SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7
- Mã tài liệu: BM7011 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 907 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phú Diễn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phú Diễn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nghiên cứu mục tiêu của bài học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng
2. Vận dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
2.1. Thảo luận nhóm
2.2. Kĩ thuật Khăn trải bàn
3. Nghiên cứu cập nhật thông tin phù hợp trên Internet để phục vụ bài giảng
4. Xây dựng giáo án
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU:
- Lý do chọn đề tài.
Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy để hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho người học, tạo ra mối liên kết giữa các môn học tri thức giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tích cực học tập.
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng. Vì thế việc giảng dạy các môn trong nhà trường không thể tách biệt, riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học ngày càng gia tăng mà thời gian học tập trong nhà trường có giới hạn do đó phải chuyển từ các môn học riêng sang dạy học theo hướng tích hợp.
Đối với môn Địa lí là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên và kinh tế – xã hội nên trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học để giải quyết vấn đề đồng thời môn học còn tích hợp với các chủ đề mới đã được tập huấn trong các năm qua như giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục kĩ năng sống….. Vì vậy, dạy học môn địa lí cần phải tăng cường theo hướng tích hợp. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài :“ Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “ Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7”.
- Mục đích nghiên cứu:
– Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều vấn đề khác nhau để giải quyết một vấn đề trong bài học địa lí, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao kết quả trong học tập môn Địa lý cũng như các môn học khác.
– Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu, học tập nhóm đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”
– Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
- Đối tượng nghiên cứu
– Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp
– Chương trình địa lí THCS nói chung và bài 21 – Môi trường đới lạnh – địa lí lớp 7 nói riêng
– Nghiên cứu nội dung thuộc các môn học có liên quan đến nội dung bài 21
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các nội dung bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS, khai thác các nội dung có liên quan đến dạy học tích hợp và kĩ thuật dạy học tích cực trên Internet.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sau tiết học có bài kiểm tra chất lượng , quan sát hành vi, thái độ của học sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại trường và khu kí túc xá để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê, xử lí số liệu thu thập, đối chiếu so sánh với kết quả ban đầu và rút ra kết luận.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
1.1. Tích hợp và Dạy học tích hợp :
Tích hợp được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập ; thông qua đó hình thành những kiến thức kĩ năng mới , phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống
1.2. Các quan điểm trong dạy học tích hợp :
– Quan điểm nội môn: Quan điểm này chỉ chủ yếu tập trung vào nội dung một môn học và duy trì một môn học riêng rẽ.
– Quan điểm “ đa môn”: Quan điểm này theo định hướng những tình huống, những đề tài được nghiên cứu theo những môn học khác nhau. Như vậy, các môn học chưa thực sự tích hợp.
– Quan điểm “ liên môn” trong đó một tình huống chỉ có thể tiếp cận qua sự soi sáng của nhiều môn học, các quá trình học tập phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết.
– Quan điểm” xuyên môn”: trong đó cần phát triển các kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học .
Mỗi một quan điểm đều có những ưu , nhược điểm riêng nhưng yêu cầu của xã hội và dạy học ngày nay đòi hỏi chúng ta phải hướng tới quan điểm “ liên môn” và “ xuyên môn”.
1.3. Các phương thức trong dạy học tích hợp:
– Dạng thứ nhất: Lồng ghép các nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học: Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục kĩ năng sống….Với dạng này định hướng vẫn là đa môn
– Dạng thứ hai : Xử lí các nội dung kiến thức của nhiều môn học có mối quan hệ với nhau đảm bảo cho học sinh vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong học tập. Đây là phương thức điển hình của dạy học tích hợp vì học sinh giải quyết được các tình huống phức tạp, vận dụng nhiều môn học. Tích hợp được nhiều kiến thức, kĩ năng của các môn học để đạt được mục tiêu tích hợp cho những môn học đó.
1.4. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp:
– Không làm thay đổi tính đặc trương của môn học
– Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có hệ thống được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú sát với thực tiễn, tránh trùng lặp.
– Đảm bảo tính vừa sức : Các nội dung tích hợp giúp cho bài học rõ ràng, tường minh hơn đồng thời tạo hứng thú cho người học.
- Thực trạng
2.1. Thuận lợi:
– Đối với giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, các chuyên đề tích hợp .
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
– Đối với học sinh: các em có niềm đam mê khám phá, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở học sinh chính vì thế chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, các kỹ năng sống các em ngày càng tốt hơn.
2.2. Khó khăn:
– Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
– Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]