SKKN Giúp học sinh yếu kém môn toán ở lớp 7 củng cố các phép toán cộng, trừ thông qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số
- Mã tài liệu: BM7135 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1736 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp học sinh yếu kém môn toán ở lớp 7 củng cố các phép toán cộng, trừ thông qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém
2. Tìm hiểu các nguyên nhân
3. Lập kế hoạch thực hiện
4. Thực hiện các biện pháp khắc phục yếu, kém
5. Các ví dụ cụ thể
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trường THCS & THPT Quan hóa được đóng trên địa bàn xã Thiên Phủ thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh người dân tộc trong trường chiếm hơn 95%. Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vì vậy việc nhận thức về giáo dục rất kém và việc quan tâm đến chuyện học của con em mình là rất ít, hầu hết đều phó mặc cho các thầy, cô giáo trong trường. Ý thức học tập của học sinh chưa cao và chưa có phương pháp học tập phù hợp. Một nguyên nhân cốt lõi nhất đó là các em bị hổng kiến thức cơ bản về môn toán ở bậc tiểu học và kĩ năng viết ở bậc tiểu học chưa phù hợp với cấp THCS. Chính những điều này dẫn đến chất lượng học tập của các em là rất thấp.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy nhiều năm ở miền núi tôi rất hiểu và thông cảm với những khó khăn của các em. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm ra những phương pháp dạy học phù nhất với học sinh để làm sao trong quá trình học các em vừa lĩnh hội bài mới mà vẫn có thể củng cố những kiến thức đã bị hổng. Với mong muốn được nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học trong thực tế và đã có những kết quả khả quan. Vì thế tôi chọn đề tài “ Giúp học sinh yếu kém môn toán ở lớp 7 củng cố các phép toán cộng, trừ thông qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn với sự trao đổi và góp ý của đồng nghiệp tôi đã dạy học thử nghiêm đối với học sinh lớp 7 về phương pháp giúp đỡ học sinh yếu học tốt môn toán và thực tế đã có những kết quả khả quan hơn so với đầu năm học. Theo tôi nếu áp dụng đại trà thì chất lượng học môn toán và các môn học khác của trường sẽ dần nâng cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kiến thức môn toán bậc THCS như đã trình bày đóng vai trò nền tảng. Vì thế khắc phục tình trạng yếu kém môn toán ở bậc THCS là vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân giáo viên dạy toán nào. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thử nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu vừa dạy kiến thức mới đồng thời củng cố các kiến thức đơn giản về các phép toán cộng, trừ trên hệ thống số đã “bị hổng” cho học sinh yếu, kém thuộc lớp 7 của trường . Các kiến thức toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT, sách bổ trợ đảm bảo tính vừa sức đối với các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích, phương pháp củng cố, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp thực hành giải toán.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn toán là một môn học khó, đòi hỏi học sinh phải có nền tảng kiến thức cũ vững chắc, có tính kiên trì, có khả năng tư duy, óc sáng tạo và có tinh thần học hỏi không ngừng. Nhưng những điều này đối với học sinh vùng miền núi là rất khó. Đặc biệt hiện nay nhiều GV chỉ lên lớp chủ yếu là truyền đạt kiến thức mới cho kịp chương trình mà quên việc củng cố lại các kiến thức cũ đã bị hổng của các em HS. Chính vì vậy mà đa số các em học sinh yếu lại càng học yếu và thiếu rất nhiều kĩ năng về học tập môn toán hơn. Với cương vị là giáo viên dạy toán bản thân tôi cũng rất trăn trở với điều này, theo tôi để giúp học sinh học tập được môn toán cần đòi hỏi ở người thầy có kiến thức vững chắc, có phương pháp dạy học phù hợp vừa dạy học kiến thức mới vừa củng cố kiến thức cũ sao cho học sinh có thể nắm được kiến thức mới và được lấp đầy các lỗ hổng về kiến để các em có thể đạt được chất lượng đại trà, khá, giỏi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng hiện nay của việc học tập các môn học nói chung và đặc biệt việc học toán nói riêng của của học sinh trong trường là rất yếu và thiếu rất nhiều kĩ năng. Điều này thể hiện qua kết quả học tập học kì I điểm toán của 37 học sinh lớp 7 rất thấp cụ thể:
Giỏi | Khá | Tb | Yếu | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
1 | 2,7 | 6 | 16,22 | 16 | 43,28 | 13 | 35,1 | 1 | 2,7 |
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém.
Thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học. Qua đó giúp tôi nắm được những đối tượng học sinh yếu kém và những ”lỗ hổng” kiến thức của các em. Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm trong các nhóm đó sẽ có cả học sinh học tốt và học sinh học yếu.. Rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế hoạch dạy học cụ thể để khắc phục dần tình trạng yếu toán.
2.3.2 Tìm hiểu các nguyên nhân
Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến học sinh học yếu đó là:
– Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế.
– Kiến thức của các em đã bị hổng kiến thức ở cấp học dưới: do học sinh lười học, do để đạt kết quả phổ cập của học sinh ở cấp tiểu học mà không cần quan tâm đến chất lượng học tập.
– Do khả năng tiếp thu chậm, khả năng diễn đạt kém.
– Do thiếu phương pháp học tập phù hợp.
2.3.3. Lập kế hoạch thực hiện:
– Khảo sát chất lượng đầu năm học
– Chia nhóm học tập: Trong có cả học sinh yếu kém và HS khá môn toán.
– Hướng dẫn phương pháp học tập: Học ở nhà; học ở trên lớp học. – Soạn giảng bài học chi tiết, rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh.
– Lập đề kiểm tra, đánh giá ở mức độ vừa sức đối với các em.
2.3.4. Thực hiện các biện pháp khắc phục yếu, kém.
* Đối với nội dung kiến thức của chương IV học sinh cần nắm được:
– Về kiến thức:
+ Hiểu được khái niệm biểu thức đại số và các bước tính giá trị biểu thức đại số
+ Biết các khái niệm về đơn thức, đa thức; bậc của đơn thức, đa thức; khái niệm nghiệm của đa thức
– Về kĩ năng:
+ Biết tính giá trị của một biểu thức đại số.
+ Biết xác định bậc của một đơn thức, đa thức ( một biến hoặc nhiều biến); Thu gọn đa thức; biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng, đa thức ( một biến hoặc nhiều biến); biết tìm nghiệm của đa thức một biến.
* Để học sinh yếu kém có thể nắm được nội dung kiến trên là rất khó vì về căn bản các kiến thức về cộng, trừ các phép trên số là không thạo. Vậy để giúp các em có thể nắm được các kiến thức của chương tôi thực hiện các biện pháp sau:
– Học bài mới: GV vừa dạy kiến thức mới đồng thời lồng ghép các bài tập về các phép toán cộng, trừ về số trong bài học. Điều này giúp các em vừa được tiếp thu kiến thức mới vừa được củng cố khắc sâu các phép tính về cộng, trừ trên số. Trong giờ học GV có thể chia nhóm học tập để các học sinh khá giỏi có thể giúp đỡ các học sinh yếu kém. Từ đó tạo ra được bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]