LVTS Hiệu quả kinh doanh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng thương mại
- Mã tài liệu: LV0015 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 533 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, để phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hiệu quả sử dụng VKD trong lĩnh vực bảo hiểm phí nhân thọ
– Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Mô tả sản phẩm
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, là mục tiêu cao nhất mà mọi doanh nghiệp phải hướng tới. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp… để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là một ngành dịch vụ không mới nhưng đầy triển vọng. Những lợi ích mà nó mang lại cho người dùng cũng như sự chăm sóc chu đáo của các công ty bảo hiểm là lý do mà bảo hiểm phi nhân thọ phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết ngày 31/12/2020, doanh thu phí gốc ngành bảo hiểm đạt mức 109.871 tỷ đồng, tăng 20% (so với cùng kỳ năm 2019). Trong đó, doanh thu phí gốc bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 37.299 tỷ đồng, tăng 12%. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho thấy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2019 tăng trưởng mạnh, chủ yếu đến từ tăng doanh thu tài chính. Tuy nhiên, do cạnh tranh cao, lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp chỉ tăng trưởng nhẹ khoảng 3,8%.
Năm 2020 tăng trưởng mạnh, chủ yếu đến từ tăng doanh thu tài chính. Tuy nhiên, do cạnh tranh cao, lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp chỉ tăng trưởng nhẹ khoảng 5,8% trong đó:
– Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 27,9% trong tổng doanh thu toàn thị trường, ước đạt 4.778 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ước đạt 1.161 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,8% tổng doanh thu thị trường, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 3.617 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,1% tổng doanh thu thị trường, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
– Bảo hiểm sức khỏe doanh thu bảo hiểm ước đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 30,7% tổng doanh thu thị trường. Trong đó: bảo hiểm tai nạn con người đạt 2.264 tỷ đồng, tăng 16,5%; bảo hiểm y tế – chăm sóc sức khỏe doanh thu ước đạt 2.983 tỷ đồng, tăng trưởng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
– Bảo hiểm cháy nổ doanh thu ước đạt 2.101 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,3% tổng doanh thu thị trường, tăng trưởng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ước đạt 1.744 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,2%, tăng trưởng 27,8 % so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện ước đạt 357 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,09%, tăng 1% so với cùng kỳ
– Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu ước đạt 2.482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,5% tổng doanh thu thị trường, tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 2008, là một công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Đến nay sau 13 năm từ khi gia nhập thị trường, công ty đã đạt được những thành tựu kinh doanh đáng kể, chiếm được cảm tình và niềm tin của đông đảo khách hàng trong đó có rất nhiều khách hàng lớn. Tuy nhiên, thị phần của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn rất khiêm tốn, năm 2020 chỉ chiếm 4,2%. Không nằm ngoài tình hình chung của thị trường, lợi nhuận từ việc kinh doanh bảo hiểm là rất thấp do chi phí bồi thường, dự phòng bồi thường mang tính chất không lường trước được, mức độ cạnh tranh của thị trường khiến phí doanh thu bảo hiểm bị đẩy xuống rất thấp không cân xứng với mức trách nhiêm/rủi ro mà công ty phải nhận.
Do vậy, việc phân tích, đánh giá hiện trạng để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ luôn là yêu cầu cấp thiết của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình, với mong muốn góp phần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của VBI.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, cụ thể:
– Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo minh Phú Thọ” (2014) của Lê Hồng Lâm, trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo minh Phú Thọ, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp giúp Bảo minh Phú Thọ nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
– Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc” (2014) của Lê Văn Thành, trường Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, phân thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
– Luận án tiến sỹ “Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam” (2015) của Hồ Công Trung, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ; đề xuất phương pháp đánh giá mức độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam; đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, đặc biệt là làm rõ hạn chế cùng các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
– Luận văn thạc sỹ “Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm PJCO Sông Hồng” (2014) của Đỗ Huyền Cẩm Hà, trường Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm PJCO Sông Hồng, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm PJCO Sông Hồng.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn để thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam”.
3. Mục đích, nhiệm vụ:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, để phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hiệu quả sử dụng VKD trong lĩnh vực bảo hiểm phí nhân thọ
– Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
– Hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2019 – 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm: thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra, phỏng vấn. Cụ thể:
– Thống kê, mô tả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
– Phân tích báo cáo tài chính, so sánh, tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình tài chính của đơn vị.
– Điều tra, phỏng vấn một số lãnh đạo cũng như nhân viên của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam để xác nhận, tìm hiểu nguyên nhân và lý giải cho những đánh giá trên cơ sở phân tích số liệu của tác giả.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo … luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam