LVTS Nghiên cứu tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Giá:
100.000 đ
Môn: LVTS
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 577
Lượt tải: 5
Số trang: 121
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 121
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

 

Mục tiêu chung:

Luận văn phân tích và đánh giá tác động của tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó rút ra các hàm ý chính sách giúp nhà đầu tư cải thiện hiệu quả đầu tư trên thị trường thông qua những thông tin về tăng trưởng lợi nhuận.

Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về lợi suất đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất đầu tư và vai trò của nhân tố tăng trưởng lợi nhuận.

Phân tích tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đưa ra các hàm ý chính sách giúp cải thiện hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư thông qua nghiên cứu nhân tố về tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết.

 

Mô tả sản phẩm

Tính cấp thiết của đề tài

 

Sau hơn hai thập kỷ đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng về quy mô. Theo thống kê của UBCKNN thì mức vốn hóa TTCK năm 2022 đạt 4.758 nghìn tỷ tương đương 42% GDP và mức vốn hóa cao nhất từ trước đến nay đạt mức là 5.838 nghìn tỷ (năm 2021) tương đương 93% GDP năm 2021. Không chỉ về tăng trưởng về vốn hóa, số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh tính đến tháng 10/2022 có 1598 công ty niêm yết gấp rất nhiều lần so với lúc thị trường mới thành lập chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết. Bên cạnh đó, số lượng người tham gia đầu tư cũng tăng mạnh tính hết năm 2022 đạt 6.87 triệu tài khoản chứng khoán tương đương 6.2% dân số vượt kế hoạch đặt ra theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số năm 2025 và 8% dân số vào năm 2030). Trong sự phát triển chung của thị trường có sự đóng góp rất quan trọng từ phía nhà đầu tư giúp doanh nghiệp giải quyết được phần lớn vốn dài hạn để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh qua đó làm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trong nước. TTCK không chỉ đảm nhiệm là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế mà là còn một kênh đầu tư sinh lời, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm rủi ro, khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn để tham gia đầu tư.

Theo đề án “Chiến lược tài chính đến năm 2030” của Chính phủ đề ra mục tiêu phát triển TTCK theo định hướng ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn nhằm tạo cơ hội đầu tư tốt cho cả nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trên thị trường cũng như cơ hội có được nguồn vốn với chi phí vốn hợp lý của các công ty niêm yết. Để đạt được mục tiêu trên TTCK phải cung cấp cho nhà đầu tư một mội trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú mang lại một tỷ suất sinh lời hấp dẫn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lợi suất đầu tư cổ phiếu của cổ phiếu là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của của nhà đầu tư (Nagy và Obenberger, 1994). Trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, để giảm thiểu được rủi ro trong đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư có sự am hiểu về lợi suất đầu tư cổ phiếu và các nhân tố tác động đến lợi suất đầu tư.

Việc đánh giá các nhân tố tác động đến lợi suất đầu tư đã được thực hiện bởi nhiều học giả như Al-Tamimi và cộng sự (2007) định lượng mối tương quan trên kết qua chỉ ra rằng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh đến lợi suất đầu tư của cổ phiếu, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi nhân tố vĩ mô bao gồm cung tiền và GDP, lạm phát. Ở một nghiên cứu khác, Mehr-un-Nisa và Nishat (2012) cũng cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp tác động mạnh và cùng chiều giá của cổ phiếu, bên cạnh đó giá cố phiếu chịu tác động bởi lãi suất, lạm phát, tăng trưởng GDP và các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, Trương Đông Lộc (2014) thực nghiệm mối quan hệ các nhân tố tác động đến lợi suất đầu tư cổ phiếu, kết quả cũng chứng minh được tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tác động lợi suất đầu tư của cổ phiếu. Qua các nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm cho thấy có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu nhưng tổng hợp lại hình thành nên hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố vĩ mô và nhóm yếu tố nội tại doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt nhân tố tăng trưởng lợi nhuận có tác động mạnh mẽ tới lợi suất đầu tư cổ phiếu.

Để các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tăng lợi nhuận của doanh nghiếp với lợi suất đầu tư cổ phiếu nhằm tìm ra những cơ hội hoặc tránh được những rủi ro khi tham gia đầu tư, chủ đề nghiên cứu được lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận văn này “Nghiên cứu tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Tình hình nghiên cứu

Để hoàn thiện được đề tài tác giả đi thực hiện nghiên cứu lý thuyết về tăng trưởng lợi nhuận, lợi suất sinh lời của cổ phiếu, mối quan hệ của tăng trưởng lợi nhuận với lợi suất sinh lời của cổ phiếu. Đồng thời, tìm hiểu các nghiên cứu trước đây của các học giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau khi tiếp cận các nghiên cứu đi trước tác giả tập trung phân tích hai hướng có liên quan đến vấn đề: (1) tác động của thông tin lợi nhuận đến lợi suất đầu tư cổ phiếu, (2) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi suất đầu tư cổ phiếu.

Với hướng nghiên cứu tác động của thông tin lợi nhuận đến lợi suất đầu tư cổ phiếu đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài với các thị trường chứng khoán khác nhau như nghiên cứu của James Ohlson (1995) được thực hiện trên thị trường chứng khoán New York đã chỉ ra thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách cổ phiếu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Kế thừa mô hình của Ohlson (1995), Graham và King (2000) thực hiện nghiên cứu trên thị trường chứng khoán châu Á bao gồm: Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Đài Loan trong giai đoạn 1987- 1996 về sự ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Kết quả cho thấy mức độ giải thích của các thông tin kế toán đến sự thay đổi giá của cổ phiếu ở các quốc gia dao động từ 27.7% đến 68.3%, phụ thuộc vào chế độ kế toán và sự phát triển của thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) sử dụng mô hình Ohlson (1995) kết hợp với phương pháp điều chỉnh giá của Aboody và cộng sự (2002) để đo lường mới quan hệ giữa các thông tin kế toán đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu là mô hình định lượng với dữ liệu bảng của các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2003-2007 (chủ yếu là giai đoạn 2006- 2007) cho kết quả nghiên cứu thông tin báo cáo tài chính (EPS và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu) có tương quan thuận với giá của các cổ phiếu ở mức ý nghĩa 1%. Mô hình giải thích được 48% về thông tin kế toán đến sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Như vậy, thông tin lợi nhuận có tác động trực tiếp giá cổ phiếu thông qua đó làm ảnh hưởng đến lợi suất đầu tư cổ phiếu của nhà đầu.

Với hướng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi suất sinh lời của cổ phiếu thì cũng được nhiều tác giả thực hiện trên các thị trường chứng khoán kahcs nhau như nghiên cứu của Faruquee và Uddin (2013) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính ở Bangladesh. Tác giả lựa chọn các biên nội tại doanh nghiệp không bao gồm các biến vĩ mô. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 67 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka, thười gian nghiên cứu trong giai đoạn từ 2005 đến 2011. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS, giá trị tài sản ròng (NAV), lợi nhuận trước thuế, tỷ số P/E (giá thị trường trên lợi nhuận) có tương quan thuận với giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka. Trong một nghiên cứu khác, nghiên cứu của Al-Qenae và cộng sự (2002) đã xây dựng mô hình gồm nhân tố tác động là EPS, tổng sản phẩm quốc dân (GNP), lãi suất và lạm phát nhân tố ảnh hưởng là giá của các cổ phiếu niêm yết trên Thị trường chứng khoán Kuwait trong giai đoạn 1981-1997. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê và đồng thời giá cổ phiếu có tương quan thuận với biến EPS và GNP, nhưng lại có tương quan nghịch với các biến lãi suất và lạm phát. Ở thị trường chứng Việt Nam có nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014) đã thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu – các bằng chứng từ Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả xây dựng mô hình dựa trên mô hình của Al-Tamimi (2007) đề xuất cho TTCK Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu là dữ liệu bao gồm chuỗi giá, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của 20 cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), lãi suất cho vay, tỷ giá USD/VND, giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo thời gian với tần suất quý (quarterly series). Tất cả số liệu ở trên được thu thập cho khoảng thời gian từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/12/2012. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu với mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% còn tỷ giá USD/VND cũng có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu nhưng ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE với mức ý nghĩa thống kê 1%, biến động của giá vàng cũng có mối tương quan nghịch nhưng với mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở thị trường chứng khoán mới nổi.

Tóm lại, thông hai hướng nghiên cứu trên tác giả nhận thấy lợi suất đầu tư của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố bao gồm nhân tố bên trong doanh nghiệp như: lợi nhuận doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng (NAV), tỷ số P/E, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, EPS tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời của cổ phiếu. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm lãi suất, tỷ giá, cung tiền, GDP, … đều tác động đến lợi suất đầu tư của cổ phiếu có sự tương quan thuận như cung tiền, tăng trưởng GDP và cả tương quan nghịch như lãi suất, tỷ giá, lạm phát. Đặc biệt, trong các nghiên cứu đều chỉ ra nhân tố tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ và cùng chiều với lợi suất đầu tư cổ phiếu.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Luận văn phân tích và đánh giá tác động của tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó rút ra các hàm ý chính sách giúp nhà đầu tư cải thiện hiệu quả đầu tư trên thị trường thông qua những thông tin về tăng trưởng lợi nhuận.

Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về lợi suất đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất đầu tư và vai trò của nhân tố tăng trưởng lợi nhuận.

Phân tích tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đưa ra các hàm ý chính sách giúp cải thiện hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư thông qua nghiên cứu nhân tố về tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tới lợi suất đầu tư của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: phân tích tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu 30 doanh nghiệp phi tài chính được phân theo tiêu chuẩn ngành GICS niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Về thời gian: luận văn tập trung phân tích dữ liệu trong giai đoạn từ 2018 – 2022.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp định lượng và tổng hợp đối chiếu, so sánh.

Phương pháp định lượng: tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (OLS pooled, REM, FEM) nhằm lượng hóa tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước tiên, tác giả kiểm kịnh các khuyết tật của mô hình gồm hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi. Sau đó dùng kiểm Huasman để lựa chọn mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Cuối cùng dùng mô hình định lượng FGLS khắc phục các khuyết tật của mô hình lựa chọn.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của tăng trường lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng lợi nhuận, lợi suất đầu tư và tác động của tăng trưởng lợi nhuận tới lợi suất đầu tư cổ phiếu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý chính sách

 

 

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN TỚI LỢI SUẤT ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của thông tin lợi nhuận đến lợi suất đầu tư cổ phiếu

Ball và Brown (1968) là người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Nghiên cứu được thực hiện trên thị trường chứng khoán New York (NYSE) với mẫu dữ liệu thu thập từ 261 công ty trong giai đoạn từ năm 1944 – 1966. Tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy OLS cho dữ liệu nghiên cứu và đặt được kết quả cho thấy lợi nhuận có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và thông tin lợi nhuận là một trong các thông tin kế toán có ảnh hưởng nhất định để xác định giá cổ phiếu. Sau đó 1995, giáo sư Đại học New York James Ohlson đã tìm nền tảng lý thuyết để giải thích cho mối quan hệ này. Ohlson (1995) đã tìm ra mô hình chứng minh mối quan hệ của giá cổ phiếu và hai thông tin tài chính là lợi nhuận trên cổ phiếu và giá trị sổ sách trên cổ phiếu dựa trên cơ sở mô hình lợi nhuận thặng dư và chuỗi thông tin. Công trình nghiên cứu này, đã trở thành cơ sở cho các nghiên cứu về báo cáo tài chính trong mối liên với giá cổ phiếu sau này.

Vận dụng mô hình của Ohlson (1995), King và Langli (1998) đã sử nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán là Anh, Đức và Na Uy trong giai đoạn trong giai đoạn 1982 – 1996 để đánh giá ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá của các cổ phiếu. Với hệ thống kế toán khác nhau của ba nước thì đều cho kết quả nghiên cứu mức độ giải thích khá cao về thông tin kế toán cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Kết quả tại ba thị trường chứng khoán này lần lượt là 70%, 40% và 60%. Mức độ giải thích của lợi nhuận và giá trị sổ sách cũng có sự khác biệt theo thời gian và giữa các quốc gia. Đối với thị trường chứng khoán Đức và Na Uy cho kết quả giá trị sổ sách giữ vai trò lớn hơn lợi nhuận trong việc giải thích cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu niêm yết. Còn thị trường chứng khoán Anh lại cho rằng lợi nhuận lại giữ vai trò lớn hơn giá trị sổ sách.

Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Collins và cộng sự (1997) về mức độ ảnh hưởng của thông tin về giá trị sổ sách đến giá cổ phiếu và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1953 – 1993, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích chung của mô hình là 54% và không suy giảm theo thời gian. Kết quả nghiên cứu này, cũng được kiểm chứng bởi nghiên cứu sau đó của Hand và Landsman (2005) cũng được thực hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1984 – 1995. Đều cho mức độ giải thích của mô hình trên 50% tuy nhiên mức độ giải thích của lợi nhuận có xu hướng giảm theo thời gian trong khi giá trị sổ sách có biến động ngược lại.

Ở một nghiên cứu khác trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Chen và cộng sự (2001) đã áp dụng mô hình Ohlson (1995) với dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1991 – 1998. “Các tác giả đã chỉ ra rằng lợi nhuận và giá trị sổ sách là các biến số có mối tương quan thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu chặt chẽ hơn đối với các công ty nhỏ và các thông tin kế toán có vai trò lớn hơn trong việc giải thích biến động giá cổ phiếu đối với những cổ phiếu có tính thanh khoản cao”. Bên cạnh đó, các công ty có tần suất lỗ tăng lên sẽ làm suy giảm mạnh mối liên hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu.

Huỳnh Thiên Trang (2016) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại sàn Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu dữ liệu tác giả thu thập trong giả đoạn 2010 -2015 với các biến giải thích gồm có: EPS, BVPS, DPS, P/E, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất thanh toán hiện hành. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng OLS với dữ liệu bảng thu được kết quả cho thấy EPS, BVPS, tỷ lệ giá trên thu nhập, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu đáng kể đến giá cổ phiếu. Các biến trong mô hình giải thích được 45% biến động giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn hơn so với thị trường chứng khoán Anh, Mỹ điều này cũng dễ hiểu vì thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phát triển và khung pháp lý về trình bày và công bố thông tin kế toán chưa hoàn chỉnh, còn nhiều lỗ hỏng.

Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán và các chỉ số tài chính đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu trong thời gian 1 năm với dữ liệu nghiên cứu là thông tin kế toán và các chỉ số tài chích của 474 công ty. Chính vì nghiên cứu chỉ dựa trên số liệu thu thập trong 1 năm và giá cổ phiếu được sử dụng tại thời điểm 60 ngày kể từ khi kết thúc niên độ nên kết quả nghiên cứu mặc dù cho thấy có hai biến là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu có mối tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với giá cổ phiếu nhưng mức độ giải thích của các biến số trong mô hình còn khá thấp. Điều này có thể lý giải do số lượng quan sát của nghiên cứu thực hiện trong thời gian quá ngắn và đo lượng các biến số trong quan sát còn chưa chuẩn nên kết quả nghiên cứu còn hạn chế.

Như vậy, qua các nghiên cứu trên cho thấy thông tin trên báo cáo tài chính có ảnh hướng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Đặc biệt là thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của cổ phiếu có quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu. Các mô hình nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích của mối quan hệ này khá cao nhất là ở những thị trường chứng khoán phát triển. Nơi mà có sự hoàn chỉnh hơn về hệ thống kế toán, khung pháp lý chặt chẽ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp hồi qui dựa trên tảng lý thuyết Ohlson (1995) trong đó biến biến động giá cổ phiếu là biến phụ thuộc, các biến lợi nhuận, giá trị sổ sách của cổ phiếu đóng vai trò biến độc lập.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi suất đầu tư cổ phiếu

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần đây.

Fama và French (1993) thực hiện nghiên cứu trên Sở Giao dịch chứng khoán New York trong giai đoạn từ 6/1963 đến 6/1992 về sự ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty và tỷ số BE/ME (nhân tố đo lường khả năng sinh lời của các công ty) đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ số BE/ME cao là tín hiệu về hiệu quả hoạt động kém của công ty và ngược lại. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu các tác giả đã đi đến kết luận chỉ số thị trường, quy mô công ty và tỷ số BE/ME là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu. Để kiểm chứng kết quả trên Maroney và Protopapadakis (2002) đã kiểm định mô hình 3 nhân tố Fama – French trên thị trường chứng khoán ở các nước khác nhau bao gồm: Australia, Canada, Đức, Pháp, Nhật, Anh và Mỹ. Kết quả cho thấy nhân tố quy mô và giá trị công ty đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu đều được tìm thấy ở tất cả các thị trường. Dựa trên kết quả thực nghiệm tác giả đã đi đến kết luận rằng: Ảnh hưởng của quy mô công ty và tỷ số BE/ME là những đặc điểm mang tính quốc tế.

Al-Tamimi và cộng sự (2007) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán UAE (United Arab Emirates). Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được tác giả thu thập từ 17 cổ phiếu trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là nhân tố có tác động mạnh và cùng chiều đến giá của các cổ phiếu. Các nhân tố vĩ mô gồm cung tiền và GDP cũng có tương quan thuận với giá của các cổ phiếu nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất có tương quan nghịch với giá của các cổ niêm yết trên thị trường chứng UAE cho kết quả giống với nghiên cứu của Al-Qenae và cộng sự (2002). Nhưng, chỉ có mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và giá của các cổ phiếu là có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, kết quả hồi quy cho thấy có hai nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu được tìm thấy trong nghiên cứu này, đó là: EPS, chỉ số giá tiêu dùng.

Trong một nghiên cứu khác, Mehr-un-Nisa và Nishat (2012) đã sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) để nghiên cứu ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính công ty và các yếu tố vĩ mô đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên Thị trường chứng khoán Karachi (Pakistan). Tác giả thu thấp dữ liệu từ 221 công ty trong giai đoạn 1995-2006, với kết quả hồi quy mô hình tác giả đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa giá của cổ phiếu với yếu tố tài chính nội tại doanh nghiệp gồm các cấu trúc vốn, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, EPS và quy mô của công ty. Còn liên quan đến các yếu tố vĩ mô, kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu có tương quan thuận với tốc độ tăng trưởng GDP, cung tiền và độ sâu tài chính. Ngoài ra, với yếu tố lãi suất và tỷ lệ lạm phát thì giá cổ phiếu có tương quan nghịch.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

No related products found.
Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)