẻ tại ĐVCNT hoặc ngân hàng đại lý.
Bước 2: ĐVCNT hoặc ngân hàng đại lý chấp nhận thẻ của khách hàng.
Bước 3: ĐVCNT hoặc ngân hàng đại lý gửi bảng sao kê chi tiết và hóa đơn thanh toán cho TCTTT.
Bước 4: TCTTT thanh toán cho ĐVCNT hoặc ngân hàng đại lý bằng cách ghi nợ tạm ứng thẻ và ghi có cho ĐVCNT/ ngân hàng đại lý.
Bước 5: TCTTT tổng hợp giao dịch và gởi dữ liệu thanh toán cho TCTQT.
Bước 6: TCTQT xử lý bù trừ thanh toán. TCTQT ghi nợ cho TCPHT và ghi có cho TCTTT.
Bước 7: TCPHT chấp nhận thanh toán: Sau khi nhận được thông tin và nếu không có khiếu nại gì TCPHT chấp nhận thanh toán cho TCTQT.
Bước 8: TCPHT gửi sao kê cho chủ thẻ. Định kỳ hàng tháng, TCPHT lập sao kê giao dịch gửi đến cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán.
Bước 9: Chủ thẻ thanh toán nợ cho TCPHT. Sau khi nhận được liệt kê giao dịch, nếu không thấy sai sót gì, chủ thẻ tiến hành thanh toán nợ cho TCPHT.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thẻ tín dụng
Quy mô phát triển
Tăng trưởng quy mô phát triển thẻ được đánh giá dựa trên sự phát triển về thị phần thẻ tín dụng so với các tổ chức tín dụng, mạng lưới các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm thẻ và dịch vụ kèm theo thẻ mà ngân hàng cung cấp, sự đa dạng hóa thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng đối với những nhu cầu đó.
Tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Tăng trưởng về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Chỉ tiêu này được đánh giá qua sự gia tăng thu nhập qua từng năm mà Ngân hàng có được từ việc kinh doanh thẻ như số lượng thẻ, lãi, phí, thu nhập khác… cùng với ảnh hưởng của các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và vận hành thẻ. Chỉ tiêu này được đánh giá theo công thức như sau:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ = (Tổng lãi thẻ + Tổng Phí + doanh thu khác) – Chi phí phát sinh
Trong đó:
Tổng lãi thẻ: đây là cấu thành chủ yếu dẫn đến tăng trưởng doanh thu thẻ tín dụng, lãi được tính theo công thức:
Tổng lãi thẻ = Tổng dư nợ thẻ x tỷ lệ dư nợ phát sinh lãi x lãi suất thẻ tín dụng
Tổng dư nợ: đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng và phát triển của thẻ tín dụng, tổng dư nợ càng cao đồng nghĩa sự tăng trưởng tín dụng càng tốt, được tính theo công thức:
Tổng dư nợ = Dư nợ còn lại + tổng số tiền giao dịch và phí (nếu có) – tổng số tiền thanh toán thẻ
Trong đó:
Tổng số tiền giao dịch và phí phát sinh phụ thuộc lớn vào số lượng thẻ tín dụng của ngân hàng và khả năng chi tiêu, mua sắm hàng hóa trung bình của khách hàng và được tính bằng: số lượng thẻ tín dụng x số tiền giao dịch và phí trung bình
Lãi suất thẻ phụ thuộc vào từng loại thẻ phát hành/ nhóm khách hàng được các NHTM quy định.
Tỷ lệ dư nợ phát sinh lãi: Tỷ lệ này đạt > 50% được đánh giá là đạt hiệu quả tốt
Tổng Phí: được tổng hợp từ tất cả phí dịch vụ được các ngân hàng thương mại quy định theo từng thời kỳ. Một số loại phí có doanh thu cao như:
Phí thường niên: phí được ngân hàng thu hàng năm bằng cách cấn trừ trực tiếp vào tài khoản thẻ tín dụng, mức phí phụ thuộc vào loại thẻ sử dụng. Các NHTM hiện nay thường miễn phí 1 năm cho loại phí này
Phí chậm thanh toán: Phí phát sinh được tính khi khách hàng thanh toán khoản nợ ngân hàng trễ hạn hoặc thanh toán nhỏ hơn số tiền thanh toán tối thiểu
Phí vượt hạn mức tín dụng: Phí phát sinh khi khách hàng sử dụng vượt quá hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp (vượt hạn mức bởi phí, lãi…)
Phí intercharge (phí giao dịch): Phí được một ngân hàng trả cho một ngân hàng khác, để trang trải chi phí giao dịch và rủi ro tín dụng trong giao dịch thẻ ngân hàng. Phí trao đổi thường chảy vào ngân hàng cấp vốn cho một giao dịch, và chấp nhận rủi ro trong quá trình giao dịch. Đây là loại phí chủ yếu đem về doanh thu cho ngân hàng.
Phí rút tiền: Phí phát sinh khi thực hiện giao dịch rút tiền tại ATM trong nước và quốc tế
Phí chuyển đổi ngoại tệ: phí phát sinh khi bạn thanh toán cho một hóa đơn nào đó bằng mệnh giá khác với mệnh giá được quy định trên tài khoản thẻ tín dụng. Ngoài ra, khách hàng sẽ chịu thêm một khoản phí chuyển đổi ngoại tệ thẻ được tính trên số tiền mà bạn đang giao dịch
Phí khác: Các loại phí khác theo quy định của từng ngân hàng
Doanh thu khác: Tiền thưởng từ tổ chức tín dụng khi đạt đủ số lượng thẻ, dư nợ thẻ theo yêu cầu của tổ chức chuyển mạch thẻ (Mastercad, visa, JCB…), từ hoạt động kinh doanh khác…
Chi phí phát sinh bao gồm:
Chi phí vân hành: Chi phí phôi thẻ, chi phí in ấn/sửa chữa thiết bị, vận chuyển thẻ/pin, chi phí nhân sự… Trong hoạt động thẻ, Chi phí này được đánh giá là chi phí lớn nhất.
Chi phí từ hoạt động kinh doanh: chi phí trả cho đối tác hợp tác, các chương trình khuyến mại, chương trình bán…
Chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động
Tỷ lệ nợ
Ngoài đánh giá thu nhập và quy mô từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, các ngân hàng cần đảm bảo kiểm soát và hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nợ của ngân hàng nhà nước và nâng cao chất lượng tín dụng, tối đa doanh thu thẻ. Chỉ tiêu đánh giá nợ:
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xâu thẻ TDTổng dư nơ thẻ TD
Trong đó: Tỷ lệ nợ xấu theo quy định ngân hàng nhà nước ≤ 3%
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn thẻ TDTổng dư nơ thẻ TD Dư nợ quá hạn thẻ TDTổng dư nơ thẻ TD
Trong đó: Tỷ lệ nợ quá hạn theo quy định ngân hàng nhà nước ≤ 5%
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Đội ngũ nhân viên
Trình độ và khả năng khai thác khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng của đội ngũ bán hàng quyết định đến sự phát triển và mở rộng quy mô của ngân hàng, trong trường hợp đội ngũ bán năng động, phát huy khả năng của mình thì việc ra tăng doanh số cũng như lợi nhuận là hết sức dễ dàng.
Ngoài ra, trong hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi đội ngũ nhân viên TTT phải được tiêu chuẩn hóa cao độ, đảm bảo thông suốt, đồng bộ trong mọi quá trình tránh phàn nàn, khiếu nại của khách hàng
Định hướng phát triển của ngân hàng
Định hướng phát triển của ngân hàng có tác dụng hai chiều: nếu ngân hàng có định hướng phát triển thanh toán thẻ thì sẽ xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể, khuyến khích thanh toán thẻ. Nếu ngân hàng có định hướng không phát triển thanh toán thẻ thì hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó sẽ không được chú trọng. Một ngân hàng có tiềm năng phát triển thanh toán thẻ, đồng thời có định hướng phát triển ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán thẻ được mở rộng, phát triển bền vững.