LVTS Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- chi nhánh uang Trung

Giá:
100.000 đ
Môn: LVTS
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 567
Lượt tải: 8
Số trang: 85
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 85
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

 

Thảo luận các vấn đề về lý thuyết liên quan đến chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống NHTM, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này.

Vận dụng lí thuyết về chất lượng tín dụng để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Quang Trung trong giai đoạn nghiên cứu, làm rõ ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế.

Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng này, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các NHTM khác.

Mô tả sản phẩm

1. Tính cấp thiết của đề tài

 

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng của NHTM đóng vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng. Tín dụng giúp cho các doanh nghiệp phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lại.

Với các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động trọng yếu nhất, chiếm đến 70% giá trị tài sản có và trên 70% thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM. Đối với mỗi ngân hàng, trong mọi định hướng chiến lược dài hạn, trung hạn cũng như kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, thì mục tiêu quản trị chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng có tính chất quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển ổn định, bền vững của ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro từ ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch bệnh Covid-19, cũng như căng thẳng thương mại, chính trị giữa các nền kinh tế lớn. Tình hình kinh tế trong nước cũng đang có những diễn biến bất lợi, khó lường như nguy cơ lạm phát, lãi suất và tỷ giá diễn biến căng thẳng, giá cả nguyên vật liệu bất ổn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng băng, thị trường bất động sản có dấu hiệu trầm lắng, suy thoái và hàng loạt các vụ án kinh tế liên quan đến nhiều doanh nghiệp lớn có mối quan hệ mật thiết với một số NHTM, tiềm ẩn nguy cơ phản ứng đổ vỡ dây chuyền… Trong đó, các doanh nghiệp trong nền kinh tế, nhóm khách hàng trọng yếu của các NHTM, là các đối tượng đang đứng trước nguy cơ rủi ro trực tiếp nhất và rộng lớn nhất. Làn sóng phá sản doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, con số doanh nghiệp Việt Nam giải thể, tạm ngừng hoạt động ghi nhận ở mức kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có tổng cộng 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Năm 2021, con số này là 119,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,8% so với năm 2020.

Trong bối cảnh đó, làm thế nào để quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nói riêng lại tiếp tục trở thành một bài toán cấp thiết đối với các nhà lãnh đạo ngân hàng, để nhận diện sớm rủi ro và có những biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đặt ra và góp phần đảm bảo mục tiêu chung của hệ thống ngân hàng.

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung” sẽ đem lại những đóng góp về thực tiễn tại NH cũng như lý thuyết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thảo luận các vấn đề về lý thuyết liên quan đến chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống NHTM, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này.

Vận dụng lí thuyết về chất lượng tín dụng để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Quang Trung trong giai đoạn nghiên cứu, làm rõ ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế.

Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng này, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các NHTM khác.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp tại NHTM.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Vietinbank Quang Trung.

+ Về thời gian: Trong giai đoạn từ 2018-2021.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết về quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhân sự; kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại Vietinbank Quang Trung.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: là phương pháp tổng hợp.

Mục đích thu thập dữ liệu: nhằm giới thiệu khái quát về hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp; đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và các biện pháp đã thực hiện để nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Quang Trung trong giai đoạn 2018-2021.

4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

– Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ tài liệu, số liệu báo cáo, số liệu thống kê, tác giả sẽ tổng hợp, phân tích để có thông tin và có cái nhìn tổng quan về chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Quang Trung;

– Phương pháp so sánh: Sử dụng so sánh để đối chiếu dữ liệu giữa các năm hoạt động của Vietinbank Quang Trung, giữa Vietinbank Quang Trung với các Chi nhánh Vietinbank khác trên địa bàn/trong hệ thống Vietinbank Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh.

5. Kết cấu của luận văn

Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như vậy, ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Quang Trung

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Quang Trung.

 

 

 

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NG N HÀNG THƯƠNG MẠI

 

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng đối với KHDN (gọi là tín dụng doanh nghiệp) tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm chung về hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hầu hết các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 (Luật các tổ chức tín dụng 2010) ghi: “Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của NHNN Việt Nam ghi: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về tín dụng của NHTM là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao hoặc cam kết chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định với thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là “tín dụng doanh nghiệp” là một phần trong tín dụng của NHTM, là mối quan hệ tín dụng giữa NHTM với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu được cấp tín dụng. Theo đó, NHTM thỏa thuận cho doanh nghiệp sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả để doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn, chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp

– Tín dụng doanh nghiệp là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Theo đó, NHTM huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các thành phần trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn này để tài trợ nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp.

– Xuất phát từ tên gọi “tín dụng”, sự tin tưởng đóng một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của quan hệ tín dụng doanh nghiệp.

– Xuất phát từ đặc trưng hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng doanh nghiệp cũng chủ yếu dưới hình thức tiền tệ. Tuy nhiên, trong một số hình thức tín dụng như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng có thể là tài sản khác như tài sản cố định.

– So các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế (như Tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình…), các doanh nghiệp nhìn chung có hoạt động kinh doanh, đầu tư đa dạng hơn, quy mô lớn hơn, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, cơ chế quản lý tài chính kế toán phức tạp hơn. Doanh nghiệp thường có nhu cầu được tài trợ vốn để bổ sung vốn lưu động, hoặc đầu tư tài sản cố định (như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải, xây dựng nhà xưởng…), hoặc đầu tư khác. Do vậy, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp rất đa dạng về thời hạn cũng như khối lượng và mục đích sử dụng. Và theo đó, tín dụng doanh nghiệp của NHTM cũng có sự phức tạp hơn so với các loại hình tín dụng khác, đòi hỏi cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ cũng như công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro phức tạp hơn.

– Cơ chế kinh doanh của các ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp (với quy mô lớn và mức độ tập trung cao) thường có độ rủi ro cao và có ảnh hưởng dây chuyền đối với nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

No related products found.
Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)