SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17 ôn tập chương – Môn Lịch sử 7
- Mã tài liệu: BM7036 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1855 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hai Bà Trưng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hai Bà Trưng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17 ôn tập chương – Môn Lịch sử 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định nội dung ôn tập và những kỹ năng cần luyện cho học sinh.
2. Xác định đồ dùng, phương tiện trực quan cần thiết, phù hợp cho tiết học.
3. Xác định phương pháp dạy học phù hợp, định hướng thiết kế kiểm tra, đánh giá.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quy luật hoạt động, phát triển của xã hội loài người. Lịch sử cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết về quá khứ, thông qua bài dạy lịch sử người thầy có thể giúp học sinh hiểu được sự phát triển của xã hội loài người, sự hưng thịnh, suy vong của một quốc gia cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay lịch sử của nhân loại. Trên cơ sở đó, người thầy có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, niểm tự hào, tự tôn dân tộc, tiếp thu những giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp- chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã viết: Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói: “Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên…”.
Vì thế lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn lịch sử có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
Để làm được điều đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đã tổ chức nhiều lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, song điều cơ bản là làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, tự học và sáng tạo của học sinh là quan trọng nhất.
Tuy nhiên việc dạy và học lịch sử có một số khó khăn nhất định. Lịch sử là một môn học mà đặc trưng của nó chỉ toàn là những sự kiện, ngày tháng, địa danh…Nó không thể đem ra thí nghiệm, so sánh một cách cụ thể như Hoá học, Vật lý, ngôn ngữ lại không mượt mà, xúc cảm như Văn học… Cho nên, hiện nay bộ môn lịch sử vẫn chưa được nhiều giáo viên chú trọng đầu tư nên hiệu quả giờ học chưa cao, giờ học vẫn còn nặng nề, khô khan, khó gây hứng thú cho người học, người nghe.
Bên cạnh đó thì lịch sử cũng có những thuận lợi nhất định. Môn lịch sử là môn học tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động của con người, về sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người, nghiên cứu về lịch sử. Do đó, có thể nói là do con người tạo ra cho nên nó sẽ mang những đặc điểm nhất định như tính bất ngờ, bí mật, sự hồi hộp, gay cấn, sáng tạo, ý nghĩa…của những diễn biến sự kiện, hiện tượng hay vấn đề lịch sử. Do đó, người thầy khi dạy lịch sử phải biết phát huy, biến thuận lợi đó thành sức mạnh, ưu thế của mình khi lên lớp. Phải lôi cuốn, tạo hứng thú học tập và sự yêu thích môn học cho học sinh. Có vậy chúng ta mới nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn.
Nắm rõ về những khó khăn và thuận lợi đó, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ để tìm cách đổi mới việc dạy và học nhằm gây sự hứng thú, thu hút các em, làm cho các em đều yêu thích giờ học của mình. Với cấu tạo của chương trình lịch sử lớp 7 sau mỗi chương đều có tiết ôn tập. Hơn nữa, là học sinh lớp 7 lứa tuổi rất năng động, thích thể hiện, muốn khẳng định mình trước thầy cô và các bạn nên hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt một số kĩ năng, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện nay cũng như khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích, say mê môn lịch sử. Để làm được điều đó mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, hình thành cho các em hệ thống kiến thức, kỹ năng tổng hợp là một việc làm khó, đòi hỏi người thầy phải thực hiện thường xuyên, liên tục không ngừng nghỉ. Đặc biệt trong các tiết ôn tập chương hoặc ôn tập cuối năm.
Từ thực tế đó, bản thân tôi đã suy nghĩ và tìm cách đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tư duy lo gic của học sinh khi học tiết ôn tập lịch sử và thấy hiệu quả. Chính vì thế tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17 ôn tập chương của môn lịch sử 7”. Với hy vọng đây là một cách dạy học hiệu quả trong các tiết ôn tập giúp các em tích cực, chủ động và ngày càng yêu thích môn học lịch sử hơn.
- Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi muốn giới thiệu tới các đồng nghiệp- những người cùng chuyên môn với tôi tham khảo thêm một số kỹ năng khi dạy các bài ôn tập, bởi đây là dạng bài tổng hợp, khó thiết kế và thường khô khan. Mặt khác, các kiến thức trong bài ôn tập thường đã dạy trước đó, học sinh có thể còn nhớ nhưng ngại trả lời, nếu giáo viên không biết cách khái quát, khai thác và đưa ra những hình thức tổ chức phù hợp nhằm phát huy tính tích cực,chủ động của học sinh thì sẽ khó gây được sự hứng thú trong môn học, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và kém hiệu quả.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Có thể nói, đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, yêu thích và sau đó là tự giác học tập. Qua thử nghiệm, tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết ôn tập. Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm này cho đồng nghiệp với hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cao trong các tiết ôn tập.
Nội dung nghiên cứu là bài 17 ôn tập chương và đối tượng là học sinh 2 lớp 7A và 7B.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp phát vấn.
– Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
– Phương pháp thảo luận nhóm, cặp đôi.
– Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận:
Hiện nay, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đang được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc áp dụng, thử nghiệm các phương pháp dạy học mới cũng đã được thực hiện trong các trường học, tuy nhiên mức độ còn chưa đồng bộ, còn nặng về phương pháp cũ. Sử dụng phương pháp dạy học mới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm “phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tư duy logic của học sinh”, “bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Vì thế, giáo viên cần mạnh dạn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để gây hứng thú trong học tập cho các em và đem lại hiệu quả cao.
Đặc trưng của môn lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách độc lập, khách quan với ý nghĩa của con người. Vì thế, dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” đó cho người học thông qua những chứng cứ, vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Mục đích cuối cùng là giúp cho người học có thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em tự tìm ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]