LVTS Quản lý vốn đầu tư công tại ban quản lý dự án đường sắt – bộ giao thông vận tải

Giá:
100.000 đ
Môn: LVTS
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 570
Lượt tải: 7
Số trang: 99
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:
Số trang: 99
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Đơn vị công tác:
Năm viết:

 

Đầu tư KCHTGT luôn là nhân tố cơ bản của sự phát triển kinh tế. Trong thời kỳ đất nước ta đang trong quá trinh đẩy mạnh mọi mặt để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm là phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong đó, trước hết phải nói đến lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đây là lĩnh vực then chốt làm thay đổ bộ mặt của đất nước bởi một đất nước được đánh giá phát triển hay không phát triển cũng thể hiện qua hệ thống cơ sở hạ tầng của nước đó. Do vậy, công tác xây dựng cơ bản ngày càng được quan tâm trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi cấp thiết về hạ tầng giao thông vận tải Đảng và Nhà nước ta đã và đang đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông trong cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và là cầu nối giúp một quốc gia hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ là chất xúc tác giúp cho các hoạt động của nền kinh tế quốc gia đó phát triển nhanh.

 

Mô tả sản phẩm

1. Tính cấp thiết của đề tài

 

Cơ sở hạ tầng giao thông mở rộng và hiệu quả là điều cần thiết cho các nền kinh tế vận hành tốt và sự phát triển của các vùng và thành phố. Khi được thiết kế một cách hiệu quả, mạng lưới giao thông có thể trở thành động cơ thúc đẩy năng suất và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. “Các phương thức vận tải hiệu quả – bao gồm đường bộ, đường sắt, bến cảng và đường hàng không chất lượng cao – cho phép các doanh nhân đưa hàng hóa và dịch vụ của họ ra thị trường một cách an toàn và kịp thời, đồng thời tạo điều kiện di chuyển người lao động đến những công việc phù hợp nhất”.

Đầu tư KCHTGT luôn là nhân tố cơ bản của sự phát triển kinh tế. Trong thời kỳ đất nước ta đang trong quá trinh đẩy mạnh mọi mặt để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm là phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong đó, trước hết phải nói đến lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đây là lĩnh vực then chốt làm thay đổ bộ mặt của đất nước bởi một đất nước được đánh giá phát triển hay không phát triển cũng thể hiện qua hệ thống cơ sở hạ tầng của nước đó. Do vậy, công tác xây dựng cơ bản ngày càng được quan tâm trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi cấp thiết về hạ tầng giao thông vận tải Đảng và Nhà nước ta đã và đang đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông trong cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và là cầu nối giúp một quốc gia hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ là chất xúc tác giúp cho các hoạt động của nền kinh tế quốc gia đó phát triển nhanh.

Bên cạnh việc đầu tư các công trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm

nghèo, giai đoạn 2016 – 2020, hệ thống KCHTGT đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang từng bước được

đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối

giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.

Cụ thể hơn, hệ thống KCHTGTbao gồm toàn bộ các công trình của đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng hải, hàng không, các trung tâm logistics, như bến xe, bãi đỗ xe, hành lang an toàn, bến tàu, nhà ga, cảng biển, sân bay, khu hậu cần sau cảng… Trong đó hệ thông giao thông đường sắt đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, tăng cường sự kết nối gữa các vùng, miền trong cả nước. Theo chiến lược phát triển của ngành GTVT thì cần nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn (vận tải bánh sắt) đối với các đô thị lớn (trước mắt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị. Do vậy mà nguồn vốn dành cho phát triển giao thông đường sắt ngày càng tăng. Theo chiến lược phát triển ngành đường sắt thì đến năm 2030 nhu cầu vốn toàn ngành là 240.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13% toàn ngành trong số đó, Nhà nước bố trí 3.678 tỷ đồng cho 5 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện có; 584 tỷ đồng chuẩn bị đầu tư 6 dự án đường sắt khởi công mới; còn lại 11.662 tỷ đồng là vốn cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước.

Ban QLDA Đường sắt là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý các dự án đường sắt do Bộ GTVT làm chủ đầu. Một trong những nhiệm vụ mà Ban Quản lý dự án Đường sắt đang đảm nhận là quản lý và trực tiếp triển khai các dự án của ngành đường sắt, cụ thể làm chủ đầu tư 11 dự án đang thực hiện và 16 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Các dự án mà Ban Quản lý dự án Đường sắt đang thực hiện chủ yếu là các dự án trọng điểm của Chính phủ, dự án nhóm A, dự án quan trọng, chiến lược của ngành GTVT. Các dự án trải dài trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ Lào Cai – Hà Nội – Vinh – Sài Gòn; một số dự án thi công ở những nơi có địa hình phức tạp, nguy hiểm, mật độ dân cư đi lại đông đúc như dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1; những nơi có địa hình đồi núi hiểm trở như tuyến Hà Nội – Lào Cai. Hầu hết các dự án mà Ban thi công là những dự án trọng điểm, lớn về quy mô, tổng mức đầu tư, có tầm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như sự phát triển của ngành đường sắt.

Thời gian qua, trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn bố trí cho các dự án còn hạn chế, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GTVT Ban quản lý dự án đường sắt cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Công tác điều hành quản lý dự án cơ bản có chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tích nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong quá trình quản lý vốn đầu tư công. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có các giải pháp quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Vì lý do trên, đề tài “Quản lý vốn đầu tư côngtại Ban Quản lý Dự án Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải” được chọn để nghiên cứu.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Theo tạp chí Tài chính và Phát triển về “Chính sách và đầu tư công”(2015) nghiên cứu tác động của chính trị đế đầu tư công ở:Tất cả các quốc gia đều cần cơ sở hạ tầng bổ sung như đường xá, cầu cống, sân bay, mạng lưới viễn thông, nhà máy điện và giao thông công cộng. Với tỷ giá hối đoái thấp – và do đó, nguồn tài chính rẻ cho chi tiêu của chính phủ – nhiều nhà phân tích và cố vấn chính sách ủng hộ việc tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để tăng trưởng theo tỷ lệ, điều này sẽ làm giảm cả nợ trên GDP tỷ lệ và mở rộng khả năng sản xuất dài hạn của nền kinh tế (IMF, 2014).

Tuy nhiên, ngay cả khi các dự án chuẩn bị sẵn sàng đã được xác định và các quá trình ra quyết định về đầu tư công đang hoạt động hiệu quả, thì đầu tư vẫn có thể không xảy ra. Tại sao?Các cân nhắc chính trị cản trở. Khi bầu cử kết thúc, các nhà hoạch định chính sách chọn cung cấp lợi ích tức thì cho cử tri thông quagiảm thuế hoặc tăng chuyển giao thu nhập – với chi phí đầu tư công, điều này cần thời gian để có kết quả. Các yếu tố khác cũng có thể đóng góp vào đầu tư. Khi không có những ràng buộc về chính trị hoặc thể chế, đầu tư công nên được xác định chủ yếu bởi nhu cầu phát triển – để đáp ứng các yêu cầu của một nền dân số đang tăng và giảm tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng. Đôi khi, đầu tư công có thể được tăng lên bởi các cân nhắc về quản lý nhu cầu – ví dụ, khi một nền kinh tế dư thừa năng lực và các nhà hoạch định chính sách tin rằng đầu tư sẽ làm tăng tổng cầu và tăng việc làm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, các cân nhắc chính trị thường ảnh hưởng mạnh đến các quyết định đầu tư công. Bốn yếu tố đã được trích dẫn dưới đây là những nhân tố có thể mà các yếu tố chính trị ảnh hưởng đến đầu tư công:

• Các chính trị gia là những kẻ cơ hội và do đó, chỉ khởi động các dự án đầu tư vào đầu nhiệm kỳ bầu cử để có thể khánh thành chúng trước cuộc bầu cử tiếp theo. Khi các cuộc bầu cử diễn ra gần kề, các chính trị gia chọn cách thu hút cử tri bằng cách tăng lương khu vực công, cắt giảm thuế và chuyển tiền mặt, tìm kiếm cơ hội thực hiện điều đó bằng cách cắt giảm đầu tư.

• Kết quả tài khóa phản ánh tư tưởng của các đảng chính trị khác nhau. Ví dụ, sự ưu tiên của các đảng cánh hữu đối với việc cung cấp hạn chế vốn vật chất và con người thuộc sở hữu nhà nước sẽ đồng nghĩa với việc giảm đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục. Mặt khác, các đảng cánh tả thích một nhà nước hoạt động nhiều hơn, ngụ ý đầu tư công cao hơn vào những lĩnh vực này.

• Các chính phủ thiểu số, cơ quan lập pháp bị chia rẽ, các đảng phái và nội các đa đảng có thể dẫn đến lợi ích tài khóa và đầu tư công thấp hơn. Các chính phủ liên minh lớn và thiểu số có thể gặp khó khăn lớn hơn trong việc đạt được thỏa thuận về cân đối ngân sách. Đầu tư của chính phủ trở nên dễ cắt giảm hơn so với một số loại chi tiêu khác.

• Các thể chế ngân sách không đầy đủ – các quy tắc vàcác quy định về ngân sách được soạn thảo, phê duyệt vàđã thực hiện – không thể bảo vệ đầu tư cônghành vi của đầu tư công.

2.2 Nghiên cứu trong nước

Tìm hiểu thực tế và tra cứu website gần đây có đề tài nghiên cứu có liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA và liên quan ngành đường sắt Việt Nam như:

Luận văn thạc sỹ kinh tế Lý Thị Thu Phương (2008) – Đại học Kinh tế quốc dân Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông từ vốn JBIC ở Ban quản lý các dự án 18.

Luận văn thạc sỹ kinh tế Đào Lan Phương (2012) – Đại học Kinh tế quốc dân “Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng ngành đường sắt Việt Nam”

Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh Hoàng Triệu Long (2010) – Đại học Kinh tế quốc dân “Nâng cao năng lực quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Ban Quản lý dự án an toàn giao thông”

Luận văn thạc sỹ kinh tế Phạm Thị Thu Hằng (2011) – Học viện Tài chính“Các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội”.

Luận văn thạc sỹ kinh tế Nguyễn Thị Pha (2013) – Đại học Kinh tế Quốc dân “Tăng cường năng lực quản lý các dự án đầu tư có vốn nước ngoài của Cục Đường sắt Việt Nam”.

2.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

Với thực tế của ngành đường sắt hiện nay đòi hỏi tính sáng tạo, đột phá và đầu tư nâng cấp một cách đồng bộ thì việc quản lý vốn đầu tư công cho các dự án lại phải được đặt lên hàng đầu bởi nguồn vốn đầu tư công cho ngành đường sắt giai đoạn 2016-2020 chiếm 8,19% tổng vốn bố trí cho ngành giao thông tuy nhiên các dự án chậm tiến độ, đội vốn đã làm cho hiệu quả đầu tư cho ngành đường sắt trong thời gian vừa qua không cao. Điều này đặt ra phải có cái nhìn tổng thể về toàn bộ thực trạng của các dự án đang sử dụng vốn đầu tư công hiện nay để tìm ra các giải pháp quản lý nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục tiêu đề ra và đạt hiệu quả.

Từ tìm hiểu thực tế thì đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể, sâu và có hệ thống về “Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý dự án Đường sắt- Bộ Giao thông vận tải.”.

3. Mục tiêu nghiên cứu.

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các quy định về công tác quản lý đầu tư công, đề tài tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt để thấy những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện.

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu đề tài phân tích tìm ra các giải pháp và đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải.

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nêu thực trạng quản lý dự án hiện nay tại Ban QLDA Đường sắt,

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDAĐường sắt – Bộ GTVT.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt.

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu việc quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt từ năm 2016-2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp mang tính đặc thù của chuyên ngành nghiên cứu. Đồng thời, luận văn còn kết hợp phương pháp phân tích kinh tế, đối chứng so sánh để đi sâu nghiên cứu đề tài.

5.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp chung: Luận văn sử dụng tổng hợp các phuơng pháp nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau, từ thực tiễn khái quát thành lý luận, từ lý luận soi sét thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận.

Luận văn cũng sử dụng các phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu như: phương pháp quy nạp; phương pháp diễn giải; phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia…để tổng hợp kết quả khảo sát và đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định góp phần làm rõ nội dung nghiên cứuviệc quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt.

6. Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công ngành đường sắt

+ Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý dự án Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải.

+ Chương 3: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý dự án Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải

 

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

No related products found.
Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)