LVTS Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng keb hana – chi nhánh Hà Nội

Giá:
100.000 đ
Môn: LVTS
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 541
Lượt tải: 1
Số trang: 127
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 127
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

 

– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

– Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

– Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

 

Mô tả sản phẩm

1. Tính cấp thiết của đề tài

 

Toàn cầu hóa kết nối các nền kinh tế của các quốc gia trên khắp thế giới và đang trở thành xu thế tất yếu cũng như mục tiêu của tất cả các quốc gia trong thời đại ngày nay. Một trong những điểm cốt lõi của quá trình toàn cầu hóa chính là hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đã cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu chiếm vị trí then chốt trong việc phát triển kinh tế bền vững. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một mục tiêu quan trọng được nhà nước Việt Nam vô cùng chú trọng.

Tuy nhiên, một trong số những khó khăn nổi cộm mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam gặp phải chính là nguồn vốn hoạt động còn ít ỏi, tích lũy vốn thấp, trong khi đó cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất còn nhiều yếu kém, không thể bắt kịp với xu hướng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp cùng ngành đến từ các quốc gia khác. Lúc này, các NHTM với những nhiệm vụ và vai trò đặc trưng của mình có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể cung ứng vốn và tài trợ cho các hoạt động thương mại quốc tế. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại vừa mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể kinh tế giữa các quốc gia khác nhau, vừa mang lại lợi ích cho chính mình, vậy nên chúng ta có thể coi TTTMQT là một hoạt động kinh tế có sự đóng góp vô cùng hiệu quả và thiết thực cho sự phát triển của một quốc gia trong thời điểm hiện tại.

Năm 2020, so với các quốc gia khác, Hàn Quốc đang dẫn đầu trong việc đầu tư dự án mới vào thị trường Việt Nam, với 528 dự án (theo investvietnam). Sự xuất hiện chi nhánh của các tập đoàn Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng nhiều trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho chính các doanh nghiệp Hàn Quốc với tỷ trọng đóng góp lên đến trên 30% quy mô của toàn bộ nền kinh tế. Giống như nhiều doanh nghiệp FDI thành lập chi nhánh ở Việt Nam, Tập đoàn tài chính Hana (Hana Financial Group) đã thiết lập chi nhánh Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội và KEB Hana – chi nhánh TP.HCM từ năm 1997 tại hai miền Nam – Bắc của Việt Nam với mục tiêu trở thành cầu nối nâng đỡ những doanh nghiệp Hàn Quốc cũng nắm bắt cơ hội khai thác thị trường nội địa. Nhìn nhận lại toàn bộ hoạt động của ngân hàng KEB Hana tại Việt Nam, có thế nói hoạt động TTTMQT là mảng kinh doanh lớn nhất, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển cốt lõi của ngân hàng trong thời điểm hiện tại.

Là một trong những NHTM còn xa lạ tại Việt Nam, bên cạnh việc duy trì vị thế cạnh tranh, Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội cần phát triển và mở rộng hoạt động TTTM như một hướng đi chính, mang tính chất then chốt, trong chiến lược phát triển kinh doanh để từ đó có thể tạo ra những bước ngoặt trong quá trình thâu tóm thị trường của ngân hàng tại Việt Nam nói riêng, cũng như có những bước đột phá trong trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế nói chung.

Trong lĩnh vực tài trợ thương mại, Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội đã đạt được một vài thành tựu đáng chú ý như sau: Doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên liên tục qua các năm trong giai đoạn 2019 – 2021. Tổng thu nhập từ TTTM, đồng thời, cũng liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2019 – 2021 nhưng vẫn còn hạn chế. Cụ thể, thị phần TTTM của ngâng hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội vẫn thấp hơn so với các NHTM BIDV, VCB, Vietinbank… về doanh số thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán XNK trong giai đoạn 2019 – 2021, năm trước so với năm sau tăng về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng năm sau so với năm trước xu hướng giảm dần…

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của hoạt động TTTMQT trong hoạt động của Ngân hàng KEB Hana, tôi xin chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong bối cảnh xu hướng thương mại hóa toàn cầu đang trở nên ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là một loạt những sự biến đổi không ngừng trong hình thức cũng như nội dung của các thương vụ mua bán xuyên quốc gia cũng như những hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của các chủ thể kinh tế có liên quan, chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đã trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của giới học thuật trong nhiều năm. Đề tài đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, mang những mốc thời gian khác nhau trải dài trong suốt quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị trường quốc tế. Cụ thể như sau:

Luận văn “Tài trợ thương mại Quốc tế và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại Quốc tế của ngân hàng công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Du, Đại học Ngoại Thương, năm 2000.

Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam” của tác giả Trịnh Thị Ngà, Đại học Ngoại Thương, năm 2010.

Luận văn “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mai Tường Vân, Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2019.

Luận văn “Nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế cho Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thu Quyên, năm 2020.

Những luận văn nêu trên đã đưa ra được những tiêu chí đánh giá tương đối đấy đủ, phản ánh cơ bản về các vấn đề xoay quanh chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Từ đó, các tác giả đều đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ở các ngân hàng khác nhau với những điều kiện cũng chủ quan khác nhau. Những nghiên cứu đi trước đã trở thành những tài liệu tham khảo để tác giả kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận văn “Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội”.

3. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống những lý luận cơ bản về chất lượng hoạt động TTTMQT của các NHTM.

– Nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt động TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội.

– Đề xuất, nêu ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTTMQT tại Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu luận văn là các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về chất lượng hoạt động TTTMQT tại các NHTM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động TTTMQT tại ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội.

Về thời gian: phân tích, đánh giá thông tin dữ liệu về chất lượng hoạt động TTTMQT trong 3 năm: 2019, 2020 và 2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp, đan xen các phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng dịch vụ ngân hàng và quản lý chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng dịch TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian 03 năm từ năm 2019 đến năm 2021.

Phương pháp điều tra xã hội học để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. Trong đó:

Đối tượng khảo sát: Các khách hàng sử dụng dịch vụ TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội.

Hình thức khảo sát: Khảo sát thông qua bảng hỏi được gửi trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua email.

Quy mô mẫu khảo sát: Số lượng Phiếu khảo sát là 82 phiếu.

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch TTTMQT của Ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới (2022 – 2025).

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài các Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng KEB Hana – chi nhánh Hà Nội

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NG N HÀNG THƯƠNG MẠI

 

1.1. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Thương mại

1.1.1. Khái niệm hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển thương mại quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu như hiện nay, hoạt động TTTM như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới. Hoạt động TTTM đóng góp một phần rất lớn vào việc hỗ trợ sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua và người bán, cùng với đó còn bảo vệ quyền lợi và tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp trong các giao dịch ngoại thương.

TTTMQT có thể giải thích ở nhiều góc độ. Ở góc độ tín dụng (Credit), TTTMQT được gọi là cho vay xuất nhập khẩu, nhưng ở góc độ rộng hơn tín dụng ví dụ như là sự hỗ trợ tài chính (Fiancing), TTTMQT được gọi là tài trợ thương mại, tài trợ ngoại thương, tài trợ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, về bản chất tài trợ thương mại quốc tế (International Trade Sponsorship) còn có ý nghĩa rộng hơn tín dụng (Credit) và tài trợ tài chính (Financing). Để có thể định nghĩa một cách đủ rộng về hoạt động TTTMQT, cần xét đến tinh tất yếu khách quan của TTTM trong quy trình tái sản xuất hàng hoá cho quá trình xuất nhập khẩu.

Một là, thương mại là bộ phận cuối cùng của quy trình tái sản xuất, là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình phát triển của hoạt động phân công lao động xã hội, mảng thương mại đã tách ra khỏi quy trình tái sản xuất và trở thành một ngành kinh doanh riêng biệt, mà ta gọi là ngành thương nghiệp do tầng lớp thương nhân thực hiện. Ngoài nguồn vốn tự có, ngành thương nghiệp rất cần tới sự hỗ trợ về mặt tài chính từ các ngành khác như ngành sản xuất, tài chính và ngân hàng để vững vàng tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với ngành thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế. Có thể dẽ dàng thấy rằng, khó có thể xảy ra trường hợp ngành sản xuất này kết thúc ở giai đoạn hoàn thành quy trình sản xuất hàng hóa thì ngành thương mại kia sẵn sảng có nguồn tiền mặt để, ngay lập tức, mua hàng hoá đã được sản xuất. Vì vậy, việc mua bán chịu (nhận hàng trước, thanh toán sau) đã hình thành để giải quyết mâu thuẫn này và tạo điều kiện cũng như đảm bảo cho quy trình tái sản xuất xã hội tồn tại và phát triển liên tục mà không bị gián đoạn. Mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất và các thương nhân là một hình thức tài trợ trực tiếp điển hình cho hoạt động kinh doanh thương mại.

Hai là, người mua luôn luôn muốn mua được hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt với mức giá rẻ và phù hợp với mục đích sử dụng. Vậy nên người bán, một mặt đòi hỏi các nhà sản xuất phải cải tiến mẫu mã và công năng hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm, một mặt, tự thân cũng tìm cách nâng cao năng suất tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ bằng các biện pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả. Khâu hậu mãi cũng được chú trọng và từng bước hoàn thiện về mặt chất lượng. Tất cả những điều trên đòi hỏi các nhà sản xuất và các thương nhân phải có trong tay một nguồn lực tài chính kịp thời, đủ dùng và cách thức khai thác phù hợp và có hiệu quả. Nếu cứ cứng nhắc chờ đợi tiền từ việc tích luỹ vốn tự thân sẽ rất lâu mới có thể thực hiện được những dự định, cũng vì thế mà đánh mất đi nhiều cơ hội. Nhưng nếu các nhà sản xuất và các thương nhân nhận được sự tài trợ về vốn từ phía bên ngoài thì việc hiện thực hóa những kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm hiệu quả sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ba là, thương mại quốc tế có khác biệt lớn so với thương mại quốc gia. Các cơ hội trong Thương mại quốc tế không gặp phải những giới hạn, không bị bó hẹp trong biên giới quốc gia chật hẹp, cùng với đó, những rủi ro trong thương mại quốc tế có ảnh hưởng rất lớn và độ tiềm ẩn sâu hơn so với những ảnh hưởng trong thương mại quốc gia. Có thể nói thương mại toàn cầu là điểm giao nhau của những quan điểm chính trị của các quốc gia, là nơi giao thoa về quyền lợi và chủ quyền thương mại quốc tế. Trong nhiều trường hợp, hàng hóa không còn tuân theo quy luật đi từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, mà lại có xu hướng chạy ngược hoặc bị ngăn chặn bởi các biện pháp, chính sách bảo hộ mậu dịch như thuế xuất nhập khẩu, cơ chế đa tỷ giá, hạn ngạch quota, giấy phép xuất nhập khẩu, … Vì lợi ích của quốc gia mình, các quốc gia đã áp dụng các chính sách khác nhau, các tổ hợp chính sách đa dạng, để điều chỉnh dòng lưu thông hàng hoá và tiền tệ làm cho thị trường hàng hóa thế giới liên tục biến dạng, không còn đúng bản chất vốn có của nó. Hiệu quả của các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch ban hành bởi chính phủ được coi như là một sự hỗ trợ tài chính gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa tài trợ phi thương mại và tài trợ thương mại. Tài trợ phi thương mại

Bốn là, “đầu tư tức thì” là một trong các mục đích tiêu chính của hoạt động TTTM. Các sản phẩm được đưa vào lưu thông chính là kết quả của quy trình sản xuất, vì vậy muốn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành sản phẩm giảm, đồng thời phù hợp với thị hiếu của xã hội và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ thì nhà sản xuất cũng như thương nhân cần phải có sự đầu tư tức thì cho một số giai đoạn hoặc tất cả quá trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phục vụ trong khâu hậu mãi. Nếu xét riêng về sức mạnh nội tại của từng doanh nghiệp, thì giời hạn chặn trên của nhu cầu đầu tư tức thì chính là khả năng tích lũy vốn. Chỉ có dựa vào sức mạnh của các nguồn tài trợ ngoại sinh thì doanh nghiệp mới có khả năng vượt qua giới hạn đó.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

No related products found.
Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)