LVTS Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam – pvombank
- Mã tài liệu: LV0029 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 469 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 109 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 109 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm đưa ra các cơ sở lý luận trong hoạt động đầu tư trái phiếu và các ảnh hưởng của hoạt động này tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đại Chúng Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hoạt động đầu tư trái phiếu và các tác động của hoạt động này tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Áp dụng mô hình hồi quy để kiểm định mức độ ảnh hưởng; áp dụng các phương pháp định tính (tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phỏng vấn các chuyên gia…) để đánh giá các tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Mô tả sản phẩm
Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu là một trong những hoạt động quan trọng được các ngân hàng trên thế giới quan tâm vì nó là một công cụ quản lý tài sản, đa dạng hóa danh mục đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Nếu như cách đây hơn chục năm, thị trường trái phiếu còn rất sơ khai và nhỏ thì cho đến vài năm gần đây khi Việt Nam mở cửa thị trường tài chính, một mặt dưới áp lực cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài trong phát triển các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng Việt Nam buộc phải mở rộng các kênh quản lý tài sản đa dạng khác mà đầu tư trái phiếu là sự lựa chọn tất yếu khách quan bởi những ưu việt của nó. Mặt khác, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ngày càng lớn trong khi nguồn vốn tín dụng cũng bị hạn chế nên họ đẩy mạnh kênh huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu để hút các dòng vốn nhàn rỗi đưa vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, thị trường trái phiếu nói chung và hoạt động đầu tư trái phiếu của các Ngân hàng trong thời gian vừa qua tăng trưởng “nóng”.
Đầu tư trái phiếu là một lĩnh vực đang phát triển, là một thị trường sôi động trong những năm gần đây, là hoạt động mà các Ngân hàng hướng tới để gia tăng lợi ích kinh tế. Nhưng câu hỏi đặt ra là Hoạt động đầu tư trái phiếu có mang lại hiệu quả thực sự cho hoạt động của Ngân Hàng hay không? Các nghiên cứu đều trong điều kiện thị trường trái phiếu Việt Nam quy mô nhỏ và hoạt động đầu tư trái phiếu tại các NHTM tại Việt Nam chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong hoạt động chung của một NHTM. Tuy nhiên giai đoạn hiện nay khi thị trường trái phiếu rất nóng, tỷ trọng trái phiếu trong tổng cán cân tài sản của các NHTM ngày càng lớn; các chính sách quản lý của nhà nước đối với thị trường trái phiếu đã thay đổi … thì việc nghiên cứu tác động của nó tới hiệu quả hoạt động chung của các NTHM là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tác giả kỳ vọng đánh giá được mẫu chọn hoạt động đầu tư trái phiếu và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam trong điều kiện hiện tại.
Bên cạnh đó, hiện tại tác giả là cán bộ công tác tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, điều này tạo thuận lợi cho việc thu thập số liệu về kết quả hoạt động của Ngân hàng càng chính xác và trung thực
Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam – PVcombank” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
Tình hình nghiên cứu đề tài
(1) Nghiên cứu của Yuqi Li năm (2006):
Tác giả nghiên cứu những yếu tố quyết định đến tỷ suất sinh lời ngân hàng và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong quản trị rủi ro. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 123 ngân hàng Anh trong khoảng thời gian 1999-2006 tạo ra một dữ liệu bảng với 378 quan sát và sử dụng mô hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc, các biến độc lập bao gồm: thanh khoản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn, lạm phát, tăng trưởng GDP và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động ngược chiều của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro có tác động ngược chiều đến ROA. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng cao hơn thì lợi nhuận thấp hơn. Kết quả còn cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và lợi nhuận. Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động không đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng trong mô hình này.
(2) Nghiên cứu của Ong Tze San và The Boong Heng (2012)
Tác giả nghiên cứu những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời Ngân hàng thương mại Malaysia. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy với ba chỉ số đại diện là ROA, ROE và NIM để đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng thương mại Malaysia trong giai đoạn 2003-2009. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận được đo lường bằng chỉ số ROA là đáng tin cậy và là thước đo tốt hơn ROE, NIM. Các biến tỷ lệ an toàn vốn, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Còn các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát không có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động ngân hàng.
(3) Nghiên cứu của Cao Ngọc Thủy (2013)
Về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của Ngân Hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 gồm 40 ngân hàng. Trong nghiên cứu này tác giả đã xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời bằng các mô hình hồi quy và ước lượng phù hợp. Kết quả cho thấy các nhân tố tích cực tác động đến khả năng sinh lời trên tài sản bao gồm quy mô tài sản, tổng du nợ tín dụng, tổng vốn chủ sở hữu, tổng thu nhập ngoài lãi và lạm phát. Cũng chỉ ra được các yếu tố tiêu cực như rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động của Ngân Hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
(4) Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2006)
Về hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2000- 2005. Trong nghiên cứu tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của Ngân Hàng bằng các tiêu chí theo mô hình Camel, sau đó sử dụng hồi quy Tobit để kiểm định.Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu….. có ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của Ngân Hàng Thương Mại. Tuy nhiên nghiên cứu chưa mô tả đầy đủ các nhân tố tác động và nghiên cứu cũng chưa cho biết các biến đã giải thích được bao nhiêu phần trăm mức độ tác động đến khả năng tài chính của Ngân Hàng Thương Mại.
(5) Nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên (2013)
Về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thông qua mô hình OLS giai đoạn 2001- 2012, biến phụ thuộc là tổng tài sản, hiệu quả quản lý, quy mô dư nợ, chất lượng tài sản, vốn chủ sở hữu, biến độc lập là biến ROA, ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có biến quy mô có tác động dương đến ROA, ROE. Các biến còn lại có tác động âm thậm chí là không có ý nghĩa với ROA, ROE.
(6) Nghiên cứu của Dương Trọng Đoàn (2013)
Về đánh giá các nhân tố tác động đến lợi nhuận Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện trên 15 Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 bằng phương pháp hồi quy OLS với 59 biến quan sát trên 11 biến. Kết quả các biến có tác động cùng chiều với ROA là quy mô, thanh khoản, vốn hóa thị trường, dư nợ, chi phí hoạt động và thuế và biến có tác động ngược chiều là tiền gửi.
(7) Nghiên cứu của Đinh Thị Phương Anh (2021)
Bổ sung, làm rõ khung lý thuyết về đầu tư trái phiếu của NHTM, bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá (gồm các chỉ tiêu định lượng, định tính) và các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. Xác lập mô hình nghiên cứu tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của NHTM dựa trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý thuyết trong xây dựng mô hình và quyết định lựa chọn các yếu tố, phát triển bổ sung thêm một số yếu tố nội tại của ngân hàng liên quan đến hoạt động đầu tư.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm đưa ra các cơ sở lý luận trong hoạt động đầu tư trái phiếu và các ảnh hưởng của hoạt động này tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đại Chúng Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hoạt động đầu tư trái phiếu và các tác động của hoạt động này tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Áp dụng mô hình hồi quy để kiểm định mức độ ảnh hưởng; áp dụng các phương pháp định tính (tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phỏng vấn các chuyên gia…) để đánh giá các tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu này lần lượt tiến hành trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân Hàng TMCP Đại Chúng VN như thế nào và hoạt động đầu tư trái phiếu có tác động tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam không?
+ Mức độ ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam?
+ Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động đầu tư trái phiếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn không đi sâu về phân tích kỹ thuật về trái phiếu mà tập chung nghiên cứu vào lý luận và thực tiễn hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam và ảnh hưởng của hoạt đồng đầu tư trái phiếu đến tỷ suất sinh lời/hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng:
Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của mẫu đã lựa chọn, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê tổng hợp nhằm phân tích ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.
Phương pháp định lượng: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xem xét mức độ ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để xem xét ảnh hưởng của Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ quy mô đầu tư trái phiếu trên tài sản (TRADE), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Lạm phát (INF), Vốn hóa thị trường (MC) đến các chỉ số lợi nhuận của PVcomBank như: ROA, ROE. Kết quả mô hình sẽ được kiểm định để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) là phù hợp, và giữa mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) hay mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp. Từ đó, xác định được các yếu tố và mức độ tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu và sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu trích dẫn, nội dung chính của Bài nghiên cứu được chia thành 04 chương chính, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
Chương 3: Kiểm định tác động hoạt động đầu tư trái phiếu đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Chương 4: Hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đọng đầu tư trái phiếu tại PvcomBank.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NG N HÀNG
1.1. Tổng quan về các hoạt động của NHTM
1.1.1. Tổng quan về các hoạt động của NHTM
Hệ thống ngân hàng ra đời trên thế giới từ những năm trước thế kỷ 15 và có một quá trình phát triển lâu dài từ ngân hàng sơ khai đến ngân hàng hiện đại như ngày nay.Cùng với sự phát triển đó có rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về ngân hàng. Mỗi nhà kinh tế hay trường phái, đạo luật khác nhau khi đưa ra quan điểm đều xuất phát từ đặc thù về hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, do hệ thống các ngân hàng ngày càng đa dạng về các dịch vụ của mình, do vậy khi đưa ra khái niệm sẽ có những các nhìn nhận khác nhau.
Theo WorldBank: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Dưới tiêu đề “các ngân hàng” gồm có: Các NHTM chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn; Các ngân hàng đầu tư hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Các ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại khác nữa. Tại một số nước còn có các ngân hàng tổng hợp kết hợp hoạt dộng NHTM với hoạt động ngân hàng đầu tư và đôi khi thực hiện cả dịch vụ bảo hiểm”.
Theo Peter S. Rose: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo luật pháp nước Mỹ: “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem như là một ngân hàng”.
Theo luật 6-41 của Pháp: “Những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên, nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính thì được coi là ngân hàng”.
Theo quy định tại Điều 20, Luật các TCTD số 47/2010/QH12 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa X thông qua: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách và các loại hình ngân hàng khác” & “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Từ những khái niệm khác nhau trên về ngân hàng, có thể rút ra:
NHTM là một trung gian tài chính làm cầu nối giữa những người tiết kiệm và đầu tư.
NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt – đó là tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Vì vậy, có thể nói các NHTM là những doanh nghiệp đặc biệt. Thế hiện ở số vốn điều lệ, dịch vụ thực hiện và những ràng buộc về hạn mức kinh doanh.
NHTM là một loại hình doanh nghiệp cung cấp các danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dưới sự tác động của môi trường cạnh tranh và hợp tác đã tạo nên sự xâm nhập lẫn nhau giữa các NHTM với các định chế tài chính phi ngân hàng, với các công ty mà hình thành nên những tập đoàn kinh tế lớn. Từ đó làm cho việc rút ra một khái niệm chính xác về NHTM không phải dễ dàng.