LVTS Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh hà thành
- Mã tài liệu: LV0016 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 489 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 90 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 90 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “LVTS Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh hà thành”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại
– Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Thành.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Thành.
Mô tả sản phẩm
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
Vốn luôn là điều kiện tiên quyết cho việc đầu tư, xây dựng mới, phát triển hàng hoá, dịch vụ, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn thực hiện các chính sách đổi mới nhằm tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy, chúng ta phải có một nguồn vốn to lớn để đầu tư vào kinh tế, vốn vừa là mục tiêu vừa là giải pháp để phát triển kinh tế. Chúng ta có thể huy động vốn trong nước và ngoài nước nhưng xét về mặt chiến lược lâu dài thì nguồn vốn cơ bản và quyết định vẫn là vốn trong nước.
Sự phát triển của ngành ngân hàng đã khẳng định vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy, nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế được tạo lập từ hệ thống ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn. Trong khi đó, cơ cấu của các ngân hàng hiện nay thì tỷ lệ vốn tự có ít, chỉ từ 8%- 10% trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vốn lớn của nền kinh tế, các ngân hàng phải huy động thêm các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nguồn vốn huy động luôn chiến tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng và là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy vốn huy động có vai trò đặc bệt quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng.
Qua thực tế tìm hiểu về hoạt động huy động vốn NHNNo&PTNT- Chi nhánh Hà Thành, em nhận thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về hoạt động huy động vốn tại địa bàn như: Sự cân đối giữa huy động vốn và cho vay, tâm lý e ngại gửi tiền vào ngân hàng của người dân, lãi suất chưa hợp lý, các hình thức huy động chưa có hiệu quả… Để giải quyết được những vấn đề đó, ngân hàng No&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành cần có những giải pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn.
Chính vì tầm quan trọng của vốn đối với cả nền kinh tế lẫn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên em chọn đề tài: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh hà Thành làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
1.1.2 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị nghiên cứu -Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành.
Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) thành lập ngày 26/03/1988 theo quyết định số 03/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam. Từ một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã vươn lên trở thành một NHTM nhà nước hàng đầu Việt Nam, có vị thế trong khu vực và uy tín trên thế giới.
Với sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, sau hơn 20 năm NHNo & PTNT Việt Nam đã có một mạng lưới các chi nhánh dày đặc: với gần 2.300 chi nhánh và các phòng giao dịch trên toàn quốc, có quan hệ ngân hàng đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại 92 quốc gia. Tại Hà Nội, NHNo & PTNT Việt Nam đã có hàng trăm chi nhánh và các phòng giao dịch lớn nhỏ.
Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành trước đây mang tên là NHNo & PTNT Chợ Mơ, phụ thuộc vào Sở giao dịch NHNo & PTNT I, được thành lập theo quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam số: 224/QĐ/HĐQT – TCCB. Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 5 điều 11 chương III và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điều 10 chương II của Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Sau này do Sở giao dịch NHNo & PTNT I sửa đổi tên thành chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long nên chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ trở thành chi nhánh cấp 2 phụ thuộc vào chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
Sau 5 năm hoạt động, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế nói chung và nhu cầu của các khách hàng nói riêng thì chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ cần có sự thay đổi lớn cả về quy mô lẫn chất lượng. Do đó, theo đề nghị của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam đã ra quyết định nâng cấp chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 phụ thuộc trực tiếp vào NHNo & PTNT Việt Nam và có tên gọi là chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành (gọi tắt là chi nhánh Hà Thành) theo quyết định số 1291QĐ/HĐQT – TCCB ngày 29/11/2007. Chi nhánh Hà Thành có con dấu, bảng cân đối kế toán, được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam.Trụ sở chính đặt tại số 236, phố Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Nay trụ sở chính đặt tại số 75 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Là một chi nhánh mới bước đầu đi vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng trược tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sách tiền tệ đặc biệt là lãi suất, tỉ giá luôn có sự biến động, sự cạnh tranh của các ngân hàng Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày càng gay gắt, hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, cùng một lúc vừa phải sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, vừa phải tạo dựng cơ sở vật chất tại Hội sở và các phòng giao dịch đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, có hiệu quả … cũng là vấn để hết sức nhạy cảm, thử thách với Chi nhánh.
Với quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của Đảng ủy, Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ viên chức, và sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, của khách hàng, hiện nay, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Thành đã vượt qua khó khăn ban đầu, khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thường xuyên tăng cường huy động và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
Trong quá trình phát triển của Chi nhánh, các bộ phận đã không ngừng đổi mới. Trước hết phải nói đến bộ phận tín dụng. Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh Hà Thành đã luôn triển khai kịp thời và thực hiện nhất quán các văn bản mới như: các nghị định, thông tư của chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNo & PTNT Việt Nam . . . Đồng thời, chi nhánh Hà Thành đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ tín dụng và toàn thể cán bộ nhân viên. Với những cố gắng không ngừng đó, hàng năm chi nhánh Hà Thành đã thu hút được hàng ngàn tỉ đồng nguồn vốn và dư nợ tăng đáng kể.
Tiếp đến là bộ phận kế toán. Bất kì một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động thì hoạt động kế toán luôn được sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo. Các kế toán viên tại chi nhánh Hà Thành đã từng bước nâng cao và mở rộng nghiệp vụ của mình. Nếu trước đây tại chi nhánh kế toán còn phải làm thủ công thì đến nay hệ thống máy tính nối mạng đã phần nào giúp đỡ họ trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của kế toán sẽ giảm đi mà đòi hỏi ở người kế toán phải có sự hiểu biết rộng hơn.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức nhân sự cũng có sự thay đổi. Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có 30 người với trình độ đại học và dưới đại học. Đến nay, chi nhánh có trên 110 người với trình độ dưới đại học , đại học và trên đại học.
Với sự nỗ lực hết mình của Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên đã làm cho chi nhánh Hà Thành ngày càng phát triển. Những kết quả đạt được trong các năm qua đã khẳng định được điều đó.
Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành là chi nhánh thành viên trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Trụ sở được đặt tại số 75 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Mạng lưới hiện nay của chi nhánh gồm 6 điểm giao dịch. Trong đó gồm Hội sở và 6 phòng giao dịch được phân bố đều trên địa bàn quận và các quận lân cận cận với đội ngũ hơn 110 cán bộ công nhân viên để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
* Tại hội sở của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành: có 06 phòng nghiệp vụ:
– Phòng Tổng hợp
– Phòng Kiểm tra kiểm soán nội bộ
– Phòng Dịch vụ và marketing
– Phòng Kinh doanh ngoại hối
– Phòng Tín dụng
– Phòng Kế toán ngân quỹ
* Có 06 phòng giao dịch:
– Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân: Số 40 Bùi Thị Xuân- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
– Phòng giao dịch Kim Đồng: Số 03 Kim Đồng- quận Hoàng Mai- Hà Nội
– Phòng giao dịch Lê Đại Hành: Số 48B+50A Lê Đại Hành- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
– Phòng giao dịch Kim Liên: Số 135 Yên Lãng- quận Đống Đa- Hà Nội
– Phòng giao dịch Trương Định: Số 396 Trương Định- quận Hoàng Mai- Hà Nội
– Phòng giao dịch số 9: Số 115-116e3 Bách Khoa- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ các phòng chuyên môn nghiệp vụ
( Nguồn: Phòng hành chính NHNo & PTNT Hà Thành)
1.2 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Luận văn sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến đề tài:
– Yếu tố nào tác động đến tăng cường huy động vốn của Ngân hàng.
– Tăng cường huy động vốn của Agribank Chi nhánh Hà Thành hiện nay như thế nào? Hạn chế và nguyên nhân.
– Khách hàng đánh giá công tác huy động vốn của Ngân hàng như thế nào.
– Muốn tăng cường huy động vốn cho Agribank chi nhánh Hà Thành thì cần những giải pháp nào.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
– Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn thông qua các tiêu chí. Các vấn đề về quy mô, kết cấu, chi phí huy động vốn và sự phù hợp giữa huy động vốn với cho vay của Chi nhánh, các điều kiện và năng lực thực thế của đơn vị.
– Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động vốn tại ngân hàng No&PTNT- Chinh nhánh Hà Thành
– Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại
– Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Thành.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Thành.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn tại NHTM.
– Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành.
Thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Tăng cường huy động vốn.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết từ các giáo trình, sách, báo… kết hợp với việc tham khảo các nguồn dữ liệu từ khảo sát thực tế tại đơn vị, quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp tổng hợp, đánh giá để đưa ra kết luận, đề xuất để đạt được mục đích nghiên cứu.
Các nghiên cứu liên quan và sự khác biệt nghiên cứu của học viên
Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp để đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn.
Bên cạnh đó, luận văn này sử dụng phương pháp điều tra khách hàng (thông qua việc phát hành các phiếu tham khảo ý kiến của khách hàng đã và đang gửi tại Agribank chi nhánh Hà Thành) và phương pháp tham vấn chuyên gia.