LVTS Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng tmcp quân đội
- Mã tài liệu: LV0039 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 569 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 133 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 133 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHTM và đặc thù công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại MB để làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại MB.
Từ đó luận văn sẽ đề xuất những định hướng và giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan liên quan nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại MB.
Mô tả sản phẩm
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Hội nhập kinh tế toàn cầu tạo ra thị trường tiêu thụ tốt hơn, thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng kinh nghiệm quản lý của các nước từ đó nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngành dịch vụ càng phát triển đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng – lĩnh vực đóng vai trò huyết mạch cho sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ tăng cường hoạt động thương mại quốc tế và kênh thanh toán trung gian qua hệ thống ngân hàng với tốc độ nhanh, chính xác cao là vô cùng cần thiết. Mặt khác dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận cao cho các Ngân hàng. Chính vì vậy, các Ngân hàng thương mại hiện nay đều hướng tới thúc đẩy hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh quốc tế. Rủi ro tài trợ thương mại quốc tế không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, hiệu quả và uy tín của các NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Công tác quản trị rủi ro tài trợ thương mại quốc tế đang là một đề tài cấp thiết, là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các ngân hàng hiện nay và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng không phải là ngoại lệ.
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, khoảng cách giữa các quốc gia đang ngày càng được thu hẹp. Chính vấn đề nay đang thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về các dịch vụ tài chính quốc tế trên khắc thế giới. Khi tự do hóa thương mại được các quốc gia thống nhất trên một thị trường rộng thì tính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Các doanh nghiệp ngoại thương sẽ phải chịu nhiều rủi ro tạo nên bởi đặc tính vốn có của thương mại quốc tế như thời gian vận chuyển dài, khoảng cách địa lý xa, giá trị hàng hóa lớn, sự khác nhau về hình thức thanh toán, loại tiền thanh toán, những biến động về tỷ giá hối đoái, sự khác biệt về văn hóa, pháp luật… Vì vậy để nâng cao tính cạnh tranh của mình các doang nghiệp cần có sự hỗ trợ của các bên liên quan. Chình vì vậy dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng ra đời như một sự tất yếu cho sự phát triển chung của thương mại quốc tế.
Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh bình đẳng, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang dần được bãi bỏ, cũng tương tự như sự can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng trung ương ngày càng bị hạn chế, thu hẹp. Thay vào đó vai trò của các tổ chức tín dụng với các hình thức tài trợ linh hoạt, đa dạng và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao. Với tính chuyên nghiệp cao, tài chính vững mạnh và mạng lưới cơ sở rộng khắp, các Ngân hàng thương mại đã trở thành nhà tài trợ không thể thiếu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên với tính chất phức tạp, mang yếu tố giao dịch nước ngoài nên hoạt động tài trợ thương mại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế có độ tiềm ẩn rất sâu và ảnh hưởng rộng hơn các rủi ro trong thương mại quốc gia. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, doanh nghiệp hay một quốc gia mà còn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Do đó chi phí phòng ngừa, giải quyết và khắc phục các rủi ro trong thương mại quốc tế đòi hỏi rất lớn. Vì vậy việc quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là rất quan trọng và cấp thiết. Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế giúp đánh giá được tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa, phát hiện rủi ro và giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Việc quản trị tốt rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế còn giúp Ngân hàng tạo được lòng tin của Khách hàng, nâng cao uy tín trên trường quốc tế từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu.
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đang ngày càng được chú trọng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của MB. Tính đến năm 2021, tổng quy mô tín dụng tài trợ thương mại quốc tế là 3,575 tỷ đồng tương đương 18% quy mô tín dụng toàn ngân hàng. Tuy nhiên đi kèm với sự tăng trường về quy mô, loại hình dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế tại MB thì hiện tại tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn từ các khoản tín dụng tài trợ thương mại quốc tế, rủi ro biến động tỷ giá, rủi ro rửa tiền… cũng đang ở mức báo động.
Với tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM hiện nay, trên cơ sở tham khảo công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Ngoại thương.
Mục tiên của đề tài nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHTM và đặc thù công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại MB để làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại MB.
Từ đó luận văn sẽ đề xuất những định hướng và giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan liên quan nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại MB.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ngân hàng TMCP Quân đội)”.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Về thời gian: Từ năm 2015 – 2021. Giải pháp đề xuất đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm; Báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, … của MB từ năm 2015-2021. Bên cạnh đó, tác giả còn tổng hợp dữ liệu từ bên ngoài như các sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế, internet, các bài luận văn, chuyên đề đã có, thông tin nội bộ ngân hàng, cẩm nang tín dụng tại MB.
Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu được tập hợp, phân tổ thống kê và xử lý trên máy tính, với chương trình Excel để tiến hành đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế tại MB qua các năm. Trong quá trình xử lý số liệu, tác giả kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế tại MB qua các năm 2015 – 2021. Từ đó thấy được hiệu quả kinh doanh và thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế tại MB.
Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích về hoạt động kinh doanh và tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế tại MB.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế không chỉ là điều kiện quan trọng để các Ngân hàng thương mại ổn định và phát triển mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh, ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Trong thời gian qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt với thực tiễn hiện nay hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế đang chiếm tỷ trọng doanh thu ngày càng lớn tại các Ngân hàng thương mại thì công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thuong mại quốc tế càng được chú trọng nghiên cứu nhiều hơn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)”, tác giả đã tham khảo nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan như:
Nguyễn Hữu Thủy (1996), trong bài viết, tác giả đã đề cập đến đặc điểm của quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta là còn quá non trẻ. Điều kiện về vốn nghèo nàn, công nghệ ngân hàng lạc hậu, sản phẩm đơn điệu. Đội ngũ cán bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Việc mở rộng quy mô tín dụng vượt quá khả năng quản trị, điều hành…. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, bao gồm từ việc đào tạo cán bộ, sắp xếp bộ máy, mạng lưới, công tác điều hành, kiểm tra kiểm soát cũng như việc đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 1994-1996, khi Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, hệ thống ngân hàng tài chính còn yếu kém, chưa thật sự phát triển. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, chưa cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế thế giới mở cửa. Các nghiên cứu về rủi ro là nghiên cứu định tính, chưa đưa ra được mô hình hay giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cụ thể cho các ngân hàng.
Trần Tiến Chương (2008), tác giả đã đưa ra được những giải pháp cơ bản cần được triển khai để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trong đó nghiên cứu hệ thống xếp hạng nội bộ.
Nguyễn Đức Tú (2012): Trong bài viết tác giả đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Điểm nối bật trong luận văn là tác giả đã áp dụng kinh nghiệm quản trị rủi ro từ Ngân hàng CBA – Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc để làm rõ vấn đề nghiêm cứu.
Đặng Thị Minh Thúy (2013): Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lược kinh doanh, kế hoạch của Ngân hàng và vận dụng các phương pháp phân tích khác nhau để làm sáng tỏ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi Nhánh Thăng Long, từ đó đưa ra nhiều giải phá nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.
Nguyễn Hoàng Bích Trâm (2014): Tác giả đã ứng dụng phương pháp thử sức căng (Stress Test) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng GDP với độ trễ hai quý. Bài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không thể hấp thụ được khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này cũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra.
Nguyễn Thị Vân Anh (2014) với việc áp dụng phương pháp quản trị rủi ro Basel II và kinh nghiệm từ các ngân hàng thế giới, tác giả đã đánh giá được các nguyên nhân cũng như yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hệ thống ngân hàng từ đó đưa ra các biện pháp hữu ích nhằm nhận diện, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng trong việc thống kê những lí luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói chung. Tuy nhiên, qua nghiêm cứu phân tích các đề tài trên, tác giả nhận thấy hầu hết các đề tài mới chỉ sử dụng số liệu thứ cấp do các tố chức Ngân hàng niên yết, chỉ có một số ít thực hiện điều tra, phỏng vấn khách hàng hay phỏng vấn chuyên viên thực hiện tại các Ngân hàng. Việc đánh giá còn mang tính chủ quan và chỉ áp dụng cho một số Ngân hàng cụ thể. Các nghiên cứu đề cập trên đây còn một số “khoảng trống” trong nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đặc biệt là quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế mà điển hình là quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với Ngân hàng TMCP Quân đội:
Thứ nhất, cơ sở lý luận chưa có tính hệ thống và cập nhật tình hình giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã có sự hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu sâu rộng.
Thứ hai, các nghiên cứu chỉ đưa ra các giải pháp mang tính ngăn ngừa và hạn chế rủi ro chứ không đi vào các biện pháp quản trị rủi ro. Tức là chưa đánh giá được tầm quan trọng của khâu quản trị rủi ro, coi rủi ro là việc các ngân hàng phải chấp nhận và tìm cách khắc phục nó.
Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu mang tính định tính chưa đưa ra được mô hình để quản trị rủi ro cụ thể cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế – một trong những hình thức tài trợ tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao cho các Ngân hàng thương mại.
Thực tế nợ xấu thường đi chậm một bước và có độ trễ rất dài so với tình hình kinh tế chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính an toàn tín dụng. Do đó, các ngân hàng sẽ phải đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu, để đảm bảo chất lượng tài sản, tài chính cũng như tính thanh khoản lành mạnh. Điều này cũng giúp cho những giải pháp đề ra mang tính thực tiễn, kịp thời, nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói riêng. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Chương III: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội