SKKN Biện pháp nhằm kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi dạy văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm”

Giá:
50.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 7
Bộ sách:
Lượt xem: 1636
Lượt tải: 4
Số trang: 26
Tác giả: Trần Thị Hồng Dung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THCS Võ Trường Toản
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 26
Tác giả: Trần Thị Hồng Dung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THCS Võ Trường Toản
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp nhằm kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi dạy văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm”” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Tạo “sự lạ hóa” trong phần giới thiệu bài học
2. Đọc sáng tạo trong dạy học tùy bút “ Một thứ quà của lúa non: cốm”
3. Xây dựng câu hỏi sáng tạo

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

1.1.1 Trong quá trình tiếp nhận văn chương, năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng là một năng lực quan trọng. trong đó năng lực liên tưởng và tưởng tượng luôn phát triển theo chiều sâu với hai hướng: liên tưởng dọc và liên tưởng ngang. Liên tưởng theo chiều ngang sau này sẽ là cơ sở của hoặt động so sánh- một trong hững bí quyết thành công của dạy học văn. Pautopxki đã nói “ Liên tưởng của người đọc bắt gặp liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu”. Mỗi người đọc là cả một thế giới liên tưởng tàng ẩn, chỉ còn chờ cơ hội là bùng phát. Năng lực này rất cần được chú trọng trong dạy học văn nói chung và dạy thể loại tác phẩm trữ tình nói chung và dạy thể loại tác phẩm trữ tình nói riêng vì đây là thể loại giàu tính hình tượng và cảm xúc.

1.1.2. Nhắc đến việc dạy tác phẩm trữ tình ta không thể không nhắc đến các tác phẩm của Thạch Lam. Sau lần thay đổi SGK ( 2003- 2004), các nhà biên soạn sách đã lựa chọn cân nhắc để học sinh THCS, khối lớp 7 được tiếp nhận phong cách của Thạch Lam qua văn bản tùy bút “ Một thứ quà của lúa non: cốm”, trích “ Hà Nội băm sáu phố phường” ( 1943) thay thế cho truyện “ Gió lạnh đầu mùa” trước đây. Ở THPT, học sinh lại tiếp cận với truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”. Điều đó đã chứng tỏ được vai trò của Thạch Lam trong nền văn học thế kỉ xx. Thạch Lam là nhà avwn trữ tình điều đó được chứng minh qua những trang văn giàu chất thơ của ông. Chính vì vậy mà ông rất có duyên với thể loại tùy bút ( một thể văn mang vẻ đẹp tổng hợp, nằm trung gian giữa tự sự và trữ tình).

1.1.3. Văn Thạch Lam luôn bàng bạc như một làn gió nhẹ thoảng qua đôi khi lại chấm phá những kiếp người lướt qua cuộc đời như là những cái bóng. Có lẽ ai đã chạm vào tác phẩm của ông rồi thì khó mà quên được đó chính là cái khó cho người đọc trong việc cảm nhận tác phẩm và cái khó cho người thầy trong dạy học tác phẩm của Thạch Lam. Tùy bút của ông vừa giàu hình tượng, vừa giàu chất thơ; bởi vậy khi dạy học văn bản này người thầy phải quan tâm đến việc kích thước kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng nơi người đọc. Theo khảo sát của bản thân, mặc dù dạy học văn bản tùy bút nói chung và tùy bút của Thạch Lam nói riêng tương đối khó song những tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học thể loại này lại rất khiêm tốn. Trên thực tế đã có nhiều cách dạy văn Thạch Lam truyền thống có, hiện đại có nhưng dường như ai cũng gặp phải nột rào cản khó vượt qua: đó là làm thế nào để dạy học thành công thể loại tùy bút và bằng cách nào đó để tiếp nhận tác phẩm của Thạch Lam một cách hợp lí nhất. Bởi vậy trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ nghiên cứu một số biện pháp nhằm kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi dạy văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi muốn gợi ra cho người dạy và người học một hướng tiếp nhận tác phẩm “Một thứ quà của lúa non: cốm” bằng việc kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng.

1.3. Đối tượng nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là các biện pháp kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: cốm” của Thạch Lam- Ngữ văn 7, tập 1.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng trong khi học tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: cốm”, các biện pháp phát triển năng lực nói chung không phải phạm vi nghiên cứu của đề tài.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 

– Phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Phương pháp so sánh: so sánh khả năng ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.

– Phương pháp phân tích tổng hợp.

– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tổ chức thiết kế giáo án thực nghiệm và dạy học thực nghiệm sư phạm.

– Phương pháp thống kê: thống kê kết quả dạy học thực nghiệm.

 

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực

Đổi mới giáo dục là một nhu cầu tất yếu trong dòng chảy của sự phát triển xã hội. Khi xã hội ngày càng đi lên đòi hỏi giáo dục cũng cần phải có những bước tiến quan trọng phù hợp với sự phát triển đó. Thấm nhuần tư tưởng ấy, ngành giáo dục đã không ngừng nỗ lực đổi mới và hoàn thiện những phương pháp giảng dạy để có thể đào tạo ra những người học thật sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà phương pháp dạy học phát triển năng lực người học đã ra đời như một bước đột phá trong chương trình đổi mới giáo dục. 

Dạy học phát triển năng lực là phương pháp giảng dạy chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực. Chương trình dạy học định hướng năng lực hay còn gọi là chương trình giáo dục định hướng đầu ra nhằm hướng học sinh đến  năng lực giải quyết những nhiệm vụ học tập cụ thể một cách chủ động mà không phụ thuộc vào sự chuyền dạy toàn phần của thầy cô như trước đây. Với phương pháp dạy học phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cụ thể của đời sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành thực tiễn. 

Phương pháp dạy học phát triển năng lực là một phương pháp mới nhằm đưa học sinh đến với việc phát huy tối đa khả năng chiếm lĩnh kiến thức nói chung và kiến thức môn Ngữ văn nói riêng. Từ phương pháp dạy học này người học sẽ tự mình giải quyết được những tình huống có vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. từ đó chúng ta sẽ đào tạo nên những con người tích cực chủ động và có năng lực toàn diện góp phần tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại.

2.1.2. Chất tùy bút trong văn Thạch Lam

Tùy bút là một thể văn lưỡng hợp với những nét nghệ thuật đặc sắc kết hợp giữa cả cả văn học phương đông và văn học phương tây. Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ “tùy bút” được giải nghĩa là “tùy thời mà chép”. Nghĩa là thể

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS
8
Tiếng Anh
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)