SKKN Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triên năng lực học sinh (CTST)
- Mã tài liệu: HT2036 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 2 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 921 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triên năng lực học sinh (CTST)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh
2. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc
Mô tả sản phẩm
1. Tên báo cáo biện pháp:
Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triển năng lực học sinh (CTST)
2. Tác giả
– Họ và tên:
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Với bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân thì mục tiêu, nhiệm vụ được quy định trong chương trình đổi mới GDPT 2018 là “giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội, con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật”. Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh”.
Một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học cũng đang chuyển mình đó là môn Tiếng Việt. Không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học công cụ, là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng Tiếng Việt, có kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết thì học sinh mới có thể học tốt các môn khác. Trong đó phân môn “Tập đọc” có thể coi là môn tâm điểm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em.
Qua thực tế dạy học, khi tiếp cận với sách giáo khoa, sử dụng sách giáo khoa và thực hiện dạy-học một số bài tập đọc theo phiên bản mới, nhiều giáo viên có phần lúng túng, khó khăn. Đặc biệt là những bài Tập đọc được dịch từ tác phẩm nước ngoài, có những bài khi chia đoạn, chia phần chỉ ở mức độ tương đối, có đoạn tương đối dài, có đoạn lại chỉ có một câu. Có những bài Tập đọc có số lượng nhân vật trong tác phẩm nhiều, đọc diễn cảm tương đối khó. Hay có những bài Tập đọc khi nói về nội dung chính thì không thể tóm tắt bằng một câu ngắn gọn mà phải diễn đạt bằng một số câu văn dài hơn mới diễn tả được hết ý được. Điều này cũng có phần khó khăn cho cả người dạy và người học.
Để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy-học phân môn Tập đọc; giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng với toàn bộ chương trình tiểu học; dạy và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn phân môn Tập đọc – môn học tạo đà cho mọi môn học với đề tài “Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triển năng lực học sinh (Chân trời sáng tạo)” .
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 1… trường Tiểu học …
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình sách Chân trời sáng tạo, các bài tập đọc cụ thể trong chương trình của lớp, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tập đọc ở lớp 2.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2, góp phần tích cực vào việc giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng hơn với môn học. Đồng thời, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài học Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
1.1. Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh.
a. Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc.
Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ của âm thanh.
Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu phô diễn cảm xúc của bài học. Phải hòa nhập tâm hồn với nội dung bài học, với văn cảnh mới có tình cảm, cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp. Văn bản quy định ngữ điệu đọc cho chúng ta chứ không phải ta áp đặt ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào văn bản. Bài đọc mẫu của giáo viên phải làm sao cho tình cảm sâu lắng, thấm nhập, lây truyền tới học sinh, mở ra không gian liên tưởng, tưởng tượng cho các em.
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập một cách linh hoạt, khéo léo.
Dạy học, hướng dẫn học sinh đọc phải vừa mang tính đại trà vừa mang tính cá thể hóa. Đặc biệt, cần sử dụng triệt để ưu thế của sách giáo khoa với mục tiêu dạy hoạt động giao tiếp cho học sinh. Dùng sách giáo khoa để đọc, để quan sát tranh, phân tích tìm tòi nội dung ý nghĩa,…
Bước 1: Đọc từng câu
Học sinh đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và học sinh cả lớp theo dõi phát hiện những từ học sinh còn đọc sai (khó đọc) để luyện phát âm. Yêu cầu học sinh đọc lại cả câu chứa từ đó để học sinh xác định đúng từ đó trong văn cảnh.
Chẳng hạn: Bài “Danh sách tổ em” (trang 101 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)
Phần ngày sinh “15-3-2014”. Học sinh đọc năm 2014 là “Năm hai không một bốn” là chưa chính xác, nếu học sinh không phát hiện thì giáo viên cần nhắc nhở và đưa ra để các em luyện đọc cho đúng “Năm hai nghìn không trăm mười bốn”, sau đó cho học sinh đọc lại cả dòng tên học sinh có năm sinh đó.
Chú ý khi gặp lời thoại nếu một nhân vật nói nhiều hơn một câu thì nhắc học sinh đọc liền cho hết lời nhân vật, tránh ngắt một lời nói ra làm hai, ba câu để học sinh đọc.
Ví dụ: Bài “Bà tôi” (trang 69 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)
Lời hoài niệm của người bạn về bà: “Tối nào, bà cũng kể chuyện cho tôi nghe. Giọng bà ấm áp đưa tôi vào giấc ngủ. Trong lúc mơ màng, tôi vẫn cảm nhận được bàn tay ram ráp của bà xoa nhẹ trên lưng.”. Đoạn này chỉ để 1 học sinh đọc.
Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp
Từng học sinh đọc từng đoạn nối tiếp đến hết bài đọc (với những văn bản không chia đoạn giáo viên có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để học sinh luân phiên đọc), cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc về phát âm, giọng đọc, ngữ điệu, … Giáo viên tổ chức cho các em đọc kĩ câu dài, câu “chốt” của bài văn để ngắt nghỉ đúng với ý nghĩa của câu đồng thời là cơ sở cho việc hiểu, cảm thụ văn bản.
Ví dụ: Bài “Cánh đồng của bố“ (trang 45 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]