SKKN Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6
- Mã tài liệu: BM6194 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 867 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nhật Tân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nhật Tân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Mục tiêu
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
-Trong tiết dạy đầu tiên, sau khi làm quen với lớp tôi bắt đầu dẫn dắt các em qua các câu hỏi mà bằng những kiến thức đã biết các em có thể trả lời được.
– Bước đầu hình thành kỹ năng làm thí nghiệm và rèn luyện tính trung thực, kĩ luật khi làm thí nghiệm
– Hướng dẫn cách trả lời bài tập định tính Vật lí 6
– Hướng dẫn cách trình bày một bài toán định lượng Vật lí 6
– Hướng dẫn học sinh học các tiết thực hành
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
– Vật lý là một môn khoa học kỷ thuật, ứng dụng rộng rãi trong đời sống thực tiễn. Nên trong xã hội luôn cần có một đội ngũ trẻ am hiểu vận dụng và phát huy các kiến thức đó một cách sâu rộng, nhằm kế thừa lớp người đi trước góp phần xây dựng và phát triển nền văn minh nhân loại .
– Như chúng ta đã biết chương trình học của Học sinh tiểu học đã bước đầu phân hóa các nhóm KHTN và KHXH. Tuy nhiên khi lên khi lên bậc THCS sự phân hóa đó biểu hiện cụ thể và rõ ràng hơn. Các em được học những bộ môn như: Toán, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo Dục Công Dân….Và trong số các môn học đó có môn Vật Lý. Một môn học mà ngay từ cái tên có lẽ nhiều học sinh rất ít lần nghe đến nó giờ lại lại là một môn học chính thức của các trường phổ thông. Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn này, đặc biệt đối với chương trình vật lý lớp 6, tôi nhận thấy một điều là: Học sinh lớp 6 khi bắt đầu tiếp cận với bộ môn này đã gặp khá nhiều khó khăn như : các em không biết Vật lý là môn học nghiên cứu những vấn đề gì? Các em thường lúng túng khi đưa ra cơ sở để giải thích một hiện tượng, rất nhiều em cảm thấy rất khó khăn khi trình bày một bài toán định lượng và đa phần các em chưa có nhiều kỹ năng làm thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm để rút ra nội dung bài học …
– Hơn nữa do cuộc sống xã hội ngày nay có rất nhiều trò chơi quyến rũ trước mắt làm cho học sinh mê chơi lười học. Do sự quan tâm chưa đúng mức của một số phụ huynh đến việc học tập của con em mình làm cho học sinh có thói quen không tư duy trong học tập. Nên khi bước đầu làm quen và học tập môn Vật lý , học sinh tỏ ra thái độ lúng túng khi tiếp cận. Do vật lý là một bộ môn khoa học kỷ thuật. Áp dụng ngay trong thực tiễn nên có tính trừu tượng. Đa số là những hiện tượng thực tế trong cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải có đầu óc tưởng tượng, dự đoán rồi mới thực hiện một bài thực hành chính xác được. Hay nói cách khác hơn học sinh phải nổ lực suy nghĩ mới thực hành tốt nhất .
Nhận thức được vai trò của bộ môn và những khó khăn cần được giải quyết khi giảng dạy bộ môn, qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng đúc rút được một số kinh nghiệm, nhằm giúp các em bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn này xin cùng chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu
– Giúp Học sinh biết được một cách khái quát : Vật lý nghiên cứu những vấn đề gì? Những yêu cầu cần có khi học bộ môn.
– Bước đầu giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng làm thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm theo nhóm.
– Giúp các em biết vận dụng lý thuyết làm một số bài tập định tính và định lượng.
– Giúp các em hình thành kĩ năng trình bày một bài tập định lượng.
- Nhiệm vụ
– Để thực hiện được các mục tiêu trên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi học sinh, tìm hiểu một cách khái quát những kiến thức mà các em đã có khi học môn khoa học tự nhiên ở các lớp tiểu học, tìm hiểu các phương pháp dạy học khơi gợi sự thích thú cũng như tạo thói quen muốn được khám phá, chinh phục kiến thức của các em, tìm hiểu các phương pháp hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và các phương pháp giải các bài tập định tính, định lượng của Vật lí. Bên cạnh đó, nhờ công nghệ thông tin, nhờ những điều được quan sát và tìm hiểu trong thực tế bản thân tôi cũng tích lũy cho mình một số kiến thức bổ ích để giúp bài giảng của mình gắn liền với đời sống thực tiễn hơn, giúp các em có cảm giác vừa mới lạ vừa quen thuộc khi tiếp nhận bài học. Hơn nữa cần phải xác định : trong quá trình giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức cần phải phải thật sự kiên nhẫn và khéo léo trước các tình huống, không nên tạo cho các em có cảm giác quá khó khăn khi học tập bộ môn này.
– Với những vốn hiểu biết trên, tôi đã trãi nghiệm qua thực tế giảng dạy và thấy rằng: Đa phần học sinh đã biết được một cách khái quát môn Vật lý nghiên cứu những vấn đề gì, đã tạo được sự hứng thú cho các em khi lĩnh hội kiến thức bộ môn. Bên cạnh đó bước đầu hình thành cách học bộ môn như: trước khi làm Thí nghiệm các em cần phải xác định mục đích TN, dụng cụ TN và các bước làm TN và cách xử lí thông tin để rút ra nội dung của bài học, các em biết đưa ra cơ sở
( định nghĩa, khái niệm, công thức) để giải thích các hiện tượng vật lí hoặc làm các bài tập định lượng, đồng thời cũng nâng cao được vai trò hoạt động nhóm và ý thức kĩ luật cho Học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu : Các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lý.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu về nội dung được đề cập trong đề tài là một phần kiến thức về môn khoa học tự nhiên lớp 4,5 và toàn bộ kiến thức vật lý lớp 6.
– Đối tượng khảo sát khi thực hiện đề tài là học sinh khối 6 trường THCS Nguyễn Trãi huyện Krông Ana.
– Thời gian nghiên cứu: 3 năm ( năm học …………, …………, …………)
- Phương pháp nghiên cứu
– Để viết đề tài này tôi đã thực hiện một số phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra : phát phiếu học tập để tìm hiểu những khó khăn trong quá trình học tập bộ môn vật lí của học sinh khối 6.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: qua thực tiễn trãi nghiệm các phương pháp dạy học vật lý 6 trong nhiều năm học với nhiều đối tượng học sinh để lựa chon phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: thông qua kết quả lĩnh hội kiến thức ( mức độ hoàn thành các bài tập định tính, định lượng) để có sự điều chỉnh phương pháp dạy học.
– Ngoài ra tôi cũng áp dụng một số phương pháp nữa như: phương pháp nghiên cứu lý luận ( tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS), phương pháp thử nghiệm ( kết hợp một số bài có kiến thức liên quan thành chuyên đề) …
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Môn vật lí THCS có vị trí cầu nối quan trọng, nó vừa phát triển, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã được học ở Tiểu học vừa góp phần góp phần chuẩn bị cho các em những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục con đường học vấn hoặc đi vào lao động sản xuất đòi hỏi những hiểu biết nhất định về vật lí.
Nhằm giúp cho bản thân có được những phuơng pháp giảng dạy phù hợp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh ở độ tuổi 11🡪13, tìm hiểu vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên mà các em đã lĩnh hội ở các lớp tiểu học Thông qua sách vở, qua tự quan sát bản thân rút ra đuợc nhiều điều bổ ích và cần thiết.
- Thực trạng
– Tôi về trường THCS Nguyễn Trãi năm 2006, dưới sự sắp xếp chuyên môn của trường tôi được phân công dạy Vật lí lớp 6 và Vật lí lớp 8. Nếu những tiết dạy vật lí lớp 8 luôn cho tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng vì những gì mình truyền đạt được các em tiếp nhận và vận dụng tốt thì những tiết dạy vật lí lớp 6 luôn cho tôi một cảm giác không hài lòng. Tôi nhận thấy:
+ Với các câu hỏi hoặc bài tập định tính đa số các em chưa biết đưa ra cơ sở (đặc điểm, tính chất, khái niệm, định nghĩa) để trả lời mà chỉ trả lời theo cảm tính.
+ Với các bài tập định lượng đa số các em cảm thấy rất khó khăn khi sử dụng các đại lượng khi tóm tắt. Và khi trình bày thì các em trình bày như một bài toán số học và không toát lên được “tính vật lí” trong đó.
+ Ở các em có sự tò mò khi quan sát các dụng cụ thí nghiệm nhưng lại rất lúng túng khi thực hiện thí nghiệm, khi thu thập thông tin và xử lí thông tin.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]