SKKN ĐỀ CƯƠNG LVTS KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
- Mã tài liệu: LV0054 Copy
Môn: | LVTS |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 547 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
1. Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến khó khăn của học sinh lớp 1:
khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1…
.2. Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh lớp 1, các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của HS lớp 1 trong bối cảnh thực hiện CTGDPT 2018 ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình.
.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giảm thiểu và khắc phục khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 trong bối cảnh
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Mô tả sản phẩm
1
. Lý do chọn đề tài
Bậc học Tiểu học giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục toàn dân của
nước ta, nó là nền tảng, nền móng và là cơ sở để xây dựng, phát triển các bậc
học tiếp cao hơn. Còn đối với cấp Tiểu học thì lớp 1 chính là những viên gạch
đầu tiên xây nên nền móng tri thức cho trẻ. Không những thế nó còn là cột
mốc đánh dấu cho việc đến trường với tư cách là một người học sinh thực thụ.
Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển của con người nói chung và trẻ
em nói riêng, mỗi một độ tuổi con người sẽ có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau
và có một hoạt động chủ đạo chi phối toàn bộ đời sống của mỗi cá thể. Theo
quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh lớp 1 là những trẻ em đủ 6 tuổi
đối với trẻ bình thường và độ tuổi từ 7 – 9 tuổi đối với các trường hợp trẻ
khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về
nước. Độ tuổi này trẻ có sự thay đổi lớn về đặc điểm tâm lí, nhu cầu nhận
thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá.
Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ
luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Tinh nhạy và sức bền vững, tinh
khéo léo của các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh.
Có thể thấy, năm học lớp 1 được coi là bước khủng khoảng đầu tiên trên con
đường chiếm lĩnh tri thức của người học sinh. Vì đây là giai đoạn học sinh
thay đổi hoạt động chủ đạo từ “hoạt động vui chơi” sang “hoạt động học”.
Hoạt động chủ đạo là hoạt động quyết định những biến đổi chủ yếu nhất
trong các quá trình tâm lý và trong đặc điểm tâm lý của nhân cách con người
ở một giai đoạn phát triển nhất định. Theo đó, hoạt động chủ đạo theo đúng
lứa tuổi sẽ giúp trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, hình thành nhận
thức tình cảm của con người với con người. Hoạt động học là hoạt động đặc
thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri
thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức hành vi,… một cách khoa học và
1
hệ thống. Hoạt động học là một thuật ngữ dùng chỉ một hoạt động đặc biệt
của con người. Trong hoạt động này người học hướng vào việc lĩnh hội tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, các chuẩn hành vi, các giá trị, v.v… đã được tích lũy
nhiều ngàn năm trong kho tàng văn minh nhân loại hoặc đang được quy định
trong các quan hệ xã hội đương thời. Khi tham gia hoạt động học, người học
phải thể hiện tính tự giác, luôn ý thức rõ mục đích hoạt động mình đang tiến
hành. Đối với học sinh lớp 1 thì hoạt động học là một hoạt động mới lạ, các
em đang cố gắng từng ngày để tiếp thu, làm quen và thích ững với việc học
tập. Chính vì vậy, học sinh không trách khỏi sự bỡ ngỡ, lúng túng, chưa có
các kĩ năng, thao tác hay cách giải quyết các nhiệm vụ học tập điều đó tạo nên
những rào cản tâm lí khi tham gia vào hoạt động học tập của học sinh và nếu
điều đó không được giúp đỡ kịp thời nó sẽ tích tụ lại thì sẽ tạo ra hàng ngàn
khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của trẻ, khiến trẻ lo sợ, nhút nhát, thu
mình, thậm trí né tránh tham gia vào hoạt động học tập.
Khó khăn tâm lý là là toàn bộ những nét tâm lý của cá nhân, nảy sinh ở
chủ thể trong quá trình hoạt động. Khó khăn tâm lý không phù hợp với những
yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, làm ảnh hưởng xấu đến tiến
trình và kết quả hoạt động đó. Những khó khăn tâm lí khiến các em không
thích nghi được học tập theo nề nếp, học nhiều môn học khác nhau, kể cả
môn các em không thích thì các em còn phải làm thêm bài tập về nhà. Ngoài
ra, các em phải làm quen với cô giáo mới, bạn bè mới. Nếu bố mẹ không có
định hướng kịp thời thì các em sẽ bị căng thẳng với lượng kiến thức mới và
trừu tượng khiến các em sợ đến lớp. dễ bị phân tán và thiếu tập trung. Các em
đến trường với sự nhút nhát, sợ thầy, sợ cô, sợ cả bạn bè. Có một số em biết
đến trường chỉ là sự bắt buộc nên có những hành vi chống đối, quấy phá
nghịch ngợm.
Hàng năm, trên địa bàn huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình có hàng nghìn
em học sinh lớp 1. Các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm tới việc học tập của
lứa tuổi này tuy nhiên số lượng còn hạn chế và người quan tâm thì chưa có
hiểu hết được tâm lí của con mình, chưa năm bắt được nhu cầu và đặc biệt là
2
sự phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh về việ hỗ trợ rèn
luyện hoạt động học tập của các con chưa hiệu quả vì phụ huynh chưa hiểu
được việc học của các con như thế nào. Nhất là trong bối cảnh học tập theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018, có nhiều điểm thay đổi liên quan đến
sách giáo khoa, nội dung các môn học, thời gian học, phương pháp giảng
dạy… có rất nhiều ý kiến về nội dung sách giáo khoa và chương trình lớp 1,
về hình thức, khối lượng, nhiều giáo viên cho rằng chương trình mới khá
nhanh và nặng, khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều nên mỗi học
sinh sẽ gặp những khó khăn khác nhau khi tham gia vào hoạt động học tập.
Từ những lí do trển, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 trong bối cảnh
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018”.
2
. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của học sinh đầu lớp 1 trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông 2018, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm khắc phục và giảm thiểu
những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1.
3
. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3
.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1.
3
.2. Khách thể nghiên cứu
Tôi nghiên cứu các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Mô – tỉnh Ninh
Bình:
•
Nghiên cứu được tiến hành trên 200 học sinh lớp 1 ở các trường Tiểu
học trên địa bàn huyện Yên Mô – Tỉnh Ninh Bình.
•
Khoảng 20 cha/ mẹ của những em HS này và 10 GV dạy học sinh lớp 1
của những trường khảo sát.
4
. Giả thuyết khoa học
3
Học sinh lớp 1 trên địa bàn huyện Yên Mô – Tỉnh Ninh Bình gặp nhiều khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập trong bối cảnh thực hiện CTGDPT 2018
với các mức độ và biểu hiện khác nhau. Yếu tố khách quan và yếu tố chủ
quan đều là yếu tố quan trọng tác động tới khó khăn tâm lý trong học tập của
học sinh lớp 1. Có thể đề xuất một số biện pháp tác động nhằm khắc phục và
giảm thiểu những KKTL trong hoạt động học tập của HS lớp 1.
5
. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
.1. Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến khó khăn của học sinh lớp 1:
khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1…
5
5
.2. Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh lớp 1, các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của HS lớp 1 trong bối cảnh thực hiện CTGDPT 2018 ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình.
.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giảm thiểu và khắc phục khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 trong bối cảnh
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6
6
. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
.1. Giới hạn khách thể khảo sát
Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu khách thể là:
•
•
•
•
HS lớp 1: 200 HS
Cha mẹ: 20
GV dạy lớp 1: 10 GV
Cụ thể: Ở các trường Tiểu học Yên Từ, trường Tiểu học Yên
Nhân, trường Tiểu học Yên Thịnh
6
.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu và địa điểm
Thời gian: Năm học 2022- 2023