LVTS Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ A

Giá:
100.000 đ
Môn: LVTS
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 412
Lượt tải: 3
Số trang: 89
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 89
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

 

– Siết chặt việc cấp phép đầu tư, loại bỏ sự hình thành những doanh nghiệp không đủ năng lực

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm

– Xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác đá áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ hiệu quả

Nhóm giải pháp thứ hai là giải pháp quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp, bao gồm các giải pháp như:

– Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ

– Tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp

– Tăng cường sự tham gia của người lao động vào quản lý ATVSLĐ

– Áp dụng kiểm toán thay cho tự kiểm tra

– Xây dựng và áp dụng qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro.

Mô tả sản phẩm

1. Tính cấp thiết của đề tài

 

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hàng năm có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trên toàn thế giới. Ngoài ra, có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. ILO ước tính, tổng chi phí cho các thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến lao động là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, khoảng 2,99 nghìn tỷ USD. Theo báo cáo tình hình tai nạn lao động của Việt Nam năm 2021, trên toàn quốc đã xảy ra 6.504 vụ tai nạn lao động làm 6.658 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong đó, số người chết vì TNLĐ 786 người, số người bị thương nặng 1.485 người. Đặc biệt trong lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 13,27% tổng số vụ và 12,82% tổng số người chết, là một trong những lĩnh vực nhiều tai nạn lao động nhất và nhiều vụ tai nạn chết người nhất. Có nhiều vụ TNLĐ làm chết và bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, xã hội.

Trước thực trạng về công tác an toàn vệ sinh lao động, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác này, trong đó phải kể đến luật An toàn vệ sinh lao động được quốc hội thông qua vào ngày 25/6/2015.

Có thể nói, công tác an toàn vệ sinh lao động có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với người lao động, người sử dụng lao động và doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung đối với nền kinh tế và toàn xã hội. Nói cách khác khi vấn đề an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện hiệu quả là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm gánh nặng đối với xã hội.

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động khá đầy đủ. Tuy nhiên việc áp dụng và thực hiện ở dưới cơ sở chưa được đồng bộ, nghiêm túc, khoa học. Trên thực tế việc triển khai, thực hiện vẫn còn mang tính hình thức, đối phó. Lực lượng cán bộ thanh tra còn mỏng, do đó công tác thanh tra cũng bị hạn chế.

Đối với lĩnh vực khai thác đá, ngoài những lợi ích to lớn mà ngành đem lại cho xã hội thì đây là một trong lĩnh vực có nguy cơ cao về mất an toàn do công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu các trang thiết bị khai thác đá, công tác phòng chống cháy nổ không đảm bảo, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động còn thiếu, do vậy, với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại về ATVSLĐ trong khai thác đá tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Nghệ An nói riêng, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An” để làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Đánh giá được thực trạng công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An.

– Đề xuất, áp dụng được những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý ATVSLĐ ở các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An.

– Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Nghệ An

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thực tế

Khảo sát thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An.

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp có hoạt động khai thác đá.

Phương pháp phân tích, so sánh.

Từ những số liệu thu thập được bằng cách phân tích, so sánh đưa ra kết luận về thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An.

5. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học: Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu nắm rõ hơn thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở khai thác đá.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ giúp các nhà quản lý có căn cứ để xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong các lĩnh vực khai thác đá. Đồng thời luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với giảng viên và sinh viên, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương.

Chương 1. Tổng quan chung.

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Nghệ An.

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Nghệ An

Chương 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH,

LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Điều kiện lao động

“Điều kiện lao động,là tổng thể các yếu tố,về tự nhiên, xã hội, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, thể hiện qua quá trình,công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường,lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng trong không gian và thời gian nhất định,tạo nên những điều kiện cần thiết,cho hoạt động,của con người trong quá trình,sản xuất.”

“Các nhóm yếu tố của,điều kiện lao động gồm: nhóm yếu tố về hóa học; ,nhóm yếu tố về:sinh học (như vi, khuẩn virut, kí sinh trùng), các nhóm yếu tố về môi trường (nhóm yếu tố về vật lý tiếng ồn, như bụi, nhiệt độ, rung động, bức xạ ion và không ion, áp suất,…; nhóm yếu tố về tâm – sinh lý (yếu tố quá tải về thể lực, của người lao động hoặc,căng thẳng do sự đơn điệu,của thao tác lao động,cũng như cảm xúc,trong quan hệ,lao động và các tác động về mặt xã hội,làm căng thẳng tâm lý thần kinh người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,công việc và gây ảnh hưởng đến,năng suất,lao động, là nguy cơ gây TNLĐ, BNN); nhóm yếu tố về:thẩm mĩ (kích thước, mầu sắc và hình dáng của các máy thiết bị, vấn đề vệ sinh,công nghiệp, điều kiện cơ sở,vật chất; bố trí, sắp xếp máy, dụng cụ, thiết bị khoa học,và hợp lý, tạo nơi làm việc,gọn gàng và,ngăn nắp cũng như tạo,không gian làm việc,tối ưu; …); nhóm yếu tố về,kinh tế – xã hội, thể hiện qua cá,quy định, chính sách,của Nhà nước, tạo điều kiện để tiếp cận,các nguồn lực đầu tư,đổi mới thiết bị, máy móc, nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền công nghệ …, hoặc các ,hương trình, chính sách về ATVSLĐ,nhằm nâng cao,nhận thức,người lao động,và giúp người ,ao động tiếp ,ận được với các,biện pháp cải thiện,điều kiện lao động, ,hệ thống quản lý,ATVSLĐ,để hạn chế,TNLĐ, BNN.”

1.1.2. Người lao động

“Theo khoản 1 điều 3 của Bộ Luật lao động, Người lao động là người làm việc cho,người sử dụng,lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động [21].”

“Tại Khoản 5, Điều 3, Bộ luật,Lao động,quy định: Quan hệ,lao động là quan hệ,xã hội phát sinh,trong việc thu,mướn, sử dụng,lao động, trả lương,giữa NLĐ, ,NSDLĐ, các tổ chức,đại diện của các bên, cơ quan nhà,nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động,bao gồm quan hệ lao động,cá nhân và quan hệ lao động tập thể [21].”

“Tại Điều 13, Bộ luật,Lao động,quy định: Hợp đồng,lao động là,sự thoả thuận giữa NLĐ,và NSDLĐ,về việc làm,có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và,nghĩa vụ của mỗi bên,trong quan hệ,lao động. Trường hợp hai bên thoả,thuận bằng tên,gọi khác nhưng có nội dung,thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương,và sự quản lý, điều hành, giám sát của,mỗi bên thì được coi là hợp đồng,lao động [21].”

1.1.3. Người sử dụng lao,động

“Tại,Khoản 5, Điều,3, Bộ luật,Lao,động,quy định, Người sửa dụng,lao động là, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hợp tác xã, cá nhân có thuê,mướn, sử dụng người,lao động làm việc,cho mình,theo thỏa thuận; trường hợp,người sử dụng,lao động là,cá nhân thì phải,có năng lực,hành vi dân sự,đầy đủ [21].”

1.1.4 Quản lý an toàn,vệ sinh lao,động

Quản lý là hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành trơn tru của một tổ chức hay bộ máy. Chức năng quản,lý được thực,hiện thông qua những công cụ quản,lý với những nội dung quản lý nhất định mang tính chuyên môn cao. Trong đời,sống,xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con người. Quản lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước. Để thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ chức và quyền uy. Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ cho con người trong quá trình lao động.

Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về quản lý an toàn vệ sinh lao động, có thể hiểu, quản lý ATVSLĐ là hoạt động quản lý về an toàn và sức khỏe lại nơi làm việc nhằm đạt,được mục,tiêu môi,trường lao,động tốt, đảm bảo,an toàn và,sức khoẻ cho người lao,động, tạo cho quá,trình lao động sản xuất có,năng suất, chất lượng và,hiệu quả, đem lại lợi ích cho xã hội.

1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động

Hệ thống quản lý doanh nghiệp là bộ công cụ hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp và hiện thực hóa các chiến lược, chính sách, quy tắc, hướng dẫn, quy trình và thủ tục được sử dụng trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh và tất cả các hoạt,động quản lý liên,quan.

Các phương pháp quản,lý doanh nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến các tư duy và nhận thức khác nhau về hệ thống quản lý doanh nghiệp, có thể chia ra thành:

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 (đạt yêu cầu và ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ).

Hệ thống kiểm,soát nội bộ (giảm thiểu các rủi ro).

Hệ thống sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) (tăng năng suất, giảm chi phí, rút ngắn thời,gian, tăng sản lượng sản xuất).

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (hệ thống quản trị tốt nhất, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, giảm chi phí…).

Có thể thấy quản lý và sử dụng nguồn lực hiệu quả là điều kiện tiên quyết để tạo nên thành công và giúp doanh,nghiệp phát triển,bền vững.

“Hệ,thống quản,lý ATVSLĐ đang được áp,dụng trên thế,giới và trong khu vực,sử dụng phương,pháp kiểm soát an,toàn nơi làm,việc, đây là phương,pháp kiểm soát mang,tính phòng,ngừa cao, thể hiện,ở chỗ các mối,nguy hại được thực hiện kiểm,soát theo nguyên,tắc quản lý rủi,ro, bao gồm các bước: nhận diện các mối,nguy hại phát sinh tại,chỗ làm việc, đánh giá rủi,ro do chúng,gây ra đối với an toàn,và sức khoẻ người,lao động, trên cơ,sở đó xây,dựng và thực hiện các,giải pháp kiểm soát, phòng,ngừa rủi ro.”

Hiện nay có nhiều hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới. Các hệ thống quản lý ATVSLĐ “đang được sử dụng,ở các nước khác,nhau trên thế giới tuy có,khác nhau về,số lượng, tên gọi và,thứ tự các thành,phần chính của hệ,thống quản lý song,đều được xây dựng trên cơ sở,phương pháp tiếp cận hệ,thống đi theo chu trình PDCA, bao gồm các,bước Hoạch định,- Thực hiện -,Kiểm tra – Hành động. Bước 1, Hoạch định: xây dựng,mục tiêu và giải pháp cần,thiết để đạt được các kết,quả tương ứng với chính,sách của doanh nghiệp về,ATVSLĐ. Bước 2, Thực hiện: tổ chức thực,hiện các giải,pháp đã được hoạch,định nhằm đạt được mục tiêu,đề ra. Bước 3, Kiểm tra: theo dõi, đo lường các kết,quả thực hiện, đối,chiếu kết quả thực,hiện với các mục,tiêu, chính,sách, tiêu chuẩn, qui,chuẩn, qui phạm của Nhà,nước về ATVSLĐ và báo cáo kết,quả. Bước 4, Hành động: ,thực hiện các hành,động khắc phục và phòng ngừa nhằm nâng cao kết quả hoạt động ATVSLĐ của doanh nghiệp.”

“Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất được quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro, nghĩa là tất cả các yếu tố nguy hiểm và có hại được nhận diện, đánh giá rủi ro nhằm xem xét mức độ do chúng gây ra đối với,an toàn và sức khoẻ,người lao động, trên,cơ sở đó xây dựng,và thực hiện các,giải pháp kiểm soát nhằm,giảm thiểu rủi ro,tới mức chấp nhận được.”

“Trong doanh nghiệp, lãnh đạo,doanh nghiệp chịu trách nhiệm,cao nhất đối với ATVSLĐ, tham,gia trực tiếp vào,quá trình quản lý và có vai,trò quyết định đối với thành,công của hệ thống,quản lý ATVSLĐ.”

“Người lao,động và đại,diện của người,lao động tham gia,vào quá trình quản lý,ATVSLĐ. Người lao động,được đào tạo, cung cấp,thông tin về,ATVSLĐ để có đủ năng lực,tham gia vào,quá trình quản lý,ATVSLĐ và đóng,góp phần quan trọng vào,thành công của hệ,thống quản lý ATVSLĐ.

Thực hiện,kiểm tra, kiểm toán nhằm đánh,giá khách quan, trung,thực các kết quả,hoạt động ATVSLĐ, tìm ra những,khiếm khuyết của,hệ thống quản lý, trên cơ,sở đó, thực hiện các,giải pháp khắc,phục và phòng ngừa tương ứng.

Lãnh đạo,doanh nghiệp định kỳ,xem xét lại toàn bộ,hệ thống quản lý ATVSLĐ, đánh giá sự phù,hợp, tương ứng và,hiệu quả của,hệ thống, trên cơ sở đó đưa ra,quyết định thay đổi,về chính sách, mục tiêu và,cả hệ thống,quản lý nhằm không ngừng,nâng cao hiệu quả,hoạt động ATVSLĐ,của doanh nghiệp.”

Hiện nay ở Việt Nam, có 2 hệ thống,quản lý ATVSLĐ có nhiều,ưu việt và mang lại hiệu quả,cao trong quá trình,áp dụng thực hiện, đó là:

* Hệ thống quản,lý ATVSLĐ theo hướng dẫn của Tổ chức,lao động Quốc tế (ILO-OSH 2001)

ILO đặt ra,Hiến chương với các,nguyên tắc để bảo vệ,người lao động khỏi bệnh tật và,phát sinh chấn thương,từ việc làm của họ. Trên cơ,sở đó, ILO xây dựng các,tiêu chuẩn về an toàn và sức,khỏe nghề nghiệp nhằm,cung cấp các công cụ cần,thiết cho chính phủ,các nước thành viên, NSDLĐ,và NLĐ để bảo đảm tối đa sự,an toàn trong,công việc.

Năm 2003, ILO,đã thông qua một chiến,lược toàn cầu để,cải thiện ATLĐ và sức khoẻ,trong đó, bao gồm giới thiệu,các tiêu chuẩn an,toàn và sức khoẻ văn hoá,phòng ngừa, thúc đẩy và phát triển,các công cụ có,liên quan, hỗ trợ kỹ thuật. Trong,chiến lược toàn cầu, bên cạnh công,ước khung 155 về an toàn và sức khỏe,nơi làm việc, ILO còn khuyến,nghị theo 12 công ước, như: An toàn,trong xây dựng, An toàn,trong khai thác mỏ, sử dụng,Amiang… và bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) ,đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan QLNN, NSDLĐ, đại diện NLĐ,nhằm xây dựng những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể nhằm đối phó với ATLĐ và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc thực hành. Gần một nửa số công cụ của ILO để giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề an toàn và SKNN.

Trong tất cả các công ước và các tiêu chuẩn của ILO, thì không có công ước, tiêu chuẩn nào dành riêng cho các khu vực có quan hệ lao động và không có HĐLĐ (không phân biệt). Mà đích nhắm tới của họ là tính mạng và sức khỏe NLĐ, cho dù họ làm việc ở đâu, trong môi trường nào.

“Trong tất cả các hệ thống do ILO công bố, có riêng hệ Hệ thống quản lý ATVSLĐ (viết tắt là ILO-OSH 2001): Hệ thống quản lý này được đánh giá dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiên cứu các chuyên gia đầu ngành trên thế giới. Là một công cụ quốc tế quan trọng để Hệ thống quản lý ATVSLĐ có thể phát triển tại các quốc gia do ILO đưa ra nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các chính phủ, đại diện của NLĐ, NSDLĐ công nhận trên toàn cầu.”

“Trong thực tiễn, quá trình sản xuất – kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau để đảm bảo ATVSLĐ:”

“Một là, chính sách quản lý ATVSLĐ: tức là công tác quản lý ở cơ sở muốn tốt thì việc thực hiện đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào là rất cần thiết, tạo điều kiện liên tục để đánh giá có hệ thống thực trạng công tác ATVSLĐ từ đó xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện được các hoạt động ATVSLĐ; thúc đẩy sự tham gia của NLĐ và đại diện của NLĐ ở cơ sở; định kỳ đánh giá tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ.”

“Hai là, hoạt động quản lý ATVSLĐ được tổ chức vận hành: nhằm thực hiện yếu tố tổ chức trong hệ thống quản lý ATVSLĐ, các chủ thể sản xuất – kinh doanh phải vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ trong đó phải có sự tham gia của NLĐ và NSDLĐ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ đồng thời chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động ATVSLĐ và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ATVSLĐ.”

“Ba là, quản lý ATVSLĐ thông qua lập kế hoạch và tổ chức thực hiện: công tác ATVSLĐ muốn tổ chức và thực hiện có hiệu quả ở cơ sở cần phải lập kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở cần phải đầy đủ, phù hợp với cơ sở và phải xây dựng trên cơ sơ đánh giá các yếu tố rủi ro (thông qua các bảng kiểm định về ATVSLĐ). Kế hoạch ATVSLĐ khi đã được thông qua thực hiện nhằm hỗ trợ việc tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia; thực hiện tốt hơn hệ thống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở; trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện ĐKLĐ, giảm TNLĐ, BNN.”

“Bốn là, đánh giá và giám sát quản lý ATVSLĐ: đánh giá và giám sát công tác ATVSLĐ phải được lập hồ sơ theo dõi và định kỳ thường xuyên xem xét lại. Khi đánh giá phải dựa trên cơ sở trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên được phân công ở 2 yếu tố của Hệ thống quản lý ATVSLĐ. Người đại diện thực hiện công tác đánh giá và giám sát được lựa chọn phải phù hợp với quy mô, tính chất của từng mục tiêu ATVSLĐ ở cơ sở; các biện pháp định tính, định lượng trong quá trình đánh giá phải khách quan, phù hợp với yêu cầu của cơ sở.”

“Năm là, hoạt động cải tiến, hoàn thiện chu trình, nội dung quản lý ATVSLĐ: là việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp, xếp đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện.”

“Để xây dựng được một hệ thống quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất – kinh doanh phải tuân thủ cả 5 yếu tố trên của hệ thống quản lý một cách thường xuyên.”

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

No related products found.
Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)