LVTS Hoàn thiện công tác đào tạo lập trình viên tại công ty tnhh niteco Việt Nam
- Mã tài liệu: LV0009 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 437 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 84 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 84 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Vận dụng những lý luận về đào tạo nguồn nhân lực để tìm hiểu và đánh giá thực trạng đào tạo lập trình viên tại công ty Niteco Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn công tác này trong giai đoạn tới tại Niteco với các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
– Phân tích thực trạng công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam giai đoạn năm 2018 đến năm 2022. Qua đó, Tác giả chỉ ra những kết quả đạt được trong công tác đào tạo lập trình viên, bên cạnh đó là những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
Mô tả sản phẩm
1. Lí do nghiên cứu
Ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, với vị thế từ một ngành chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP cả nước năm 2000, được đánh giá là ngành kinh tế nhỏ bởi nó thua kém hẳn so với các ngành nông nghiệp, thương mại… Tuy nhiên chỉ trong 2 thập kỷ, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, với những bước phát triển nhảy vọt đáng kinh ngạc, vươn lên đóng góp 14,3% vào GDP của cả nước, gấp 28 lần so với 2000. Tuy nhiên, cùng với xu hướng bùng nổ về công nghệ đang xảy ra trên toàn thế giới đã làm cho việc cạnh tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Gốc rễ để tạo ra mọi sự phát triển về công nghệ đều là con người, vì vậy một doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì yếu tố con người của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động góp phần tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Công ty TNHH Niteco Việt Nam là một công ty công nghệ có vốn 100% nước ngoài, chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing công nghệ thông tin cho các đối tác u Mỹ. Phát triển từ mô hình ban đầu là 1 start up nhỏ về công nghệ, Niteco chưa thực sự chú ý đến công tác đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi quy mô công ty liên tục mở rộng, cộng với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng khi các đối thủ liên tục cải tiến cũng như hàng loạt công ty đối thủ mới xuất hiện mỗi năm, ban lãnh đạo công ty bắt đầu chú ý và đầu tư cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nhiều hơn, đặc biệt là đạo tạo cho lập trình viên, chức danh chiếm phần lớn đội ngũ nhân sự và trực tiếp làm việc mang lại doanh thu cho công ty. Dù vậy công tác đào tạo còn nhiều vướng mắc và bất cập dù rất được chú trọng đầu tư về nhiều nguồn lực khác nhau. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này, nhằm phản ánh thực trạng hoạt động đào tạo Lập trình viên tại Công ty và đưa ra những kiến nghị nhằm đóng góp một phần vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo Lập trình viên tại Niteco Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng những lý luận về đào tạo nguồn nhân lực để tìm hiểu và đánh giá thực trạng đào tạo lập trình viên tại công ty Niteco Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn công tác này trong giai đoạn tới tại Niteco với các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
– Phân tích thực trạng công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam giai đoạn năm 2018 đến năm 2022. Qua đó, Tác giả chỉ ra những kết quả đạt được trong công tác đào tạo lập trình viên, bên cạnh đó là những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Quy trình quản lý đào tạo nguồn nhân lực là gì?
(2) Thực trạng công tác đào tạo lập trình viên tại công ty TNHH Niteco như thế nào?
(3) Giải pháp nào để nâng cao công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam?
4. Tổng quan về nghiên cứu
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một chủ đề khá quen thuộc, một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nhân sự cho lĩnh vực có sự thay đổi hằng ngày như ngành công nghệ thông tin. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về các nội dung cụ thể của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức áp dụng không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn nhiều lĩnh vực khác.
Về mặt cơ sở lý luận có thể kể tới như Giáo trình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS NguyễnVân Điềm, Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2007; Sách của Trần Minh Nhật, Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thời đại, năm 2009.
Về mặt thực tiễn đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế như sau:
Lê Thị Mỹ Linh, Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009 đã hệ thống được những nội dung về phát triển nhân lực, đánh giá được thực trạng nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập.
Phạm Minh Đức, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, 2018 là công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực tại một chi nhánh trong hệ thống Techcombank. Tác giả đã đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của đào tạo và phát triển nhân lực tại Chi nhánh từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Trang Thị Thu Hiền, Đào tạo nguồn nhân lực tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2019. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực tại tổ chức này.
Đặng Thị Hòa, Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hang TMCP Bắc Á, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020. Luận văn dựa vào những cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực để nhận xét thực trạng đào tạo của Ngân hàng Bắc Á, tập trung chủ yếu tại khu vực Hà Nội; từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác này trên toàn hệ thống.
Nguyễn Thị Trang Nhâm, Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2019, luận văn đã hệ thống hóa được những cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là nguồn lực dành cho các cơ quan hành chính nhà nước, đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Quy trình nghiên cứu:
Để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạo Công ty TNHH Niteco Việt Nam, học viên sử dụng quy trình nghiên cứu sau đây:
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau. Đây là sự tiếp nối, bổ sung các luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những vấn đề liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực tại các công ty công nghệ nói riêng. Khi sử dụng phương pháp này, qua nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau, đề tài tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị.
5.2.1 Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho luận văn được thu thập từ báo cáo công tác đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2018 đến năm 2022, các tài liệu tập huấn, chương trình đào tạo bao gồm cả nội bộ và thuê ngoài của Công ty Niteco Việt Nam.
Số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các kết quả nghiên cứu chuyên ngành trong luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ, các bài báo công bố trong các tạp chí khoa học.
5.2.2 Dữ liệu sơ cấp:
– Phương pháp phỏng vấn sâu: đối tượng phỏng vấn là một số lãnh đạo, quản lý có liên quan tới công tác đào tạo, cụ thể trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn Trưởng ban Đào tạo và 03 Trưởng phòng dự án kỹ thuật.
Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
Tác giả nghiên cứu về đặc điểm, nhu cầu, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực để thiết lập nội dung câu hỏi cho bảng hỏi. Phát cho các đối tượng được phỏng vấn kiểm tra đối tượng được phỏng vấn đã hiểu đúng ý câu hỏi hay chưa? Xác định những vấn đề, yếu tố chưa được đề cập trong bảng hỏi để bổ sung.
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước nội dung, phỏng vấn nhóm trực tiếp, tác giả ghi chép lại các câu trả lời. Phương pháp này nhằm mục đích thu thập khách quan thông tin về các yếu tố đào tạo mà tác giả đang tìm hiểu.
– Phương pháp điều tra khảo sát:
+ Đối tượng trả lời bảng hỏi là 150 nhân sự của công ty Niteco trụ sở chính và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Nhân viên ban đào tạo ( những người trực tiếp thực hiện các khâu của quá trình đào tạo) và lập trình viên thuộc các phòng dự án kỹ thuật khác nhau.
+ Bảng hỏi được thiết kế dựa trên khung lý thuyết ( 4 bước của quy trình đào tạo), dựa vào kết quả có được từ phương pháp quan sát theo mô hình Kirkpatrick (1959, 1977, 2006), mô hình đề xuất kết quả đào tạo có thể được đánh giá theo 4 cấp độ: Phản ứng của người học, kết quả học tập, hành vi của người học sau đào tạo và tác động của đào tạo đến tổ chức/doanh nghiệp và phương pháp phỏng vấn.
+ Các bước thiết kế bảng hỏi:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên tổng quan cơ sở lý luận về công tác đào tạo.
Bước 2: Gửi bảng câu hỏi cho một số cán bộ nhân viên công ty Niteco nhằm tham khảo, rà soát, đánh giá mức độ hiểu câu hỏi và các lựa chọn trả lời tương ứng.
Bước 3: Điều chỉnh lại nội dung câu hỏi cho phù hợp, sau đó phát bảng khảo sát trực tuyến tới tất cả đổi tượng khảo sát ở cả 2 văn phòng Hà Nội và Hồ Chí Minh để thu thập thông tin dữ liệu.
Xây dựng thang đo khảo sát: tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức điểm để đo lường những đánh giá của các nội dung (biến) khảo sát như sau:
Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm
Đồng ý: 4 điểm
Phân vân: 3 điểm
Không đồng ý: 2 điểm
Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm
Bảng : Tóm tắt cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát
Thành phần
Nội dung (biến)
Thông tin cá nhân người được khảo sát
Giới tính
Độ tuổi
Vị trí công tác
Thời gian công tác/Số năm kinh nghiệm
Thông tin công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo lập trình viên nói riêng
Xác định nhu cầu đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo
Triển khai đào tạo
Đánh giá đào tạo
Nhận biết chung về đào tạo
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Bảng câu hỏi được phát ra để thăm dò lấy ý kiến của các nhân viên. Dạng câu hỏi với cấu trúc bao gồm câu hỏi và các lựa chọn trả lời được liệt kê sẵn, các nhân viên chỉ cần lựa chọn trả lời theo ý kiến của mình. Nội dung câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức của cán bộ nhân viên về công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo lập trình viên nói riêng tại Niteco Việt Nam.
Cách thiết kế câu hỏi này giúp cho các nhân viên dễ hình dung về vấn đề mình đang được hỏi, tham khảo ý kiến, đặc biệt dễ hiểu với những người ít biết, ít quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực. Song lại hạn chế với những người có độ hiểu biết sâu hay có ý định tìm hiểu về đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kết quả thu thập được là cái nhìn khách quan của cán bộ nhân viên Niteco Việt nam nên đây vẫn là nguồn thông tin quan trọng, sát thực để tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo lập trình viên tại Công ty TNHH Niteco Việt Nam.
+ Cỡ mẫu và kích thước khảo sát:
Tổng thể mẫu: Các đối tượng tham gia nghiên cứu này là lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại Niteco, trong đó chiếm đa số là lập trình viên, công việc khác nhau và không phân biệt giới tính, độ tuổi, thu nhập…
Kích thước mẫu: Để tạo ra sự tin cậy về kết quả nghiên cứu phụ thuộc tỷ lệ thuận với kích thước mẫu khảo sát. Nếu kích thước mẫu hợp lý sẽ giảm bớt thời gian và chi phí khảo sát và ngược lại nếu cỡ mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao tuy nhiên sẽ tăng thêm thời gian và chi phí.
Dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp để phân tích, cụ thể:
Dữ liệu thu được khảo sát sẽ được nhập vào bảng tính của phần mềm Microsoft Excel và phân tích bằng phương pháp chính là phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các thời kỳ, đồng thời sẽ được tổng hợp theo nhóm giải pháp.
5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp phân tích dữ liệu là việc tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá bằng cách đánh giá các kết quả điều tra trên mẫu và đưa ra các nhận xét từ kết quả thu thập được. Trong đó việc sử dụng phân tích đánh giá chỉ tiêu theo tỷ lệ % trên tổng hợp mẫu và tổng hợp các kết quả khảo sát các chương trình đào tạo mà lập trình viên tại công ty Niteco đã tham gia và mức độ phù hợp giữa kiến thức đào tạo với trình độ học viên, mức độ phù hợp giữa kiến thức đào tạo với mục đích yêu cầu của khóa học, mức độ quan trọng của khóa đào tạo đối với công việc. Từ đó rút ra các kết luận về những khó khăn còn tồn tại để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn đó giúp Niteco hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lập trình viên một cách hiệu quả nhất. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp là phương pháp về các dữ liệu đã được xử lý sẽ tiếp tục được đánh giá, để phân tích dữ liệu chúng ta sử dụng những phương pháp sau:
– Phương pháp phân tổ thống kê: sau khi thu thập được dữ liệu thứ cấp, tác giả dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với nghiên cứu.