LVTS XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
- Mã tài liệu: LV0075 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 565 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 98 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 98 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng công cụ đánh giá NL Khoa học.
Đề xuất khung NL Khoa học của HS Tiểu học
Thiết kế các công cụ đánh giá NL Khoa học trong dạy học chủ đề Trái Đất và
Bầu Trời.
Xây dựng hướng dẫn sử dụng các công cụ đánh giá NL Khoa học.
Mô tả sản phẩm
1
. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1
.1. Nghiên cứu trên thế giới
Các nhà nghiên cứu quan sát hoạt động của GV, việc đánh giá HS có thể vì các
mục tiêu khác nhau: phân loại HS, lập kế hoạch và thực hiện, phản hồi và khích lệ, chẩn
đoán các vấn đề của HS, xếp loại và phân định mức độ tiến bộ.
Theo tiếp cận NL trong giáo dục, việc đánh giá HS không phân chia kiến thức,
kỹ năng và thái độ mà nối chúng lại với nhau và đưa người học vào việc giải quyết tình
huống thực tiễn của cuộc sống. Có hai hình thức đánh giá theo định hướng tiếp cận NL:
gắn với bối cảnh giáo dục và cá nhân hoá.
Hình thái đánh giá gắn với bối cảnh giáo dục cho rằng kiểm tra đánh giá phải phù
hợp với khung chương trình, hữu ích, xác thực, dựa trên lớp học và mang tính phản hồi,
cung cấp thông tin và có ích cho việc điều chỉnh hoạt động dạy học. Ở hình thái này khuyến
khích HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và có chú ý đến điểm khác biệt của từng HS. Đánh
giá thường xuyên được chú trọng và dựa trên các tiêu chí để cung cấp thông tin. Sử dụng
kết quả đánh giá có ý nghĩa để phát triển NL ở HS thay bằng việc xếp loại.
Hình thái đánh giá cá nhân hoá xuất phát từ quan điểm và nhu cầu khác nhau,
vậy nên HS cần phải tham gia vào quá trình đánh giá và trở thành trung tâm của quá
trình này. Trong hình thái đánh giá này đòi hỏi: HS phải thực hiện sáng tạo, tạo ra một
sản phẩm học tập; Thực hiện các bài tập gắn với bối cảnh thực trong kiểm tra; Đánh giá
HS theo các hoạt động trên lớp; Sử dụng bài tập/bài kiểm tra đa dạng; Việc đánh giá tập
trung vào cả quá trình học tập cũng như sản phẩm học tập; Cung cấp thông tin về điểm
mạnh cũng như điểm yếu của HS; Cung cấp thông tin tường minh về chuẩn và các tiêu
chí đánh giá,…
Nghiên cứu về đánh giá NL của HS ở cả hai hình thái đánh giá trên có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, bối cảnh đánh giá nghiên cứu của Mueller cho rằng: Người học cần bộc lộ
khả năng vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức và kỹ năng thiết yếu vào việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập. Theo ông, để thực hiện chương trình đánh giá thực phải trải qua
4
bước, gồm: (1) Thiết lập các chuẩn NL; (2) Xác định nhiệm vụ thực; (3) Xây dựng các tiêu
chí; (4) Xây dựng thang đánh giá (rubrics) nhằm đánh giá các mức độ hoàn thành, mức độ
đạt được kết quả các tiêu chí [24].
Thứ hai, đánh giá trên lớp học có 6 mục tiêu cơ bản (Earl Lorna, 2003), gồm:
Kiến tạo môi trường phù hợp để hỗ trợ HS học tập; Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch
1
bài dạy học hiệu quả; Sắp xếp HS thành nhóm theo NL; Cung cấp, phản hồi thông tin
về kết quả học tập của HS và cha mẹ HS trong suốt quá trình giáo dục; Chuẩn đoán
những điểm mạnh và khó khăn HS có thể gặp trong quá trình học tập và giám sát chặt
chẽ tiến bộ học tập của HS [26].
Thứ ba, việc thiết kế đánh giá phải dựa trên chuẩn đầu ra (Wiggins và McTighe),
từ đó biên soạn chương trình học tập để người học đạt được mục tiêu đánh giá [25].
Thứ tư, dựa vào hình thức và phương pháp đánh giá có thể thiết kế công cụ đánh
giá. Một số nghiên cứu đã đưa ra bốn phương pháp đánh giá HS trên lớp học, gồm: (1)
Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS; (2) Quan sát trên lớp; (3) Hỏi vấn đáp và tự đánh
giá và (4) Đánh giá đồng đẳng [30]. Jon Mueller (2005) đã đưa ra bốn hình thức cơ bản
trong đánh giá thực, gồm: 1) Sản phẩm, 2) Dự án học tập, 3) Trình diễn và 4) Thực hiện
[
25].
Hiện nay các nhà giáo dục học vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện các
nghiên cứu về đánh giá NL HS thông qua dạy học các môn học/hoạt động giáo dục.
1
.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Thứ nhất, về triết lí, quan điểm đánh giá NL trong dạy học: đánh giá là vì sự tiến
bộ của người học. Đánh giá giúp cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ của người
học từ đó điều chỉnh cho cả người dạy và người học. Trong đánh giá, người GV cần
nắm vững kĩ năng đánh giá cũng như lượng giá một cách chính xác và khách quan kết
quả học tập của HS [6,12].
Thứ hai, về nguyên tắc, quy trình, kĩ thuật, công cụ đánh giá NL đề cập đến đặc
điểm và cấu trúc của đánh giá cũng như các điều kiện, quy trình thiết kế, tổ chức đánh
giá quá trình, ứng dụng công nghệ hỗ trợ đánh giá quá trình [11]. Một số nghiên cứu
khác chỉ ra 5 chiến lược để đánh giá gồm: (1) phân tích quá trình làm việc của HS, (2)
đặt câu hỏi, (3) phản hồi ngắn, (4) suy nghĩ và chia sẻ, (5) phiếu phản hồi (Dương Thu
Mai, 2012, 2016); trong các nghiên cứu này việc xây dựng công cụ đánh giá được đề
cập ở việc đặt câu hỏi trong xây dựng các bài tập tình huống trong dạy học.
Về xây dựng công cụ đánh giá NL HS Tiểu học theo tìm hiểu chưa có nhiều công
trình nghiên cứu, tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiền [17] đã xây dựng công
cụ đánh giá NL thích ứng cuộc sống cho HS tiểu học thông qua chương trình hoạt động
trải nghiệm.
Nói tóm lại, hoạt động đánh giá trong dạy học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến
tích cực nhất là khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy
nhiên, vấn đề đánh giá phát triển NL của HS còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được
2
nghiên cứu nhất là xây dựng công cụ để đánh giá NL chung, NL đặc thù của HS ở Nhà
trường Tiểu học để hệ thống đánh giá giáo dục được hoàn thiện, khách quan và chính
xác hơn.
2
. Lí do chọn đề tài
(1) Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục, bởi sau khi triển
khai tổ chức các hoạt động giáo dục, chúng ta cần xác định được mục tiêu giáo dục hay
các yêu cầu cần đạt có được thực hiện không, mức độ thực hiện như nào, có đạt được
hay không? Từ đó có thể xem xét các khía cạnh trong dạy học môn học: thiết kế kế
hoạch bài dạy, tổ chức các hoạt động dạy học có hướng đến hình thành và phát triển NL
ở người học, kiểm tra đánh giá NL HS. Cuối cùng là xem xét một cách toàn diện trong
dạy học các môn học: Việc dạy học có đạt được mục tiêu đề ra không; có đảm bảo hiệu
quả không; có nâng cao chất lượng dạy học không; có giúp cho HS tiến bộ cũng như
phát triển NL được không và thể hiện như thế nào thông qua mức độ đạt được sau một
học kỳ, một năm học, mỗi một lớp học? Trên cơ sở kết quả đánh giá đó, GV có thể điều
chỉnh hoạt động dạy của mình cũng như HS có thể điều chỉnh kế hoạch học tập ngày
càng tốt hơn.
(2) Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Tiểu học nói riêng xây
dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, NL HS. Các môn học trong Chương trình
Giáo dục Tiểu học cũng phải xác định yêu cầu cần đạt theo các mức độ và có sự phát
triển đồng tâm, xoáy trôn ốc từ lớp dưới lên lớp trên. Theo đó việc tổ chức dạy học bao
gồm thiết kế các hoạt động, sử dụng phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học, kiểm tra
đánh giá trong dạy học các môn học cũng cần phải hướng đến phát triển NL ở người
học. Môn Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học được xây dựng hướng đến
đạt được mục tiêu chung của Chương trình Giáo dục Tiểu học và môn học này cùng với
các môn học khác nếu thực hiện tốt sẽ đóng góp vào thành công của Chương trình Giáo
dục phổ thông 2018. Vậy nên, việc đánh giá NL thông qua dạy học các môn học nói
chung, môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng là thước đo để xác định hiệu quả đạt được đến
đâu so với mục tiêu đặt ra để từ đó tiếp tục có những điều chỉnh từ cả phía người dạy và
người học.
(3) Để đánh giá được, GV cần xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá trong
dạy học. Công cụ đánh giá hỗ trợ GV trong việc đánh giá NL HS, giúp GV xac định
mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS đã đạt được trong quá trình học tập cũng như mức độ
phát triển NL ở HS. Theo tìm hiểu đã có một số công trình nghiên cứu về công cụ đánh
giá trong và ngoài nước nhưng chưa phải là nhiều như “Thiết kế và sử dụng Rubrics làm
công cụ đánh giá trong quá trình dạy học Toán ở trường trung học phổ thông” của tác
giả Trịnh Thị Phương Thảo hay “ Self-assesment in primary school” của tác giả Lee
3
Towler và Patricia Broadfoot. Tuy nhiên, việc xây dựng công cụ đánh giá cho từng nội
dung chủ đề của môn học chưa nhiều.
Ở Việt Nam, việc triển khai dạy sách giáo khoa theo chương trình GDPT 2018
đã được thực hiện 3 năm. Tuy nhiên, trong thực tế GV còn cảm thấy lúng túng trong
việc đánh giá NL HS, có thế thấy GV mới chỉ đánh giá HS thông qua chủ yếu câu hỏi,
bài tập, bảng kiểm mà còn thiếu các công cụ đánh giá NL khác như thang đo, hồ sơ học
tập… hơn nữa việc sử dụng các công cụ này như thế nào để đánh giá được NL HS là vấn
đề nhiều GV còn lúng túng, triển khai thực hiện chưa tốt.
(4) Môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích hợp
những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Vì vậy, việc đánh giá năng lực học sinh
khi học tập môn Tự nhiên và Xã hội cần được thực hiện thông qua việc tìm kiếm các
“
bằng chứng/chứng cứ khoa học” khi tham gia mỗi hoạt động học tập có mục tiêu xác
định mà giáo viên đã thiết kế phù hợp để giúp các em bước đầu làm quen với việc tìm
tòi, phát hiện vấn đề theo các tiến trình/quy trình khoa học một cách khách quan, trung
thực. Vì lẽ đó, cần thiết phải xây dựng công cụ đánh giá mức độ đạt được theo yêu cầu
cần đạt ở mỗi chủ đề để thấy được sự phát triển phẩm chất, năng lực ở mỗi một học sinh.
Mặc dù việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được 3 năm,
tuy nhiên trong thực tế giáo viên còn gặp một số khó khăn trong việc đánh giá năng lực
học sinh ngay trong cả thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá. Có thế thấy rõ giáo viên
mới chỉ đánh giá học sinh thông qua chủ yếu câu hỏi, bài tập, bảng kiểm mà còn thiếu
các công cụ đánh giá năng lực khác như thang đo, hồ sơ học tập… hơn nữa việc sử dụng
các công cụ này như thế nào để đánh giá được năng lực học sinh là vấn đề nhiều giáo
viên còn lúng túng, triển khai thực hiện chưa tốt.
Tóm lại: Việc xây dựng công cụ đánh giá là vấn đề cần thiết bởi nếu làm được
thì việc đánh giá NL sẽ trở nên khoa học hơn, đo được mức độ phát triển NL ở mỗi cá
nhân HS, góp phần điều chỉnh kế hoạch bài dạy của GV, kế hoạch học tập của HS và
quan trọng là đánh giá được sự tiến bộ của HS. Chính vì vậy, xuất phát từ những lí do
trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá NL khoa học
cho HS lớp 3. Việc lựa chọn xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học các chủ đề ở môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là giống nhau, tuy nhiên tuỳ thuộc vào yêu cầu cần đạt ở mỗi
bài học của chủ đề mà xác định công cụ phù hợp. Xây dựng công cụ đánh giá trong dạy
học Chủ đề “Trái Đất và Bầu Trời” là một trong những cách làm cụ thể để có thể áp
dụng cho các chủ đề khác.
3
. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế công cụ đánh giá NL Khoa học cho HS lớp 3 trong dạy học chủ đề “Trái
đất và Bầu trời” ở môn Tự nhiên và Xã hội.
4
4
. Nhiệm vụ nghiên cứu
–
–
–
Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng công cụ đánh giá NL Khoa học.
Đề xuất khung NL Khoa học của HS Tiểu học
Thiết kế các công cụ đánh giá NL Khoa học trong dạy học chủ đề Trái Đất và
Bầu Trời.
–
Xây dựng hướng dẫn sử dụng các công cụ đánh giá NL Khoa học.
5
. Phương pháp nghiên cứu
5
.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại,
khái quát hóa,… trong nghiên cứu tổng quan các cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài:
đánh giá NL, công cụ đánh giá NL, hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá NL.
5
.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
–
–
Phương pháp quan sát: thực hiện trong giờ dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến về công cụ đánh giá.
6
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
.1. Đối tượng nghiên cứu
6
Công cụ đánh giá NL Khoa học.
.2. Phạm vi nghiên cứu
6
–
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Chủ đề “Trái Đất và Bầu Trời” trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
–
Phạm vi thời gian nghiên cứu: 01 năm.
7
. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị và các phụ lục, phần nghiên cứu
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc xây dựng công cụ đánh giá NL Khoa học
Chương 2: Thiết kế công cụ đánh giá NL Khoa học cho học sinh lớp 3 trong tổ
chức dạy học chủ đề “ Trái đất và Bầu trời” ở môn Tự nhiên và Xã hội.