SKKN Đổi mới phương pháp dạy học Toán 6 theo mô hình trường học mới
- Mã tài liệu: BM6186 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 858 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hàm Rồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hàm Rồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới phương pháp dạy học Toán 6 theo mô hình trường học mới” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng
3.2. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên
a. Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới là như thế nào?
b. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên
3.3. Đổi mới về cách học của học sinh
3.4 Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời
Mô tả sản phẩm
- Lí do chọn đề tài:
- Đặt vấn đề:
Để thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triễn phẩm chất, năng lực của người học. Theo tinh thần đổi mới này, trong năm học …………….Sở giáo dục và Đào Tạo tình Long An đã triễn khai mô hình trường học mới VNEN và đã tiến hành thực hiện thí điểm ở một số trường THCS trong tỉnh.
Trong măm học này, bản thân tôi đã đươc tập huấn về mô hình trường học mới và được dự giờ vài tiết dạy mẫu của các đồng nghiệp trong huyện. Tôi rất tâm đắc về vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc… Vì vậy tôi đã tiến hành giảng dạy theo mô hình trường học mới cho lớp 6/1 của trường. Nhưng tôi vẫn bám theo Sách giáo khoa cũ, đồng thời kết hợp với tài liệu hướng dẫn Toán 6. Tôi đã chọn lọc một số bài tập tương tự trong tài liệu hướng dẫn để thay thế các bài tập trong sách giáo khoa cũ cho phù hợp với phương pháp mới nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Bên cạnh đó, đặc điểm của lứa tuổi THCS đặt biệt là học sinh lớp 6, muốn tự mình khám phá, tìm hiểu trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật của thầy cô giáo. Hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động và đồng thời phát triển năng lực tự học của học sinh là một quá trình lâu dài, kiên nhẫn và phải có phương pháp. Tính tích cực, tự giác, chủ động và năng lực tự học của học sinh được thể hiện một số mặt sau:
– Biết tìm ra phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề, khắc phục các tư tưởng rập khuôn, máy móc.
– Có kĩ năng phát hiện những kiến thức liên quan với nhau, nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía cạnh.
– Phải có óc tò mò thích khám phá, luôn đặt ra các câu hỏi tại sao? Do đâu? Như thế nào? Liệu có trường hợp nào nữa không? Các trường hợp khác thì kết luận trên có đúng nữa không? Và phải biết tổng hợp các bài toán liên quan.
– Tính chủ động của học sinh còn thể hiện ở chổ biết nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Có khả năng khai thác một vấn đề mới từ những vấn đề đã biết.
Với những trăn trở đó tôi đã quyết định chọn đề tài: ”Đổi mới phương pháp dạy học toán 6 theo mô hình trường học mới”
- Mục đích của đề tài:
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nói chung mà cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 6. Khác phương pháp dạy học hiện hành, đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy- học cả lớp sang dạy- học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự tìm tòi,phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Lịch sử đề tài:
– Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn của một xã thuộc vùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thoát được nghèo khó, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồng đều thì việc học tập môn toán của học sinh lớp 6 nơi đây vẫn là một điều hết sức trăn trở.
– Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới đang thử nghiệm chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước.
– Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc làm đổi mới của nhà trường.
– Việc hướng dẫn học sinh tự học, tự đánh giá; tự tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác thì giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
- Phạm vi đề tài:
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 6/1 của trường THCS Tân Đông theo mô hình trường học mới. Chủ yếu là phương pháp dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Đồng thời đưa ra phương pháp dạy học phong phú và bổ ích nhằm thúc đẩy việc học tập của học sinh.Giúp học sinh:
– Tự tin, biết cách suy nghĩ khi đọc đề một bài toán.
– Biết cộng tác, hợp tác với mọi người trong quá trình giải toán.
– Có kĩ năng làm việc nhóm khi cần trao dồi để giải quyết một bài toán khó hay là em học sinh khá giỏi có thể phân tích, hướng dẫn lại bài cho các em học yếu.
– Biết quan tâm, có trách nhiệm trong các hoạt động.
– Biết phấn đấu, làm chủ quá trình học tập của mình.
– Có nhiều kĩ năng trong giao tiếp và kĩ năng sống.
- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1.Khảo sát thực trạng đề tài:
Qua nhiều năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và tham khảo học hỏi các đồng nghiệp trong và ngoài huyện tôi nhận ra rằng: – Học sinh yếu toán là do kiến thức còn hỏng, lại lười học, lười suy nghĩ, lười tư duy trong quá trình học tập. – Học sinh làm bài tập rập khuôn, máy móc để từ đó làm mất đi tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân. – Các em ít được củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để làm nền tảng tiếp thu kiến thức mới, do đó năng lực cá nhân không được phát huy hết. – Không ít học sinh thực sự chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.
– Nhiều học sinh hài lòng với lời giải của mình, mà không tìm lời giải khác, không khai thác phát triển bài toán, sáng tạo bài toán nên không phát huy hết tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân.
– Một số giáo viên chưa thực sự lấy học sinh làm trung tâm, chưa quan tâm đến việc khai thác, phát triển, sáng tạo bài toán trong các các giờ luyện tập, tự chọn … Giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương pháp tự học và học theo nhóm. Vì vậy có những bài tập có liên quan đến kiến thức mới giáo viên còn làm thay cho học sinh vì giáo viên sợ học sinh không hiểu bài. Thói quen trước đây giáo viên giảng giải, thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy như trên không rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]