LVTS Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh sở giao dịch
- Mã tài liệu: LV0023 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 434 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 103 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 103 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
“Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn;”
“Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch,”
“Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.”
Mô tả sản phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập, cạnh tranh mạnh mẽ, nhu cầu đầu tư vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng cao. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng giữ vai trò kết nối giữa những người cần vốn và những người có vốn, NHTM tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời trong nền kinh tế và phân bổ chúng cho nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức huy động vốn. Hoạt động của hệ thống ngân hàng được xem như huyết mạch của nền kinh tế và nguồn vốn chính là thành phần quan trọng trong huyết mạch ấy.”Các doanh nghiệp lớn là trụ cột kinh tế của đất nước chính là một trong những khách hàng tiềm năng trong thị trường vốn để các NHTM khai thác và phát triển mạnh mẽ.
“Nhận thấy được tầm quan trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, các NHTM hiện nay đang phát triển nhiều chính sách, biện pháp để thu hút nguồn vốn từ nhóm khách hàng này với mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng, mở rộng thị phần, đồng thời xác định đây là một trong những đối tượng khách hàng trọng tâm của ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế tất yếu đó, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong những năm qua luôn chú trọng ưu tiên phát triển, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn đối với các khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp lớn nói riêng với mục tiêu đến năm 2025 trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ, số 2 về bán buôn tại Việt Nam.
Với vị thế là Chi nhánh có quy mô lớn nhất miền bắc và là một trong hai chi nhánh lớn nhất trong hệ thống Vietcombank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch (Vietcombank Chi nhánh Sở Giao Dịch) đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra của hệ thống Vietcombank. Tuy nhiên, trong thời gian tới, mảng huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của Vietcombank Chi nhánh Sở Giao Dịch sẽ phải đối mặt với những thách thức về tăng trưởng doanh số đi kèm với nâng cao hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững. Do đó, đứng trước yêu cầu cấp thiết này, có thể thấy rằng việc nghiên cứu nội dung và biện pháp nhằm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh là vấn đề thiết thực. Là cán bộ hiện đang công tác tại Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch” làm đề tài Thạc sĩ cho Luận văn của mình.”
2. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu nước ngoài
Tafirei Mashamba, Rabson Magweva, Linda C.Gumbo (2014). “Analysis the relationship between Bank’s Deposit Interest Rate and Deposit Mobilization: Empirical evidence form Zimbabwean Commercial Banks (1980-2006)”, Journal of Business and Management, Vol 16, pp 64-75.
Nghiên cứu trên phân tích về mối quan hệ giữa huy động vốn và lãi suất tiền gửi giai đoạn 2000-2006 tại Zimbabwe. Phương pháp nghiên cứu của đề tài trên là phát triển mô hình bình phương tối thiểu (OLS) nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các biến giải thích và biến trả lời. Sức mạnh của mối quan hệ này được chứng minh bằng hệ số tương quan Pearson (R). Để chạy phương trình hồi quy các dữ liệu được kiểm tra lần đầu tiên, ổn định bằng cách sử dụng thử nghiệm Dichker-Fuller Augmented, đa hướng sử dụng ma trận tự tương quan và tương quan bằng cách sử dụng thống kê Durbin-Watson. Và kết quả của nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ tích cực giữa biến lãi suất tiền gửi và nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong thời gian nghiên cứu, các biến giải thích khác đều có ý nghĩa thống kê.
Các nghiên cứu trong nước
“Trong thời gian qua, đề tài về hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại đã được nhiều tác giả lựa chọn, nghiên cứu và bảo vệ tại các trường đại học, học viện tại Việt Nam. Trong đó, các công trình nghiên cứu sau có liên quan đến đề tài luận văn của tác giả, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình. Một số đề tài đã công bố:”
“(1) Trịnh Thế Cường (2018) Luận văn Tiến sĩ “Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận văn Tác giả đã hệ thống hóa đầy đủ về huy động vốn và quản lý vốn huy động của NHTM. Tác giả đã phân tích khá toàn diện về thực trạng huy động vốn và quản lý nguồn vốn huy động của Ngân hàng Agribank, từ đó tác giả đưa ra những khuyến nghị, giải pháp phù hợp áp dụng vào thực tế. Tác giả chỉ ra huy động vốn có tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh của NHTM; để nâng cao hiệu quả huy động vốn cần chú trọng vào công tác chăm sóc khách hàng, hiện đại hóa để mở rộng các loại hình mới của ngân hàng. Hạn chế của đề tài là chưa đánh giá hết các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại ngân hàng.
(2) Theo Nguyễn Quỳnh Trang, (2013) Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” , Đại học kinh tế quốc dân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa các các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam trong thời kỳ hội nhập.”
“(3) Trần Anh Đức, (2012) Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Luận án đã phân tích, đánh giá quan hệ huy động vốn giữa các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với doanh nghiệp cùng địa bàn, tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các ngân hàng TMCP đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.”
“(4) Nguyễn Quỳnh Như , (2018), Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng Tổng công ty, tập đoàn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 1”, Học viện Tài chính. Tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn đối với phân khúc khách hàng là Tổng công ty, tập đoàn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với đối tượng khách hàng này.”
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đề tài chất lượng huy động vốn đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch trong giai đoạn 2018-2021. Vì vậy, luận văn về đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch” được thực hiện là cần thiết nhằm tiếp tục mở rộng nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị thiết thực nhất, góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.
3. Mục đích nghiên cứu
“Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn;”
“Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch,”
“Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.”
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.”
Phạm vi nghiên cứu:
“+ Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại. Thực trạng hiệu quả huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.”
+ Về không gian: “Tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch”
“+ Về thời gian: Do phạm vi đề tài khá rộng và điều kiện thời gian nghiên cứu không cho phép nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch thông qua các chính sách và các chỉ tiêu đánh giá, số liệu nghiên cứu được giới hạn trọng khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2021.”
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
“Để tìm hiểu và đánh giá thực nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng lớn tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch”, luận văn đã sử dụng dữ liệu thứ cấp. Thu thập các thông tin, dữ liệu, tài liệu cơ bản từcác báo cáo thường niên, báo cáo quyết toán năm, báo cáo tổng kết định kỳ theo chuyên đề, báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của ngân hàng và của Chi nhánh” giai đoạn từ 2018-2021. Ngoài ra, số liệu được chọn lọc tham khảo từ các tạp chí kinh tế, ngân hàng, cơ quan thống kê, các websites,các đề tài nghiên cứu trước, bài viết, ấn phẩm…liên quan đến huy động vốn tại NHTM.
+ Phương pháp tổng hợp: Từ nguồn dữ liệu của Trụ sở Chính và của Chi nhánh, các thông tin được tổng hợp, phân loại theo nội dung cần nghiên cứu, đánh giá và đưa ra ý kiến” từ “con số biết nói”, “từ đó tìm ra những yếu tố liên quan đến nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng lớn tại Chi nhánh.
+ Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh tuyệt đối (mức độ tăng giảm bao nhiêu) và tương đối (tỷ lệ %) giữa các năm, từ đó thấy được mức độ hoàn thành, tăng trưởng, tốc độ phát triển về số lượng cũng như chất lượng, nhu cầu của khách hàng và tác động của thị trường từ đó đưa ra những phân tích về nguyên nhân, giải pháp với vấn đề nghiên cứu.
+ “Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các khách hàng của chi nhánh.”
+ “Phương pháp phân tích: Dựa trên bảng tổng hợp kết quả của chi nhánh Sở Giao Dịch, tiến hành đánh giá cũng như đưa ra nhận xét và hình thành những biện pháp phù hợp.”
“Các phương pháp được sử dụng trên giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu đề tài của mình đồng thời giúp luận văn trở nên dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch và có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng bảng biểu, lượng hóa kèm phân tích bằng biẻu đồ nhằm làm rõ được đối tượng cần hướng đến.”
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chương chính và các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục:
“Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại”
“Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch”
“Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch”