SKKN Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao – Dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực
- Mã tài liệu: BM7053 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1674 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Diễn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Diễn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao – Dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực
2. Tổ chức các hoạt động dạy học một tác phẩm ”Ca dao- dân ca” theo hướng tích hợp và tích cực
3. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
4. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản
5. Hướng dẫn học sinh tổng kết
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
”Ca dao- dân ca” thuộc thể loại trữ tình dân gian, là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Các văn bản” Ca dao, dân ca” được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 7 THCS đều được chọn lọc kĩ lưỡng và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc nhằm giúp học sinh nhận thức cuộc sống, trõn trọng, tự hào những thành tựu văn học của cha ụng ta- nền tảng cho văn học viết nước nhà, đưa đến những bài học, những suy tưởng, cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm con người. Như vậy, đọc hiểu văn bản ca dao, dân ca không chỉ để biết những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống mà còn để hiểu được những ý tưởng sâu xa nằm ngoài ngôn từ tác phẩm. Đó chính là những tư tưởng, tình cảm và sự đánh giá của chính tác giả dân gian về cuộc sống. Dạy học ca dao, dân ca là bồi đắp, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn cho học sinh. chính vì vậy, người dạy phải thấu hiểu và nắm vững ngôn ngữ học. Mỗi giờ dạy phải biết huy động tổng thể tất cả những hiểu biết đã học về bộ môn Ngữ văn để phân tích giảng giải khi cần thiết, phải vận dụng linh hoạt các hoạt động trong từng tiết bài cụ thể, tránh gò ép học sinh trong khi giảng.
Ngay từ những năm học ở bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với ca dao – dân ca, cấp THCS các em lại tiếp tục tìm hiểu nhưng với số lượng nhiều hơn, cách thức khai thác khác hơn so với Tiểu học. ở lớp 7 các em được học các văn bản ca dao – dân ca thuộc bốn chủ đề:
– Những câu hát về tình cảm gia đình.
– Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
– Những câu hát than thân.
– Những câu hát châm biếm.
Sau khi học xong phần ” Ca dao – dân ca”, mục tiêu cần đạt là: học sinh hiểu và cảm nhận được:
– Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao thuộc bốn chủ đề trên.
– Nắm được một số nét nghệ thuật đặc trưng tiêu biểu của ca dao: cách lập lại những hình ảnh truyền thống, mô típ mở đầu bài ca dao, cách xưng hô phiếm chỉ, cách diễn xướng, cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ lấy từ cuộc sống đời thường, biểu tượng của ngôn ngữ dân gian…
– Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao – dân ca, phân biệt sự khác nhau giữa ca dao – dân ca và những sáng tác bằng thể thơ lục bát.
– Biết cách đọc- hiểu ca dao- dân ca theo đặc trưng của thể loại.
Để học sinh nắm vững, có hứng thú học ca dao- dân ca và đồng thời cũng để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Qua kinh nghiệm dạy nhiều năm, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao- dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực”. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi xin được nghiên cứu dạy học có hiệu quả bài ca dao thuộc chủ đề: ”Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
– Nghiên cứu đề tài là để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào một số giờ dạy học ca dao- dân ca trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì I, từ đó để học sinh có hứng thú và yêu thích học môn Ngữ văn nói chung và học ca dao- dân ca nói riêng, giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
– Nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động dạy học cho tiết bài cụ thể về tiến trình lên lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Xuân Trường – Thọ Xuân, áp dụng vào đề tài: “Giúp học sinh lớp 7 học tốt ca dao- dân ca bằng phương pháp dạy học tích hợp, tích cực”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
– Tham khảo, học tập kinh nghiệm, ý kiến của đồng nghiệp.
– Lấy thực nghiệm việc giảng dạy của bản thân trên lớp về những tiết dạy ca dao, dân ca.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi một tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật thể hiện những tìm tòi, sáng tạo sự nghiền ngẫm của các nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình ảnh của nghệ thuật ngôn từ, và mỗi một tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang ý nghĩa sâu sắc và có ảnh hưởng lâu dài trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm người đọc. Vì vậy, muốn cho các em hiểu được cần tạo tâm hồn yêu thích văn chương .
Trong nhà trường, mục đích chủ yếu là qua phân tích tác phẩm, học sinh cảm nhận, hiểu để tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật cũng như ý nghĩa của tác phẩm đó để nâng cao nhận thức tư tưởng tâm hồn người đọc.
Với ”ca dao-dân ca”, nguồn nuôi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam, đã được coi là một trong những bộ phận quan trọng của chương trình Ngữ văn 7 kì I nói riêng và bộ môn Ngữ văn THCS nói chung.
Làm thế nào để học sinh thực sự hứng thú và yêu thích ca dao-dân ca? Biết suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, rung động trước cái đẹp, cái hay của áng văn chương dân gian? Để làm được điều đó bắt buộc người thầy phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp.
Trên cơ sở đã nói ở trên, tôi đã thực hiện một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy học tác phẩm ”ca dao, dân ca”.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tất cả đều cho rằng: Ca dao- dân ca vốn dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Nhưng dạy như thế nào để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái trữ tình trong áng thơ dân gian và có hứng thú học ca dao- dân ca là rất khó.Bởi vì dung lượng từ ngữ để hiểu trong từng câu ngắn gọn, nhưng hàm ý lại sâu xa.
– Đối với học sinh, các em đã được làm quen với ca dao- dân ca qua lời ru của bà, của mẹ khi còn thơ ấu, rồi đến bậc học Tiểu học, các em cũng đã được học. Vì vậy nhiều em sinh ra tâm lý ”Biết rồi chẳng cần học” .Thế là ngại học, không có hứng thú học và kĩ năng phân tích ca dao là rất kém.
– Về phía giáo viên, nhiều người còn chưa coi trọng việc giảng dạy ca dao-dân ca; chưa nghiên cứu kĩ đặc trưng thể loại ca dao-dân ca; phương pháp dạy học còn chung chung, mơ hồ. Chính vì thế mà đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của áng thơ trữ tình dân gian. Và rồi cái nội dung tư tưởng, tình cảm của áng thơ dân gian ấy không thể nào đọng lại sâu sắc trong tâm hồn học sinh.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn, có nhiều năm dạy khối 7, nên tôi hết sức trăn trở trước những vấn đề nêu trên. Tôi đã hết sức cố gắng nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và đã rút ra phương pháp cụ thể cho việc dạy học ca dao- dân ca theo hướng tích hợp và tích cực vừa để đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận kiến thức của học sinh vừa đáp ứng được sự đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm” Ca dao- dân ca ” nói riêng, tôi đã linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tích hợp.
*, Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực.
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp nghĩa là trong một giờ học, tiết học, đơn vị bài học bao gồm cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn và có nhiều hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho một bài học, tiết học…Giáo viên có thể tích hợp theo chiều ngang, dọc, xa, gần, trong, ngoài.
Ví dụ như khi dạy tiết 9-bài 3: ”Những câu hát về tình cảm gia đình” để tích hợp với phân môn Tiếng Việt. Trong quá trình đọc hiểu văn bản, giáo viên chú ý phân tích các từ láy có sức biểu cảm để chuẩn bị cho học sinh học tiết11- bài 3:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]