LVTS TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1
- Mã tài liệu: LV0078 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 407 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 153 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 153 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
(1) Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp liên môn cho HS lớp
Một theo định hướng phát triển năng lực;
(2) Xây dựng nguyên tắc, quy trình, thiết kế các chủ đề và cách tổ chức dạy
học tích hợp liên môn cho HS lớp Một theo định hướng phát triển năng lực;
(3) Tiến hành thực nghiệm, đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình mà đề tài
xây dựng; kết luận và đưa ra đề xuất.
Mô tả sản phẩm
1
. Lý do chọn đề tài
Cách tiếp cận phát triển năng lực được hệ thống giáo dục các nước phát
triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NewZealand, Singapore, ….
thực hiện từ rất sớm. Chương trình giáo dục này coi trọng năng lực tự lập, tự học, tự
nghiên cứu, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của việc phát triển các chiến lược dạy học, các kiểu tổ chức dạy học.
Ở Việt Nam, năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể và sau đó là chương trình các môn học. So với chương
trình trước đó, chương trình giáo dục 2018 được xác định là sự đổi mới căn bản,
toàn diện về giáo dục và đào tạo.
Điểm đột phá trong hệ thống quan điểm của chương trình giáo dục 2018 là
mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; lấy đó làm căn cứ đánh giá
chất lượng giáo dục. Kèm theo đó là các yêu cầu như “nội dung giáo dục phổ thông
đảm bảo tinh giản, hiện đại, thiết thực, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn”, “tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học”, “coi trọng cả dạy học
trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo” (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông
mới, 2018) … thực sự đưa tới những cơ hội và thách thức cho những người làm
công tác giáo dục. Đối với một giáo viên đứng lớp – thực hành công tác dạy học thì
một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được giải đáp là: cần sử dụng chiến
lược dạy học tích hợp để đáp ứng các yêu cầu trên.
Kinh nghiệm giáo dục của các nước phát triển cho thấy dạy học tích hợp là
một chiến lược cần được quan tâm. Bởi dạy học tích hợp là “sự cần thiết của dạy
học tích hợp trong việc hình thành những năng lực, những hiểu biết mang tính chất
tổng hợp; giúp tăng cơ hội cho các môn học trong việc đưa thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tạo môi trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo; chuẩn bị cho người học những kĩ năng, phẩm chất và năng lực để trở thành một
công dân tiến bộ trong xã hội hiện đại.” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, 2018)
2
Theo quan điểm của Bộ giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp là định
hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng … thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong học
tập và trong cuộc sống. Điều này được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri
thức và rèn luyện kĩ năng, phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực
giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu
tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết hiệu quả một vấn đề và
thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. (Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam, 2012).
Tuy nhiên, mặc dù có sự định hướng và quan tâm trong vài năm trở lại đây,
dạy học tích hợp, đặc biệt là dạy học tích hợp liên môn ở lớp 1 vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tổ chức dạy học tích
hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1” để
nghiên cứu.
2
. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích
hợp nói chung và về dạy học tích hợp liên môn nói riêng.
Ngay từ năm 1979, UNESCO đã xuất bản tài liệu “New trends integrated in
Science teaching” gợi mở những định hướng giảng dạy tích hợp môn Khoa học.
Vào những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã viết về dạy học tích hợp
Toán và Khoa học, có thể kể đến các tác giả (David M. Davison, Kenneth W.
Miller, Dixie L. Metheny, 1995), với bài viết “What does integration of Science and
Mathematics really mean?”. Bài viết nêu lên lí do vì sao nên thực hiện tích hợp
Toán học và Khoa học, những nguyên tắc, cách thức, tiến trình và những nội dung
có thể thực hiện tích hợp hai môn học này. Trong tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học
”
Education for teaching Science and Mathematics in the Primary School”, xuất bản
năm 1993, Wynne Harlen đã giải thích những phương diện mà Khoa học và Toán
học đáp ứng và hòa nhập, những nhu cầu học tập của trẻ em trong môn Khoa học và
Toán học, những điều giáo viên tiểu học nên biết khi dạy Toán học và Khoa học.
3
Cho đến những năm gần đây, vẫn có nhiều tác giả tiếp tục nghiên cứu về vấn đề
này.
Tại Việt Nam, vấn đề dạy học tích hợp đã được đề cập trong nhiều bài báo từ
những năm 2000. Với vai trò chủ biên bộ sách giáo khoa Toán tiểu học, năm 2002,
Trong tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới”, Đỗ Đình
Hoan có lưu ý về định hướng tích hợp trong sách giáo khoa chương trình sau năm
2
000. Tác giả (Hoàng Thị Tuyết, 2006) qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học “Sự thể hiện quan điểm tích hợp trong thực tế dạy học tiếng Việt lớp 2 và 3”
cũng đã nêu được tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức văn hóa xã,
xã hội, tự nhiên, tích hợp giữa phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ với phát triển
nhân cách trong môn Tiếng Việt. Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên tiểu học xuất bản năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương đã cung cấp một
số lí luận về dạy học tích hợp, định hướng dạy học tích hợp trong chương trình,
sách giáo khoa tiểu học, những kĩ năng lập kế hoạch bài dạy, lựa chọn phương pháp
dạy học phù hợp với yêu cầu tích hợp. Năm 2015, từ định hướng lí luận đến những
minh họa việc vận dụng dạy học tích hợp vào thực tế giảng dạy được Đỗ Hương Trà
và các đồng tác giả thể hiện tường minh qua tài liệu tham khảo “Dạy học tích hợp
phát triển năng lực học sinh”, quyển 1 “Khoa học tự nhiên” trong chương trình cấp
trung học. Bên cạnh đó, cũng đã có các hội thảo về giáo dục tích hợp tại Việt Nam
(được tổ chức từ năm 2012, 2015, 2016). Tuy nhiên, phần lớn là các nghiên cứu
mới chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích quan điểm lí luận, đưa ra các đề xuất
chung.
Khi nghiên cứu sách giáo khoa chương trình tiểu học hiện hành, có thể thấy là
các nhà biên soạn sách đã thể hiện định hướng tích hợp ở hai mức độ. Mức độ thứ
nhất là hình thành môn học mới từ tích hợp từ hai hay nhiều môn học khác như:
môn Nghệ thuật (đối với lớp 1, 2, 3) trên cơ sở môn Mĩ thuật, Kĩ thuật; môn Tự
nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3) và Khoa học lớp 5 từ môn Sức khỏe, Tự nhiên và Xã
hội và Khoa học. Ở trong nội bộ môn học, chương trình hiện hành đã tích hợp các
yếu tố Toán học thành một mạch kiến thức như: yếu tố Đại số vào mạch Số học;
trong môn Tiếng Việt thì tích hợp 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức văn
4
hoá, xã hội, tự nhiên, tích hợp giữa phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ với phát
triển nhân cách… . Hướng tới mục đích hình thành và phát triển năng lực cho người
học, tích hợp ở bậc tiểu học tiếp tục là phương thức lựa chọn tối ưu trong chương
trình tiểu học sau năm 2018.
Như vậy, có thể thấy, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề dạy học tích hợp hoặc là
được nghiên cứu ở mặt lí luận chung, hoặc là mới chỉ được tiếp cận nghiên cứu từ
góc độ các môn Toán, Tiếng Việt. Đặc biệt, cho đến nay, việc nghiên cứu dạy học
tích hợp liên môn ở mức độ nhiều môn như Khoa học, Toán, Tiếng Việt và tiếp cận
từ môn tự nhiên xã hội dành cho HS lớp Một trên địa bàn TP. HCM vẫn chưa có ai
nghiên cứu, vấn đề này càng quan trọng hơn khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
Tất cả các nghiên cứu trên đều đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp. Tuy nhiên,
chưa thấy nhóm tác giả nào ở Việt Nam đặt vấn đề tích hợp liên môn cho học sinh
lớp 1 tại địa bàn TPHCM. Nếu xem xét vấn đề tích hợp giữa Toán, Tiếng Việt, Tự
nhiên xã hội thì nội dung quá rộng. Do đó trong phạm vi luận văn tôi xem xét lựa
chọn mỗi môn một chủ đề để tích hợp với nhau.
3
. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu về lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp, phát triển
năng lực học sinh, chương trình giáo dục, đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1,
chúng tôi sẽ nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc thiết kế và tổ chức các nguyên tắc
dạy học tích hợp liên môn (Tự nhiên xã hội, Toán, Tiếng Việt) ở lớp Một.
4
. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp liên môn cho HS lớp
Một theo định hướng phát triển năng lực;
(2) Xây dựng nguyên tắc, quy trình, thiết kế các chủ đề và cách tổ chức dạy
học tích hợp liên môn cho HS lớp Một theo định hướng phát triển năng lực;
(3) Tiến hành thực nghiệm, đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình mà đề tài
xây dựng; kết luận và đưa ra đề xuất.
5
5
. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tổ chức dạy học tích hợp liên môn cho HS lớp Một
theo định hướng phát triển năng lực.
Khách thể nghiên cứu: hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực cho HS lớp Một.
–
–
6
. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu thực tiễn diễn ra
trong giai đoạn cả nước chống dịch Covid 19, HS không được đến trường nên
chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
–
Về nội dung:
o Đề tài tập trung xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn Tự nhiên
xã hội, Toán, Tiếng Việt ở giai đoạn học kì II, thuộc chương trình
2
006 và chương trình 2018.
o Nghiên cứu thực nghiệm: 05 HS lớp 1, bắt đầu từ tuần 25 của chương
trình môn Tiếng Việt (tức tuần thứ 1 của giai đoạn sau Học vần), 1
tuần 2 tiết, mỗi tiết 35 phút từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 4 năm
2
019.
–
–
Về thời gian: học kỳ II, năm học 2019 – 2020.
Về địa điểm: trường Quốc tế Canada, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
7
. Giả thuyết nghiên cứu
Việc dạy học tích hợp liên môn Tự nhiên xã hội, Toán, Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực cho HS lớp Một đang gặp nhiều khó khăn và chưa hiệu
quả. Nguyên nhân có thể do người dạy chưa có được cơ sở lí luận vững chắc về dạy
học tích hợp liên môn, nhất là nguyên tắc thiết kế và tổ chức dạy học. Việc xây
dựng được các nguyên tắc thiết kế, quy trình tổ chức từ bản chất dạy học tích hợp
liên môn, đặc điểm chương trình giáo dục, đặc điểm học sinh và nhà trường, giáo
viên là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học tích hợp liên cho HS
lớp Một.
. Phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
(1) Dạy học tích hợp liên môn là gì?
(2) Làm thế nào để xây dựng bài học tích hợp liên môn cho học sinh lớp Một?
(3) Việc sử dụng bài học này vào chương trình dạy – học lớp 1 được thực hiện
như thế nào?
(4) Các bài học được xây dựng có tác dụng như thế nào đối với việc định
hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1?
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
Cách thức thực hiện: Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu
trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến đề tài: tích hợp, dạy học tích hợp liên
môn, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1, chương trình giáo dục, …
Phương pháp quan sát
Mục đích: tìm hiểu thực tế quá trình dạy – học tích hợp học sinh lớp 1 tại một
số trường Tiểu học; thái độ, sự yêu thích bài học trong quá trình thử nghiệm.
Đối tượng quan sát: giáo viên, học sinh lớp 1.
Cách thức thực hiện: tham gia dự giờ (quan sát các hoạt động dạy học của giáo
viên trong các giờ Tập đọc, Toán, Tự nhiên xã hội), quan sát cách soạn giáo án,
quan sát học sinh (khi học, khi làm bài tập và hoạt động nhóm).
Phương pháp điều tra
Mục đích: tìm hiểu các vấn đề liên quan trong thực tế. Tính khả thi khi thực
hiện tích hợp 2 hoặc cả 3 môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên xã hội lớp 1. Nó sẽ
đem lại hiệu quả như thế nào, có rút ngắn thời gian và có gây hứng thú cho học sinh
lớp 1 hay không? Xin ý kiến về cách thức xây dựng bài tập, bài học tích hợp; xin ý
kiến nhằm làm sáng tỏ hệ thống lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
Đối tượng điều tra: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh lớp 1.
Cách thức thực hiện: khảo sát, phỏng vấn, thăm dò ý kiến bằng bảng hỏi; trao
đổi, thảo luận với giáo viên, cán bộ quản lý trong quá trình thực nghiệm đề tài.
7
Các phương pháp thống kê và phân tích số liệu
Để xử lí các số liệu trong quá trình phân tích, từ đó đưa ra nhận xét và cơ sở
để thực hiện giảng dạy tích hợp.
Cách thực hiện: Sử dụng các công thức toán học, thống kê, phần mềm Excel,
v.v. để xử lí, phân tích thông tin thu được từ bảng hỏi, phiếu điều tra, phiếu khảo sát
khả năng đọc hiểu của học sinh lớp 1, phiếu bài tập của nhóm thực nghiệm.