SKKN Hướng dẫn giúp học sinh lớp 7 phát triển, nâng cao và vận dụng các bài tập về toán tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
- Mã tài liệu: BM7159 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1408 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kiên Thọ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kiên Thọ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn giúp học sinh lớp 7 phát triển, nâng cao và vận dụng các bài tập về toán tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Các dạng toán.
Dạng 1: Loại toán chứng minh đẳng thức từ một tỷ lệ thức cho trước
Dạng 2. Tính giá trị của biểu thức
Dạng 3 :Tìm số chưa biết trong dãy tỉ số
Dạng 4: Vận dụng trong giải toán thực tế
Mô tả sản phẩm
Mục lục
TT | Nội dung | Trang |
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lí do chọn đề tài. | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu. | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu. | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lý luận. | |
2.2 | Cơ sở thực tiễn. | |
2.3 | Nội dung vấn đề. | |
2.3.1 | Lý thuyết. | |
2.3.2 | Các giải pháp thực hiện. | |
2.3.3 | Các dạng toán. | |
2.3.3.1 | Dạng 1: Loại toán chứng minh đẳng thức từ một tỷ lệ thức cho trước | |
2.3.3.2 | Dạng 2. Tính giá trị của biểu thức | |
2.3.3.3 | Dạng 3 :Tìm số chưa biết trong dãy tỉ số. | |
2.3.3.4 | Dạng 4: Vận dụng trong giải toán thực tế. | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân đồng nghiệp và nhà trường. | |
3. | Kết luận và kiến nghị | |
3.1 | Kết luận. | |
3.2 | Kiến nghị. |
- Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Toán học ngày nay giữ một vai trò quan trọng đối với cách mạng 4.0. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học toán ở trường phổ thông và kích thích sự ham muốn của học sinh ở mọi lứa tuổi.
Luật Giáo dục 2005 (điều 5) quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[1].
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”[2].
Muốn cho học sinh nhất là học sinh Trung học cơ sở có những tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao đối với từng bài dạy.
Tôi là một giáo viên dạy môn Toán khi được phân công giảng dạy môn toán 7 và dạy đến phần giải toán về tỷ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau thì phần bài tập trong sách giáo khoa phần lớn chỉ tập trung vào một số bài tập cơ bản vì vậy khi mở rộng nâng cao các dạng bài tập học sinh ban đầu thường lúng túng khi tìm phương pháp giải và khi thay đổi điều kiện bài toán ban đầu cũng khó khăn khi tìm cách giải quyết vấn đề từ đó nếu không tháo gỡ được sẽ tạo ra tâm lí ngại và “sợ” loại toán này. Chính vì vậy từ những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được và giúp học trò tự tin và hứng thú học dạng toán này nên tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến với đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 7 mở rộng, phát triển và vận dụng các bài tập về tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Trong quá trình dạy khi học sinh tiếp cận đến phần giải toán về tỷ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau học trò vẫn còn sai lầm trong lời giải, khi gặp các dạng toán hơi phức tạp một chút là các em lại sợ làm không được, có em lại thụ động trong việc giải Toán chỉ cần thay đổi một chút đề bài là khó tìm hướng giải quyết. Để các em dễ tiếp cận các dạng toán như chứng minh đẳng thức từ một tỷ lệ thức cho trước, chia một số thành các phần tỉ lệ với các số cho trước và tìm hai số biết tích và tỉ số của chúng…từ đó có hứng thú, chủ động tìm tòi và sáng tạo với đơn vị kiến thức này và môn Toán học nói chung, tôi đã nghiên cứu SKKN: “Hướng dẫn học sinh lớp 7 mở rộng, phát triển và vận dụng các bài tập về tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”
Giúp học sinh nắm chắc các kiến thức giải toán về tỷ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, áp dụng làm tốt các dạng toán từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó, học sinh có thể vận dụng kiến thức giải toán về tỷ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải các dạng toán khác như (thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên, tìm số hạng chưa biết của một tỷ lệ thức , tìm các số hạng chưa biết khi cho một dãy tỉ số bằng nhau và tổng hoặc hiệu của các số hạng đó, chứng minh đẳng thức,…). Thông qua việc giải bài tập tập sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, kĩ năng quan sát, phán đoán, rèn tính cẩn thận, linh hoạt
Khảo sát, kiểm tra lại chất lượng môn Toán lớp mình dạy trong năm học trước, theo dõi kết quả học tập của các em ở đầu năm học mới, giữa học kì I, kết quả học kì I .
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
– Kiến thức cơ bản của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
– Các dạng toán nâng cao và vận dụng tính chất của tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
– Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
– Phương pháp chuyên gia.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (01-1993), Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhó, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[3]. Vì vậy, ngoài việc nắm vững lý thuyết trên lớp học sinh còn phải vận dụng lý thuyết đó một cách hợp lý, khoa học để giải bài tập. Bài tập Toán nhằm hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập, có niềm tin, phẩm chất đạo đức của người lao động. Bài tập toán nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh đặc biệt là rèn luyện những thao tác tư duy, hình thành những phẩm chất tư duy sáng tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]