LVTS Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam

Giá:
100.000 đ
Môn: LVTS
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 579
Lượt tải: 6
Số trang: 98
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 98
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

Sáng kiến kinh nghiệm “LVTS Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

– Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

– Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

Mô tả sản phẩm

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

 

Hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp to lớn đối với sự bền vững của nền kinh tế quốc gia, sự phát triển của nhiều lĩnh vực trọng yếu của xã hội. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng hiện đang rơi vào tình trạng khó khăn. Đó là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa hoạt động tín dụng ngân hàng và nhiều yếu tố liên quan ngoài lĩnh vực ngân hàng như: sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, sự phức tạp của thị trường bất động sản, sự lên xuống thất thường của giá vàng, ngoại tệ, sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp những năm qua làm tình hình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Những yếu tố ngoài ngành này đã tác động tiêu cực một cách mạnh mẽ lên chất lượng tín dụng, và hậu quả không thể tránh khỏi chính là: tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng một cách đáng lo ngại. Chính nợ xấu này đã làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế, làm tắc nghẽn quá trình luân chuyển vốn của hệ thống ngân hàng, làm giảm tính an toàn, thanh khoản và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng, đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng lại trở nên cấp thiết và thu hút nhiều sự quan tâm của Chính phủ, chuyên gia kinh tế và nhà quản trị ngân hàng như hiện nay. Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước đã liên tục ban hành các văn bản pháp luật nhằm chi phối và kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn các hoạt động mà cụ thể là hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng trước thực trạng kinh tế bị tác động bởi nhiều yếu tố làm nền kinh tế còn quá nhiều khó khăn, bất ổn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng rủi ro tín dụng, mà cụ thể nhất và nguy hiểm nhất ở đây là nợ xấu, đã và đang là vấn đề nổi cộm nhất, đồng thời cũng là mối bận tâm hàng đầu của lĩnh vực ngân hàng. Việc xem xét và phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của hệ thống ngân hàng hiện nay. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam về thực trạng nợ xấu của ngân hàng, và câu hỏi quan trọng nhất chính là: nguyên nhân dẫn đến thực trạng nợ xấu ngày càng cao hơn hiện nay là gì, và chúng ta cần có những giải pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề cấp thiết đó? Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Khaled Subhi Rajha (2016) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của các ngân hàng Giooc-đa-ni trong giai đoạn 2008-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội tại thuộc ngân hàng như là tỷ lệ nợ xấu trước đó, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng dẫn đến các khoản nợ xấu.

Seema Bhattarai (2015) sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm tra sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của các ngân hàng Nepal trong giai đoạn 2002-2012, với 26 Ngân hàng TMCP có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động được tác giả chọn lọc để nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng và sở hữu là Nhà Nước hay tư nhân có ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu tại nước này.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Lê Minh Nhật (2015), “Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 11 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 –2014. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) theo đường thẳng để kiểm định mô hình nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Nhân tố đưa vào nghiên cứu bao gồm nhân tố nội tại của các NHTM và nhân tố kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở quá khứ và tỷ lệ lạm phát có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, ROE và tỷ lệ lạm phát có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2016), “Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 20 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015. Tác giá sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mô hình hồi quy và chạy mô hình hồi quy đa biến theo OLS, REM, FEM kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các nhân tố và khuynh tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến các nhân tố nội tại của các ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

2.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

Phần lớn các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB) theo tiêu chuẩn Basel: dựa trên các yếu tố định tính và định lượng, từ đó có cơ sở để ước lượng mức vốn tổi thiểu đối mặt với rủi ro. Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản phát sinh khi bên vay không thực hiện thanh toán nợ bao gồm lãi hoặc nợ gốc khi đến hạn thanh toán, hay còn gọi là tổn thất mất vốn. Phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) đưa ra khái niệm tổn thất mất vốn do khách hàng không trả được nợ.

Theo quy định của Basel, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân chia thành 02 loại:

(i) Khoản tổn thất dự tính được – EL (Expected Loss) và

(ii) Khoản tổn thất không dự tính được – UL (Unexpected Loss).

Trong đó, khái niệm EL (Expected Loss) là mức tổn thất trung bình được dự tính thông qua số liệu thống kê trong quá khứ vì ngân hàng không biết chính xác 100% khách hàng nào là khách hàng xấu và khoản vay nào không thể trả được trong 12 tháng tới.

Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, khoản tổn thất dự tính – EL được sẽ xác định như sau: EL = PD * LGD * EAD

Trong đó:

PD (Probability of Default): Xác suất khách hàng không trả được nợ trong 12 tháng tới.

LGD (Loss Given Default): Tỷ lệ mất vốn dự kiến.

EAD (Exposure of Default): Dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

Nguyên lý cơ bản theo cách tiếp cận của Basel hướng đến sự nối kết chặt chẽ xếp hạng tín nhiệm khách hàng với rủi ro tín dụng. Xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vỡ nợ theo 3 cấp độ cơ bản là: Nguy hiểm, cảnh báo và an toàn, tức là dựa vào xác suất không trả được nợ của khách hàng (Probability of default – PD). Tổng cộng các khoản tổn thất này của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng khắc phục tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng và toàn bộ danh mục cho vay. Để đảm bảo hệ số an toàn vốn cao, mức độ rủi ro thấp, thì ngân hàng cần thiết phải quản lý danh mục tín dụng, danh mục đầu tư hợp lý.

Như đã trình bày ở trên, khả năng trả nợ của khách hàng là nhân tố đầu tiên và quan trọng trong việc xác định khoản tín dụng tổn thất dự tính được, các ngân hàng phải có để xác định rủi ro tín dụng và xây dựng mô hình ước lượng mức vốn theo quy định. Thông qua tài liệu hướng dẫn phương pháp quản lý rủi ro tín dụng theo Basel, học viên trình bày tóm tắt mối quan hệ giữa khả năng không trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Giả định rằng ρ là khả năng khách hàng không trả được nợ tại một thời điểm trong thời hạn cho vay, có thể xác định được đối với từng khách hàng đi vay. Do đó ρ có giá trị như sau: 0≤ ρ ≤1

Mặt khác, gọi χ là khả năng khách hàng có thể trả đầy đủ nợ tại một thời điểm trong thời hạn cho vay. Ta có: 0≤ χ ≤1

Tại cùng một thời điểm, người vay hoặc trả đủ nợ cho ngân hàng hoặc không chứ không có lựa chọn thứ 3. Do đó ta có: ρ + χ = 1

Khách hàng không trả nợ không có nghĩa là ngân hàng sẽ mất hết khoản tiền đã cho khách hàng vay mà có thể kỳ vọng một giá trị thu hồi từ khoản cho vay.

Giả định cho trường hợp lãi trả từng kỳ, vốn gốc trả một lần vào cuối kỳ: tỷ lệ thu hồi kỳ vọng của khoản cho vay được tính như sau:

b = B/ [L*(1 + i)]

Trong đó

B: Giá trị phần thu hồi kỳ vọng của khoản cho vay

b: Tỷ lệ thu hồi kỳ vọng của khoản cho vay (từ các khoản lãi, gốc khách hàng đã thanh toán và từ nguồn tiền thanh lý tài sản bảo đảm).

L*(1+i): Giá trị mà ngân hàng phải thu hồi vào cuối kỳ xảy ra vỡ nợ (bao gồm cả gốc và lãi tính trên vốn gốc còn lại trong kỳ đó).

Theo định nghĩa trên ta có: 0 ≤ b ≤ 1 Do đó giá trị thiệt hại kỳ vọng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ là (1- b)*L với (1- b) là tỷ lệ thiệt hại kỳ vọng của khoản cho vay.

Rủi ro tín dụng lớn nhất xảy ra khi khách hàng không trả nợ và ngân hàng mất toàn bộ nợ. Nếu gọi ρ* = rủi ro tín dụng với 0 ≤ ρ * ≤ 1, ta có như sau:

ρ∗ = (1 − b)*ρ

Ta đặt χ* = 1 − ρ* với 0 ≤ χ* ≤ 1. Thế ρ* = (1−b)*ρ ta được:

χ∗ = 1 – [(1 − b)*ρ] = (1- ρ) + (b*ρ)

Từ công thức trên ta dễ dàng thấy được χ* là khả năng ngân hàng thu hồi được nợ (một phần hoặc toàn bộ). Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng của khách hàng là tương quan đồng biến:

 

Nguồn: Thiết kế dựa trên nội dung hiệp ước Basel

3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

– Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

– Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

– Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?

– Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?

– Giải pháp nào được đưa ra nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

Phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam gồm các khách hàng doanh nghiệp đang còn dư nợ tại thời điểm từ 2019 đến cuối năm 2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp định tính: dựa vào kết quả và mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước để dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

Phương pháp định lượng: Đây là phương pháp chính dùng trong nghiên cứu. Trước tiên, tác giả thống kê số liệu về tỷ lệ nợ xấu, số liệu các yếu tố mà tác giả dự đoán có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Sau đó, sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mô hình hồi quy. Tác giả sẽ chạy mô hình hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố và khuynh hướng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

6. Kết cấu của khóa luận

Đề tài gồm có 05 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

No related products found.
Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)